-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quá trình biên dịch - English | Trường Đại Học Hạ Long
Quá trình biên dịch - English | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
English (ENGL1467) 54 tài liệu
Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Quá trình biên dịch - English | Trường Đại Học Hạ Long
Quá trình biên dịch - English | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: English (ENGL1467) 54 tài liệu
Trường: Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Hạ Long
Preview text:
QUÁ TRÌNH BIÊN DỊCH (PROCESS OF TRANSLATING) I) Tổng quan
*Về mối quan hệ giữa việc dịch với lí thuyết dịch:
-Lý thuyết dịch tạo ra mối liên kết giữa lý thuyết với thực hành. Hay nói cách khác, tài liệu
dịch nên cân bằng giữa việc giữ lại ý nghĩa gốc trong khi vẫn giữ lại được nét tự nhiên cho
người đọc “ngôn ngữ gốc” (Source Language – SL).
*Về việc tiếp cận:
-Tiếp cận dịch thuật nên được thảo luận hơn là áp đặt, cho nên không có quy tắc nào mang tính chắc chắn.
-Có hai bước để dịch. Chọn một trong 2 cách tiếp cận (mỗi bước đều có ưu và nhược điểm) dưới đây:
+Bước 1: Dịch thành từng câu (việc này chỉ hợp với những văn bản dễ dịch và ngắn).
+Bước 2: Dịch toàn bộ văn bản (việc này hợp với những văn bản khó và dài hơn).
II) Quá trình dịch bao gồm 4 cấp độ
*Về cấp độ văn bản:
-Ở cấp độ này, ta dịch theo nghĩa đen các từ có ý nghĩa tương đương từ "ngôn ngữ gốc" sang
"ngôn ngữ dịch". Đó chỉ là cấp độ cơ bản của dịch thuật nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc dịch.
*Về cấp độ tham chiếu:
-Không nên đọc một câu mà không thấy câu đó ở cấp độ tham khảo. Người dịch bắt buộc phải
có khả năng tóm tắt bằng những thuật ngữ không biến cách, để đơn giản hoá trước nguy cơ của
sự quá giản đơn hoá. Với từng câu khi chưa được làm rõ, người dịch nên bổ sung cấp độ ngôn
ngữ, cấp độ văn bản và cả cấp độ tham chiếu. Phải thu được phối cảnh và xây dựng hình ảnh
tham chiếu trong đầu trong khi biến đổi văn bản “ngôn ngữ nguồn” (Source Language) sang
văn bản “ngôn ngữ dịch” (Translate Language).
*Về cấp độ mạch lạc:
‘-Cấp độ này tuân theo cả cấu trúc và tâm trạng (mood) của văn bản: cấu trúc thông qua các từ
liên kết các câu, thường tiến hành từ thông tin đã biết (chủ đề) đến thông tin mới.
-Yếu tố thứ hai ở cấp độ mạch lạc là tâm trạng (mood), yếu tố này được thể hiện như một yếu
tố biện chứng di chuyển giữa cái tích cực và cái tiêu cực, giữa cảm xúc và trung tính. Điều này
có nghĩa là truy tìm mạch văn bản thông qua những đoạn văn có giá trị và không có giá trị có
thể được diễn đạt bằng tân ngữ hoặc danh từ, bằng tính từ hoặc tính chất. 1
-Ở cấp độ thứ 3, theo dõi suy nghĩ thông qua các từ nối, giọng điệu cảm nhận và cảm xúc thông
qua cách diễn đạt có giá trị hoặc không có giá trị; điều này chỉ mang tính thăm dò nhưng có thể
xác định được sự khác biệt giữa một bản dịch nhàm chán dễ gây hiểu lầm và một bản dịch hay.
-Ở cấp độ này, người dịch hãy xem xét lại độ dài của câu, đoạn văn, cách đặt tiêu đề và giọng
điệu của phần kết luận bởi đây là nơi mà những phát hiện của phân tích diễn ngôn có liên quan.
*Về cấp độ tự nhiên:
-Đối với tất cả các văn bản trừ những văn bản đơn giản hoặc có văn phong đặc biệt, người dịch
cần đảm bảo dịch sao cho tự nhiên nhất để vừa ý người đọc và cũng không để người đọc hiểu theo ý tầm thường.
-Sau khi sửa các lỗi đó, người dịch vẫn phải biến đoạn văn đó trở nên tự nhiên, điều này phụ
thuộc vào cấp độ hình thức mà người dịch đã quyết định cho toàn bộ văn bản.
-Với vài văn bản và tài liệu, một số từ và cấu trúc không được tự nhiên hoặc gây ra sự khó
hiểu. Tuy rằng, có nhiều bất cập về từ vựng, một số nhà văn sáng tạo vẫn khiến những độc giả
thường đọc để giải trí cảm thấy không được tự nhiên và người dịch không thể nào thay đổi được điều đó.
