Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh

Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận. Nghệ  thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Nghệ thuật tổ chức và  thực hành các trận đánh lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam
Sinh viên: NGUYỄN ĐỖ TRÀ MY
Mã số sinh viên: 2155220034
Lớp GDQP&AN: 8
Lớp: CÔNG TÁC TỔ CHỨC K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................2
1. Khái niệm nghệ thuật quân sự..................................................................2
2. Khái niệm chiến lược quân sự..................................................................2
3. Khái niệm chiến tranh nhân dân..............................................................3
4. Khái niệm nghệ thuật chiến dịch..............................................................3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM....................................................................................3
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền Nghệ thuật quân sự Việt
Nam................................................................................................................3
1.1. Khái quát truyền thống đánh giặc.........................................................3
1.2. Vài nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam..........4
2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta........................................5
2.1. Tư tưởng, kế sách..................................................................................5
2.2. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh...5
2.3. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị,
ngoại giao và binh vận....................................................................................7
2.4. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc..........8
2.5. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn..............................9
3. Nội dung nghệ thuật quân sự khi có Đảng lãnh đạo..............................10
3.1. Chiến lược quân sự.............................................................................10
3.2. Nghệ thuật chiến dịch.........................................................................12
KẾT LUẬN.......................................................................................................13
2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sục sôi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc,
đất nước ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đỗi oanh liệt
và kiên cường. Những trận đánh đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi
con người Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Những
gì chúng ta đã mất mát, hy sinh dường như là quá lớn. Nhưng trên tất cả, điều
quan trọng nhất là chúng ta phải biết làm những gì xứng đáng với sự hy sinh
của ông cha ta dành cho dân tộc.
Ngày nay, nhìn lại chặng đường đã đi qua của dân tộc Việt nam, chúng ta
không khỏi thán phục, ngưỡng mộ và càng tự hào hơn về truyền thống hào hùng
ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành từ những bước đầu tiên
trong lịch sử chống ngoại xâm của dan tộc ta. Nghệ thuật quân sự ở Việt Nam,
nơi mà thành công xuất phát từ chính con người, con người là nòng cốt chứ
không phải là những máy móc, phương tiện chiến tranh hiện đại. Việt Nam đã
chứng minh cho cả thế giới rằng dân tộc ta đã chiến thắng những nước đế quốc
không phải nhờ may mắn mà chính là sức mạnh, là truyền thống đã được nung
đúc qua nhiều thế hệ con người Việt Nam.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã thông thạo, điêu luyện
trong một trận chiến, một chiến dịch hay trên chiến trường. Nghệ thuật quân sự
không có một khuôn mẫu cụ thể nào, có thể biến hóa liên tục theo từng thời kì.
2. Khái niệm chiến lược quân sự
3
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được
hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận
hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
1
3. Khái niệm chiến tranh nhân dân
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, bảo vệ thành quả cách mạng và nhân dân,
bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc…
2
4. Khái niệm nghệ thuật chiến dịch
“Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và
các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân
sự, khâu nối liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật”.
3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN
SỰ VIỆT NAM
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền Nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.1.Khái quát truyền thống đánh giặc
Dân tộc ta có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào được hun đúc lâu đời
và truyền lại qua bao thế hệ Việt Nam. Đó là một truyền thống lấy nhỏ đánh
lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, một truyền thống anh hùng bất
khuất, thông minh sáng tạo, kiệt xuất, quyết chiến, quyết thắng vì tự do độc lập.
Nhờ đó mà dân tộc ta đã giữ gìn được quê hương đất nước, bảo vệ giống nòi và
bản sắc sau hàng nghìn năm đô hộ. Với nhiều lần bị thực dân và các đế quốc đô
hộ, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua những bước thăng
trầm thịnh suy, nhưng dù ở bất kì thế kỉ, thời đại, giai đoạn nào cũng có chiến
công, chưa bao giờ vắng bóng nguời hào kiệt, chưa lúc nào vắng bóng anh
hùng.
Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm là phải liên tục
chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do
độc lập. Tuy nhiên không gì có thể chống lại được một tinh thần đoàn kết bất
khuất của nhân dân ta. Nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù bằng cả tinh
thần và ý chí, bằng cả trí tuệ và nhân nghĩa Việt Nam. Việt Nam là dân tộc có
1
Trích Quốc phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, NXB Lao Động Việt Nam
– 2005.
2
Trích giáo trình – Tập 2 – Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng
phòng – NXB QĐVN – 2005.
3
Bộ Quốc phòng, , NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2004.Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam
4
truyền thống và tư chất quân sự hết sức đặc biệt. Chính điều đó đã thôi thúc
nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước, không để cho kẻ thù khuất
phục, dân tộc Việt Nam luôn vươn lên với ý chí kiên cường, trí tuệ tài ba và
năng lực sáng tạo rất đa dạng. Tất cả là vì bốn chữ “độc lập dân tộc”!
1.2.Vài nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nghệ thuật quân sự là những hiểu biết về các quy luật, tính chất, nội dung của
chiến tranh, của đấu tranh vũ trang, về những hình thức, phương pháp chuẩn bị
và tiến hành đấu tranh vũ trang theo những quy tắc nhất định để giành thắng lợi.
Nghệ thuật quân sự trước đây chỉ bao gồm chiến lược và chiến thuật.
Chiến lược quân sự, lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật quân sự, là lý luận và
thực tiễn xây dựng, chuẩn bị lực lượng vũ trang cho chiến tranh, trù hoạch và
tiến hành chiến tranh, các hoạt động chiến lược có quan hệ đến toàn cục. Còn
chiến thuật là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu, từ các
phân đội đến các binh đoàn, lớn nhất là các trận hội chiến.
Khái niệm chiến dịch mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX để chỉ một tổng thể các
trận chiến đấu và hội chiến của nhiều binh đoàn. Chấp hành một nhiệm vụ
thống nhất, dưới sự chỉ huy thống nhất, diễn ra trong một khoảng thời gian
thống nhất, theo một ý định thống nhất.
Chiến dịch ra đời khi các phương tiện vận chuyển đã cho phép bộ đội cơ động
trên quy mô lớn, các phương tiện truyền tin đã bảo đảm cho người chỉ huy điều
hành nhiều trận đánh trên phạm vi rộng.
Cho đến nay, nghệ thuật chiến dịch với tư cách là lý luận và thực tiễn chuẩn bị
và thực hành các loại chiến dịch, được công nhận là một bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự. Ở Việt Nam, khái niệm đó mới dùng từ cuối cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Vậy, nghệ thuật quân sự Việt Nam có từ bao giờ? Nói cách khác, Việt Nam có
chiến lược quân sự và chiến thuật quân sự từ bao giờ? - Bằng nhiều chứng tích
lịch sử và khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã thống nhất đi đến kết luận: Nước
Văn Lang thời các vua Hùng được dựng nên sau 1.000 năm thời đại đồ đồng,
với nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn nổi tiếng. Nó đánh dấu thời kỳ tan
rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành xã hội có giai cấp đầu tiến ở
nước ta.
5
2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
2.1.Tư tưởng, kế sách
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân ta đã hình thành nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ
thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động
trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng trên các phương diện tư tưởng
chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc...
Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để
dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi
lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn
bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá
đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực
lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời
cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công...
Về mưu kế đánh giặc:
Mưu là để lừa địch,đánh vào chổ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho
chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta,dành
quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta.
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm
dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết kết hợp chặt
chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết
phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Ông cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến
trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho địch đông mà hóa
ít, mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh,luôn bị tập kích, phục kích, lực
lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”.
2.2.Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là
sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”.
