Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đốilập. Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinhtrong cuộc sống của bạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÊN ĐỀ BÀI : KIỂM TRA TRIẾT HỌC-MÁC LÊNIN
LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề bài: Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối
lập. Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinh
trong cuộc sống của bạn
1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập.
Lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập"Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu
tranh và thống nhất,vấn đề kết hợp giữa các mặt đối lập đã được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu
hiệnhoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập." Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống nhất
khách quan, từ những quan điểm chung vốn có giữa các mặt đối lập, đồng thời cũng xuất phát từ
nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu
tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại
lợi ích cụ thể cho chủ thể con người. "Có thể nói, khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối
lập trong một mâuthuẫn biện chứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:
-Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất
khách quan vốn có của chúng. Ở đây mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra với tư cách một thể
thống nhất hoàn chỉnh, là sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.-
Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở góc độ này, sự
thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của con người. Nhiệm vụ của
chủ thể là phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn náu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh.
- Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ này, trên cơ sở
nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập của một
mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện
giải quyết mâu thuẫn được tốt. Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là
hành động được tiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng
không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy,thậm chí là tùy
tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là
hoạtđộng tích cực của nhân tố chủ quan, phải dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi
tất yếu của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành việc kết
hợp này. Đồng thời, việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được tính
định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu
tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự
tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết
mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật phát
triển khách quan của xã hội. Sở dĩ như vậy là vì trong thựctế xã hội, không giống như ở giới tự
nhiên, những mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của các lực
lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểu hiện ra là một mặt đại
diện cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kia đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội
phát triển. Trong sự phát triển xã hội, cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với
nhau, đan xen nhau, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát
triển xã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ.Bởi vì, bản thân
cái cũ, dù là nhân tố,về cơ bản, kìm hãm sự phát triển, song không vì thể mà không còn chứa đựng
những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển xã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập –giữa cái
cũ và cái mới – với tính cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô
nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan." Lý luận Mác Lê nin về mối quan hệ biện chứng
giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm ta khuynh, nóng vội,
chủ quan, duy ý chícũng như sự bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ở đây, hoạt
động của con người chủ tự do trong giới hạn nhận thức và làm theo tất yếu khách quan.Theo tinh
thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng mácxít nói
chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là quá trình tự giải quyết. Thuật ngữ tự giải quyết
có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó diễn ra một cách khách quan
đối với con người, đối với một lực lượng xã hội nhất định. Con người không thể xóa bỏ một mâu
thuẫn xã hội, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ có thể tác
động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức
độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó,
con người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiệnmối quan hệ biện
chứng giữa khách quan và chủ quantrong đời sống xã hội, trong sự pháttriển xã hội. "Tóm lại, việc
kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành
được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép". Tuyệt đối đây không phải
là một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện.Thứ
nhất, về mặt khách quan; việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trongcác trường hợp cụ
thể sau:"1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập củanhan
phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp trongmột giới hạn nhất
định. Trong trường hợp này, chủ thể hoạt động có thể thực hiệnviệc kết hợp các mặt đối lập, trong
đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó, nhằmhướng sự giải quyết mâu thuẫn xã hội theo hướng có
lợi cho chủ thể. Việc kết hợpcác mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đây không phải là
hành động xóa bỏnguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức cụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi.Trong trường
hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng,mâu thuẫn xã hội này hoàn
toàn mang tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thựchiện một cách đúng đắn và đem lại hiệu
quả mong muốn cho chủ thể. 2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện
hoàn cảnh xã hội thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và quốc tế). Cụ thể đó phải là những
điềukiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mong muốn. Thậm chí đó
còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếu khách quan, buộc chủ thể phải tiến hành
giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế
hiện nay, về sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… là
những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập.
Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả mong
muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp
này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời
cơ thuận lời của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm
hướng cuộc đấu tranh giữahai mặt đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể. " Vai trò
của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.Việc kết hợp các mặt
đối lập là hành động cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội khách quan, cho nên, đương
nhiên quá trình này ngay từ đầu đã thể hiện và cần phải thể hiện tính định hướng của nó. Nghĩa là,
việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của chủ thể hoạt động.