-Trong một vài trường hợp cụ thể, người dịch có thể bỏ qua tính tự nhiên hoặc đơn giản hóa
văn bản theo cách sử dụng ngôn ngữ thông dụng của mình.
-Người dịch cũng cần chú ý đến bối cảnh và nguồn gốc của văn bản hoặc tài liệu đang dịch.
Nhiều cách diễn đạt khác nhau có khả năng biến một từ trang trọng thành một từ có ý nghĩa
không chính thức, có ý nghĩa gây hiểu nhầm các luồng thông tin và ngược lại, đặc biệt cần phải chú ý tới:
+Trật tự từ cho mức độ nhấn mạnh.
+Các cấu trúc câu thông thường vì nó có thể được tạo ra theo một cách không tự nhiên khi dịch
nếu không được chú ý nhiều.
+Từ cùng nguồn gốc, với các từ của cả phương Đông và phương Tây, có thể gần giống nhau về
mức độ tự nhiên nhưng cũng có thể có nghĩa khác nhau hoặc có ý nghĩa trái ngược nhau hoặc
nghe có vẻ kỳ quặc và vô nghĩa.
+Sự phù hợp của danh động từ, động từ nguyên thể, động từ và danh từ. +Từ vựng.
-Đọc các văn bản nổi tiếng và nói chuyện với những người nói tiếng Anh là cách tốt nhất để
cảm nhận được sự tự nhiên của ngôn ngữ, và chú ý đến sách thành ngữ vì chúng hiếm khi được
sử dụng để dự đoán nghĩa của các từ cấu thành.
-Thành ngữ có thể được sử dụng cho một số cấu trúc hoặc ngữ pháp để tránh gây ra sự hiểu
lầm hoặc sai sự thật trong nhiều loại văn bản, và một số có thể được dung để đơn giản hóa một 2
khái niệm phức tạp. Tuy nhiên, việc dịch tài liệu hoặc văn bản kế tiếp có thể khó khăn hơn vì
thành ngữ có thể chứa nhiều loại khái niệm và ý nghĩa.
-Đôi khi người dịch cần tra từ trong từ điển được cập nhật thường xuyên để có bản dịch tự
nhiên hơn và không nên dựa vào những gì người dịch cho là mình đúng.
*Việc kết hợp cả 4 cấp độ:
-Sự kết hợp cân bằng giữa 4 cấp độ dựa trên bối cảnh, nội dung tài liệu để truyền tải tính chính
xác, ý nghĩa, tâm trạng, cảm giác, tính chân thực và tự nhiên. *Đơn vị dịch:
-Câu là đơn vị cơ bản của việc dịch theo nghĩa đen. Ta có thể thấy khó hiểu những câu dài và
phức tạp, các từ nên được giữ nguyên bản trong vài trường hợp. Các đơn vị nhỏ hơn khác là
mệnh đề, cụm từ và các từ.
*Bản dịch từ vựng:
-Một từ có thể có nhiều nghĩa dựa theo cách sắp xếp thứ tự hoặc cụm từ hợp nhất và đôi khi
không có từ nào tương đương giữa “ngôn ngữ nguồn” (Source Language) và “ngôn ngữ dịch”
(Translate Language), phải sử dụng cách thay thế để truyền tải ý nghĩa.
*Bản dịch tên riêng:
-Cân nhắc đến việc phân loại cho bất kỳ thị trấn, ngọn núi hoặc dòng sông nào mà độc giả có
thể chưa biết tới. Kiểm tra sự tồn tại của bất kỳ tên địa điểm nào được sử dụng trong các tác
phẩm hư cấu. Phải tra cứu tất cả tên riêng mà mình không biết.
-Cẩn thận với tên riêng trong các văn bản y học: một loại thuốc ở quốc gia này sẽ được bán trên
thị trường dưới tên khác ở quốc gia khác, hoặc nó có thể chỉ là tên của một công thức hóa học như 'aspirin'.
-Trong khoảng thời gian giữa việc dịch và sửa bài, người dịch không nên bỏ qua vấn đề ngôn ngữ của văn bản.
-Không phải lúc nào cũng tìm kiếm từ đồng nghĩa. Sự thay đổi trong trật tự từ có thể là thứ đang cần tìm kiếm.
-Người dịch không thể phân tích hoặc sơ đồ hóa các loại sách tham khảo khác nhau hoặc ký ức
trong tiềm thức của bản thân vì chúng hành động một cách vô thức và là một phần của trí tưởng
tượng. Nếu đủ may mắn, khi nghiền ngẫm thì có thể tìm thấy một giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề. 3