6
Là địa bàn thuận lợi, ưu thế địa hình của nước ta, vận dụng ưu thế Thế:
những khu vực có nhiều bãi cát, rừng rậm, hàng trăm đảo lớn, nhỏ đã tạo nên
địa hình thiên hiểm có giá trị lớn về quân sự. Quân các nước khác đến xâm lược
sẽ gặp các khó khăn. Nguyễn Trãi đã từng nói song núi hiểm trở khiến hai
người có thể chống được trăm người. Địa hình để đánh địch, song cạn để tiêu
diệt, dồn xuống đầm lầy.
Thể hiện trong thực tế là trận đánh Bạch Đằng của Ngô Quyền, sông Bạch
Đằng là cửa phía Đông Bắc Tổ quốc, là một địa hình thiên hiểm, Ngô Quyền đã
nghiên cứu nắm chắc tình hình mọi mặt, chủ động các trận địc cọc hiểm hóc đã
đem đánh bại thủy quân của địch. Tương tự như thế Quan Trung đã tiêu diệt
địch ở đầm Mực. Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lý
trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế
địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
Là cách bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân
các địa phương, cách chọn hướng tiến công và mục tiêu tiến công để tổ chức thế
trận chiến dịch phù hợp đã phát huy được sức mạnh đánh địch. Nguyễn Trãi đã
từng viết người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có
thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn.
Thể hiện trong thực tế là Chiến dịch Biên Giới (Thu Đông) đã cho thấy sự
thành công trong cách chọn hướng tiến công trong kháng chiến chống Pháp, nổi
bật nhất là cách bố trí lực lượng đánh địch tăng viện để tiêu diệt quân địch.
Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2
là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường
trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
”: Là sức mạnh tinh thần và vật chất của từng người, tưng đơn vị, từng Lực
địa phương và cả nước là lực lượng của toàn quân, toàn dân, lực lượng của cách
mạng và kháng chiến không ngừng phát triển. Thực hiện các đường lối lôi cuốn
được tinh thần của toàn dân yêu nước tham gia, “người có tiền góp tiền”,
“người có sức góp sức”. Nhờ đó đã tạo thành sức mạnh to lớn của toàn nhân
dân chống giặc.
Nghệ thuật này đòi hỏi người lãnh đạo chỉ huy phải có tài thao lược, biết phát
huy sức mạnh toàn dân vận dụng nhiều cách đánh tạo ra lợi thế hơn kẻ thù để
tiêu diệt chúng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực và thế luôn kết hợp chặt chẽ cùng tạo điều
kiện cho nhau. Nếu chỉ có lực không thì chưa đủ, không thể đánh thắng được
7
quân địch, mà phải có thế để thúc đẩy, phát huy được tác dụng của lực. Từ đó
cho thấy muốn đánh địch phải được thế tốt thì dù là lực lượng quân sự nhỏ hơn,
vũ khí ít hơn vẫn có thể biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn, yếu trở thành
mạnh và nhất định giành chiến thắng.
2.3.Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại
giao và binh vận
Mặt trận chính trị là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự
vệ của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược. Đòi hỏi phải thường
xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của ta nhằm tập
hợp sức mạnh toàn dân tộc. Mặt trận chính trị hoạt động tốt có vai trò góp phần
tang cường, củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đủ sức lãnh đạo
kháng chiến. Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân,
quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự
Mặt trận quân sự có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi của chiến tranh, là
quá trình tổ chức và xây dựng quân đội, huy động lực lượng, điều động quân ra
trận, là việc tổ chức và hình thành các phương thức tác chiến như: Huy động và
tổ chức lực lượng thực hành các hình thức và thủ đoạn tác chiến. Là mặt trận
quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của
địch tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân
dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Góp phần đánh
vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta. Tư tưởng
xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là giữ vững độc lập dân tộc kết hợp chặt
chẽ với hoạt động quân sự nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đó là cử sứ giả đi
“bàn hoà”, cấp lương thảo cho hàng binh về nước... nhằm ngăn chặn chiến
tranh. Như thời Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) có Quang Bí là người đi sứ đợi
tâu vua 18 năm “Lúc ra đi tóc mây xanh mướt. Lúc trở về râu tuyết bạc phơ”.
Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế
có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn
Trãi đã mở “Hội thề Đông Quan", cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh
nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.
