-
Thông tin
-
Quiz
Propen có tên gọi khác là gì? Propen có tham gia phản ứng trùng hợp không? | Hóa học 11
1. Propen có tên gọi khác là gì? A. Propilen. B. Etilen. C. Axetilen. D. Propan. Đáp án đúng A. Propen có tên gọi khác là propilen, propilen là một hợp chất hữu cơ không no, nó có một liên kết đôi và là thành viên đơn giản thứ hai của nhóm hiđrocacbon của anken, nó là một chất khí không màu, có mùi giống dầu mỏ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Hóa Học 11 140 tài liệu
Hóa Học 11 461 tài liệu
Propen có tên gọi khác là gì? Propen có tham gia phản ứng trùng hợp không? | Hóa học 11
1. Propen có tên gọi khác là gì? A. Propilen. B. Etilen. C. Axetilen. D. Propan. Đáp án đúng A. Propen có tên gọi khác là propilen, propilen là một hợp chất hữu cơ không no, nó có một liên kết đôi và là thành viên đơn giản thứ hai của nhóm hiđrocacbon của anken, nó là một chất khí không màu, có mùi giống dầu mỏ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Hóa Học 11 140 tài liệu
Môn: Hóa Học 11 461 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa Học 11
Preview text:
Propen có tên gọi khác là gì? Propen có tham gia phản ứng trùng hợp không?
Propen có tên gọi khác là gì? Propen có tham gia phản ứng trùng hợp không? Công ty Luật Minh Khuê
sẽ giải đáp các thắc mắc này thông qua bài tư vấn dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Propen có tên gọi khác là gì? A. Propilen. B. Etilen. C. Axetilen. D. Propan. Đáp án đúng A.
Propen có tên gọi khác là propilen, propilen là một hợp chất hữu cơ không no, nó có một liên kết đôi
và là thành viên đơn giản thứ hai của nhóm hiđrocacbon của anken, nó là một chất khí không màu, có mùi giống dầu mỏ.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Propilen là một hợp chất hữu cơ không no. Nó có một liên kết đôi và là thành viên đơn giản thứ hai
của nhóm hiđrocacbon của anken. Nó là một chất khí không màu, có mùi giống dầu mỏ. Propilen còn
được biết đến với tến gọi khác là propen.
- Phân tử khối 42,0797 đvC
- Khối lượng riêng 1.81(kg/m3)
- Nhiệt độ nóng chảy: -185,2°C = 87,95 K = -301,36°F
- Nhiệt độ sôi: -47,3°C = 226,15 K = -52,6°F
Propilen nhẹ hơn nước và tan rất ít trong nước 0.61 g/m3. Không hòa tan trong các dung môi phân
cực như nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực hay ít phân cực..
Propilen không có tính dẫn điện.
Một số phản ứng hóa học của propilen
- Phản ứng cộng HBr
CH3-CH=CH2 + HBr → CH3-CH2-CH2-Br
- Phản ứng cộng halogen
CH3CH=CH2 + Br2 → CCl4 CH3CHBrCH2Br
CH3CH=CH2 + Cl2 → CH3CHClCH2Cl
- Phản ứng cộng nước
CH3-CH=CH2 → H2SO4 CH3-CH-CH3OH + H2O
Lưu ý: Nếu dùng nhiều H2SO4, sẽ tạo thành rượu bậc 2:
CH3-CH=CH2 + H2SO4 → CH32CH-OSO3H
CH32CH-OSO3H + H2O → CH32CH-OH + H2SO4
- Phản ứng cộng BH3 (axit lewis)
Axit lewis đơn giản là một muối kim loại hóa trị 3 có thể tiếp nhận một cặp điện tử và tạo ra liên kết
cộng hóa trị phối hợp. Thường dùng là nhôm clorua, sắt(III) clorua, triflorua bo và ytecbi(III) triflo.
2. Propen có tham gia phản ứng trùng hợp không?
Phản ứng trùng hợp (addition polymerization) hay còn gọi là phản ứng trùng hợp chuỗi là phản ứng
tạo thành polyme có mắt xích cơ bản cấu tạo tương tự với monome tham gia phản ứng.
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử có liên kết bội
hoặc là vòng kém bền. Và propen có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Ví dụ: Phương trình phản ứng trùng hợp propen
nCH2=CH−CH3t0,p,xt −−−→ (−CH2−CH(−CH3)−)n
3. Một số phương trình phản ứng với H2
3.1. Phương trình phản ứng của Propen với H2
CH3-CH=CH2 + H2 → CH3–CH2–CH3 (phải có Ni, tº)
C3H6 + H2 → C3H8 (phải có Ni, tº)
Điều kiện để phản ứng C3H6 và H2 xảy ra là: Nhiệt độ, xúc tác niken
3.2. Phản ứng cộng của Anken cộng H2
Trong phân tử anken có liên kết đôi π, liên kết này kém bền (so với liên kết đơn σ) nên Anken có tính
chất đặc trưng là tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa.