Song đồng thời, để việc kết hợp này không rơi vào tình trạng là biểu hiện của hoạt động chủ quan
thuần túy, không còn tồn tại với tư cách là sự phản ảnh tính tất yếu khách quan, lại đòi hỏi việc kết
hợp phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với bản chất của các mặt đối lập. Cụ thể là
việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập phải đảm bảo sao cho các mặt đối lập vẫn thực hiện được
cuộc đấu tranh của chung mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của chủ thể. Việc kết hợp các mặt với tư
cách hoạt động chủ quan vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không
phải kết hợp đi tới sự thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa
hoạt động kết hợp các mặt đối lập một cách đúng đắn, có tính khoa học, với những hoạt động kết
hợp phi khoa học, kết hợp sai lầm chủ quan. Nếu xét về hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra
làm ba loại:"Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. Đây là sự kết hợp có
nguyên tắc, đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự phản ánh này phản ánh đúng đắn
tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh. Thứ hai,
đó là sự kết hợp mang tính chiết trung. Sự kết hợp này được thực hiện mộtcách tùy tiện, vô nguyên
tắc. Chủ thể kết hợp đã thực hiện sự kết hợp hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan, kết hợp bất cứ cái
gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Đây là sựkết hợp được tiến hành không dựa trên cơ sở
thống nhất khách quan giữa mặt đối lập. Sự kết hợp chiết trung không đem lại những giá trị đích
thực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương. Đây là sự kết
hợp các mặt đối lậpkhông đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau. Sự kết hợp này thể
hiệnsự nhượng bộ, thỏa vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của chủ thể để có thể đưa sự kếthợp tới kết
quả mong muốn. Kết quả tất yếu của sự kết hợp này là sự thất bại của chủthể hành động." Như
vậy, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội dung, tính chất của một mối
quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như tùy vào điều kiện hoàn cảnh khách quan (trong nước và
ngoài nước), năng lực của chủ thể hoạt động…có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm
để giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ
thể."Từ sự phân tích tư tưởng biện chứng mácxít về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên cho phép rút
ra kết luận sau đây: Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn
trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ
quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân
tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về
tính thống nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng."
2. Vận dụng lý luận này vào cuộc sống.
Hiện nay, tầm quan trọng của việc vận dụng lý luận biện chứng các mặt đối lập vào cuộc
sống là vô cùng quan trọng. Đứng trước các vấn đề khó khăn, cần sự lựa chọn, em vận dụng các
nguyên lý này nhằm giải quyết vấn đề một cách thuận lợi. Và trong cuộc sống của chúng ta chắc
chắn ai cũng sẽ gặp phải những mâu thuẫn trong đời sống và em cũng không ngoại lệ. Em hiện đang
làm bên mảng xăng dầu ngành nhu yếu phẩm hiện nay mà lượng cung ít hơn cầu do xung đột
Ukraine hiện nay làm giá dầu thô lên ngưỡng cao lạm phát xã hội. Những ngày qua giá xăng dầu
tăng giảm bất ổn ảnh hưởng đến việc mua và bán. Ngành kinh tế hiện nay luôn có những cạnh tranh
lớn của những tập đoàn lớn và tư nhân. Đòi hỏi phải luôn tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Từ các lý luận biện chứng kết hợp các mặt đối lập, em sẽ vận dụng vào, xác định các yếu tố
khách quan và chủ quan, giải quyết mâu thuẫn trên. Để có thể giải quyết tối ưu, bản thân em nói
chung và ban lãnh đạo công ty nói riêng cần phải phát triển tư duy sáng tạo và học hỏi từ các người
đi trước không ngừng, phải luôn kham khảo ý kiến khách hàng.
Với những thách thức trên để phát triển kinh doanh thuận lợi ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu hằng năm:
+ Năng cấp kho bãi, mở thêm các chi nhánh có vị trí tìm năng
+Thanh toán điện tư (Momo, Viettel pay, vietcombank, thanh toán thẻ …) dễ dàng đến khách hàng
+ Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng
+ Nhượng quyền thương hiệu đến các huyện xã.