Mặt trận binh vận bên cạnh những thắng to lớn về quân sự ông cha ta còn biết
phát huy cao độ nhân tố chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta; một mặt không ngừng nêu cao bản chất chính nghĩa của
ta, mặt khác không ngừng vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, cô lập
8
phân hoá nội bộ của chúng, làm cho chúng mạnh mà hoá yếu. Kích thích tính
chủ quan kiêu ngạo của tướng địch tạo điều kiện, cơ hội cho mặt trận quân sự
giành thắng lợi, góp phần quan trọng hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta
trong chiến tranh. Đây là một trong những diệu kế mà ông cha ta đã từng sử
dụng trong kháng chiến như: cuộc chiến tranh triều Lê: Nguyễn Trãi đã đặt vấn
đề địch vận lên một vị trí rất cao, ông tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống
“Đánh vào lòng người” như đã nêu trong Bình Ngô Đại Cáo, ngoài ra còn có
trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống, Lý Thường Kiệt đọc bài “Nam Quốc
Sơn hà” để khẳng định chủ quyền.
2.4.Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đác trong nghệ thuật
quân sự của ông cha ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa vũ trang, trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính
chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta,
thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”,
giữ vững độc lập quê hương.
Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân “Một xin rửa sạch nước thù; Hai
xin đem lại nghiệp xa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở
công lệnh này”, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật “lấy đại nghĩa
thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã
thay đổi, phát triển liên tục dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực
hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là
cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng “dập tắt muôn đời
chiến tranh”, “đem lại thái bình muôn thuở”.
Nghệ thuật quân sự trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh trong thời kì thế kỉ
III đến thế kỉ X đã mở đầu cho sự hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành
khởi nghĩa, từ việc so sánh lực lượng giữa ta và địch, vai trò của quần chúng
trong khởi nghĩa và chiến tranh rất quan trọng:
Về tổ chức lực lượng:
- Tổ chức lực lượng: trong các cuộc khởi nghĩa ông cha ta đều tổ chức lực
lượng toàn dân đánh giặc bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân trên mọi
miền của đất nước. Liên kết lại dưới sự thống nhất của một bộ chỉ huy nghĩa
quân để giành lại quyền tự chủ đất nước.
9
- Ngoài ra gồm các lạc tướng lạc hầu, địa chủ phong kiến có tinh thần độc lập
dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là điển hình về một cuộc khởi nghĩa toàn dân
chống xâm lược, biết cách tập hợp và tổ chức lực lượng tham gia khởi nghĩa.
Lời thề chính nghĩa dân tộc đó là nền tảng tư tưởng, là mục tiêu chiến đấu để
hai bà động viên, tập hợp nhân dân khắp nơi đồng lòng hiệp sức đánh giặc khởi
nghĩa Mê Linh, lập tức nhân được sự hưởng ứng của nhiều lạc tướng lạc dân
trong toàn khu vực sông hồng. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa này có đông đảo phụ
nữ tham gia và có nhiều phụ nữ được lịch sử suy tôn là anh hùng dân tộc và dân
gian trong thời đại ấy và được nhân dân làm thần như Man thiện, Diệu Tiên…
Về xây dựng địa bàn khởi nghĩa:
- Cha ông ta đã biết dựa vào địa hình địa thế thuận lợi ở các vùng rừng núi,
nông thôn, đồng bằng để xây dựng địa bàn khởi nghĩa. Từ địa bàn này đã tiến
hành tổ chức lực lượng nổi dậy từ địa phương rồi từng bước mở rộng không
gian địa bàn khắp nơi trong cả nước liên kết với dân chúng nổi dậy tiến công
dồn dập và mãnh liệt, làm cho chính quyền đô hộ hoang mang và sụp đổ.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trên 56 huyện thành từ đất Mê Linh và
lan rộng khắp nơi Giao Chỉ bắc bộ Cửu Chân Thanh Hóa phong trào tỏa xuống
phía nam lên phía bắc lôi kéo nhân dân ở khắp các quận Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
cùng nhất tề đứng lên lật đổ ách đô hộ của thế lực phong kiến Hán tộc.