Anken phản ứng cộng hidro (Anken + H2)
Khi đun nóng có kim loại niken làm xúc tác, anken kết hợp với hidro tạo thành ankan tương ứng Anken + H2 → Ankan
CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
Tổng quát: CnH2n + H2 → CnH2n+2
4. Một số câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Đáp án đúng: Đáp án D
Câu 2. Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính? A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3. B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Đáp án đúng: Đáp án C
Câu 3. Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít (đktc) chứa bột Ni,
nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol
H2 tham gia phản ứng là A. 0,75 mol B. 0,30 mol C. 0,10 mol D. 0,60 mol
Đáp án đúng: Đáp án C Giải thích: nX = 0,4 mol
Ta có: dX : Y= MY=nY : nX = nY : 0,4= 0,75 ⇒ nY = 0,3 (mol)
=> nH2 phản ứng = n giảm = nX - nY = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
Câu 4: Cho 4,48 lit hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng
bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại thoát ra khỏi dung dịch đem đốt cháy hoàn toàn thu được
6,48 gam nước. Tính % thể tích các chất có trong hỗn hợp. Lời giải:
Số mol hỗn hợp X là : nX = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
Khối lượng bình brom tăng là khối lượng của propen: mpropen = 4,2 gam
Do đó, npropen = 4,2 : 42 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng: C3H6 + Br2 → C3H6Br2
Khí thoát ra gồm: C2H6 và C3H8.
Phương trình phản ứng đốt cháy C2H6 và C3H8
C2H6 + 7/2 O2 - tº→ 2 CO2 + 3 H2O
C3H8 + 5 O2 - tº→ 3 CO2 + 4 H2O
nH2O = 6,48 : 18 = 0,36 mol
Gọi số mol của etan và propan lần lượt là x và y mol Ta có:
x + y = 0,2 - 0,1 = 0,1 (1); 3x + 4 y = 0,36 (2)
Từ (1), (2) ⇒ x = 0,04 và y = 0,06
Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là: %V etan = ; %V propan = %V propen =
Câu 5: Dẫn từ từ 6,72 lit (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom
bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tắng 9,8 gam. Thành phần
phần trăm theo thể tích của etilen trong X là bao nhiêu? Lời giải:
C2H4 (x - mol) và C3H6 (y - mol)
Suy ra: x + y = 6,72 : 22,4 và 28x + 4y = 9,8
Từ đó có: x = 0,2 và y = 0,1 %V C2H4 =
Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng? Lời giải: mX =
⇒ nY = 4,8 : 32 = 0,15 mol
Vậy số mol H2 phản ứng được tính bằng:
nH2 phản ứng = 0,4 - 0,15 = 0,25 mol
Câu 7: Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH = CHCH2Br. Vậy A là gì?
A. 2-metylpenta-1,3-đien.
B. 2-metylpenta-2,4-đien.
C. 4-metylpenta-1,3-đien.
D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Đáp án đúng: Đáp án C
Câu 8: Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn
hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam.
Hiệu suất phản ứng hidro hóa anken bằng bao nhiêu? Lời giải:
nX = 20,16 : 22,4 = 0,9 mol;
nY = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol;
nH2 phản ứng = 0,9 - 0,6 = 0,3 mol;
nanken dư = 2,8 : 28 = 0,1 mol;
nanken bđ = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol
Do đó nH2 bđ = 0,5 mol ⇒ H =
Câu 9: Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua Ni nung nóng, sau một thời
gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y vào bình đựng brom dư, thấy bình brom tăng m gam và thoát ra
khí Z. Đốt cháy hết Z và cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5
gam kết tủa xuất hiện và thấy khối lượng dung dịch giảm 1,36 gam. Tính giá trị của m ? Lời giải:
Khối lượng hỗn hợp X: mX = 0,12.26 + 0,18.2 = 3,48 g
Cho X đi qua Ni nung nóng:
Phương trình phản ứng: C2H2 + H2 → C2H4; C2H2 + 2H2 → C2H6
Hỗn hợp Y gồm: C2H2, C2H4, C2H6 và H2
Cho Y qua bình đựng Br2 dư có C2H2, C2H4 bị giữ lại. Hỗn hợp Z gồm: C2H6 và H2
Phương trình phản ứng:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2;
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Đốt cháy Z thu được CO2 và H2O:
nCO2 = nCaCO3 = 0,05 mol.
mdd giảm = m↓ - (mH2O + mCO2) nên ta có mH2O = 5 - 1,36 - 0,05.44 = 1,44 g
Số mol H2O: nH2O = 1,44 : 18 = 0,08 mol ⇒ mZ = 0,08.2 + 0,05.12 = 0,76 g
Khối lượng bình brom tăng: m = mX - mZ = 3,48 - 0,76 = 2,72 g
Câu 10: Phản ứng cộng giữ but-1-in và H2 theo tỷ lệ mol là 1:1, có chất xúc tác là Pd/PbCO3 thì sản
phẩm hữu cơ thu được có tên là gì? A. But - 1 - en B. Butan C. But - 2 - en
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án đúng: Đáp án A
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.