Tóm lại nghệ thuật tổ chức lực lượng và xây dựng địa bàn khởi nghĩa đã biểu
hiện rõ nét trong các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đông đảo
các thành viên thuộc tầng lớp người việt, từ các tướng, thủ lĩnh địa phương, đặc
biệt là phụ nữ trong nước. Địa bàn, không gian khởi nghĩa mở rộng khắp nơi,
khắp các địa phương, trên nhiều châu huyện cả nước cũng là nguyên nhân khiến
kẻ thù không thể tập trung lực lượng để đàn áp nghĩa quân.
2.5.Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và tiến hành các trận
đánh quyết định để giải phóng đất nước, chấm dứt chiến tranh.
Trong giai đoạn này ông cha ta đã triệt để lợi dụng địa hình và nắm chắc quy
luật của tự nhiên để đánh giặc, đặc biệt là quy luật thủy văn để tổ chức các trận
đánh trên sông và trên biển.
Về đối tượng tác chiến đó là toàn bộ binh thuyền lớn của địch do Hoàng Thao
chỉ huy gồm hàng vạn quân với hàng trăm thuyền cỡ lớn.
10
Về địa bàn tác chiến Ngô Quyền chọn một cửa sông mà khả năng quân địch sẽ
tiến vào để bố trí trận địa mai phục đó là cửa sông Bạch Đằng, nơi có địa thế
hiểm trở có thể bố trí một trận thủy chiến. Sử chép sông Bạch Đằng còn có tên
là sông Vân Cừ, ở đó có nhiều núi cao ngất nhiều nhánh đổ lại. Sông cồn nam
giáp tận chân trời cây cối um tùm che lấp bờ biền thực là một là hiểm yếu về
đường thủy.
Về cách đánh Ngô Quyền chủ trương bố trí trận địa cọc gỗ bịt sắt đóng ngầm
dưới nước để cản phá và vây hãm thuyền giặc. Đợi thủy triều lên quân ta sẽ
khiêu chiến, dụ địch vào sâu phía trongn hàng cọc rồi tiến công ra tiệu diệt
chúng.
Về tổ chức bố trí lực lượng đánh địch: lực lượng chiến đấu sẽ có hai bộ phận
đó là một bộ phận nhỏ với những thuyền chiến nhỏ và nhẹ khiêu chiến và nhử
địch còn phần lớn quân thủy bộ bố trí mai phục để tiến công tiêu diệt khi chúng
đã lọt vào trận địa cọc ngầm.
Trận địa cọc nhầm trên sông Bạch Đằng được chia làm ba đợt hết sức sáng
tạo, độc đáo của nghệ thuật thủy chiến của quân dân ta do Ngô Quyền khởi
xướng, chiến thắng Bạch Đằng Giang khẳng định sức mạnh của quân dân ta
khong những bằng tác chiến du kích mà còn cả tác chiến chính quy, không
những trên bộ mà cả trên sông biển. Đó là một bước phát triển hết sức đáng chú
ý trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta.
3. Nội dung nghệ thuật quân sự khi có Đảng lãnh đạo
3.1.Chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã kế thừa những tinh
hoa trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta, đã phát triển một bước nhảy vọt
với ba đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, kháng chiến thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chiến lược quân sự Việt
Nam đã được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến
Đây là vấn đề quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược
quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó
hiệu quả nhất.
Vào thời điểm nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, lúc đó nhiều kẻ thù như
quân đội Anh, Tưởng, Ấn Độ, Nhật, Pháp đều xuất hiện với một mục đích
chung là loại bỏ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ. Đối mặt với tình
11
hình đó, Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của cách mạng Việt Nam
chính là thực dân Pháp.
=> Đây là tư duy chính xác, khoa học của Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh trong
thời điểm lịch sử “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi đế quốc Mĩ không chịu kí Hiệp
định Giơnevơ, tạo cớ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt
Nam, Đảng ta đã nhận định, đế quốc Mĩ đang dần trở thnahf kẻ thù trực tiếp,
nguy hiểm của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
=> Đây là sự phán đoán chính xác trong xác định kẻ thù của cách mạng nói
chung và của chiến lược quân sự nói riêng.
Đánh giá đúng kẻ thù
Bước vào kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng địch, có thể nhận định
rằng quân ta và địch hết sức chênh lệch. Đảng ta đã phân tịch, chỉ ra sự phát
triển trong so sánh lực lượng và cho rằng: “Lực lượng cua Pháp như Mặt Trời
lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ”, còn “lực lượng ta ngày
càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến…”
4
Đối với đế quốc Mĩ, dù có quân đông, súng tốt, tiền nhiều, nhưng chúng có
điểm yếu căn bản là đi xâm lược, bị nhân dân thế giới và ngay cả nhân dân nước
Mĩ phản đối, Đảng ta đã đánh giác đúng kẻ thù, đưa ra nhận định “Mĩ giàu
nhưng không mạnh”.
=> Một tư duy chính xác, khoa học vượt trên mọi tư duy của thời đại trong thời
điểm lịch sử. Từ những nhận định của Đảng ta, chiến lược quân sự Việt Nam đã
được tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ.
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao
trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất nhưng
hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
- Mở đầu chiến tranh:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ta mở đầu chiến tranh
đều vào những thời điểm đáp ứng mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử, do đó có
sức lôi cuốn toàn dân tộc và có sức thuyết phục cao trên trường quốc tế.
Kháng chiến chống Pháp, mở đầu chiến tranh ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đây là thời điểm ta không thể
4
Trích , NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 3.Giáo trình Lịch sử quân sự
12
lùi bước sau những hành động thiện chí… Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một
lần nữa…”.
- Kết thúc chiến tranh:
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng lợi
ở chiến dịch Điện Biên Phủ
Tính đến nắm 1953, 8 năm liên tiếp thực dân Pháp thất bại nặng nề trên chiến
trường Đông Dương, hàng vạn binh lính Pháp bỏ mạng.
Nội bộ chính quyền Pháp lục đục: Chính phủ Pháp 7 lần thay đổi cao ủy, 8 lần
thay đổi tổng chỉ huy quân đội tại Đông Dương.
Kinh tế Pháp càng ngày càng khó khăn, lệ thuộc vào Mỹ có lúc lên tới 73%.
=> Chủ động đánh địch, kết thúc chiến tranh trên mặt trận Điện Biên Phủ.
Phương châm tiến hành chiến tranh
Để chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta về nhiều
mặt như kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ, Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các
mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,… trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò
quan trọng nhất.
Quán triệt và thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện với tinh
thần “tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính”, nhưng khánh
chiến lâu dài không đồng nghĩa với kéo dài vô thời hạn, mà phải biết lực chọn
thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
3.2.Nghệ thuật chiến dịch
Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận hợp
thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam toàn diện, tập trung những vấn đề chủ
yếu sau.
Loại hình chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, quân đội nhân dân Việt Nma và
các lực lượng vũ trang đã tổ chức và thực hành các loại hình chiến dịch:
- Chiến dịch tiến công. Ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Nghệ thuật chiến dịch tiến công có bước phát triển nhảy vọt đỉnh cao và thể
hiện tập trung nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nét nghệ thuật chiến dịch
13
phát triển cao trong chiến dịch này thể hiện xác định đúng phương châm tác
chiến chiến dịch “đánh chắc tiến chắc”; phát huy cao nhất sức mạnh tổ chức của
các binh chủng, đánh dứt điểm từng trận then chốt.
- Chiến dịch phản công. Ví dụ: Chiến dịch Phản công đường số 9 Nam Lào nắm
1971.
Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào xuân 1971 đánh dấu sự phát triển
mới của nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn đánh thắng chiến lược “ Việt
Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Đây là một chiến dịch mà trong tổ chức, thực
hành có dự kiến kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ trước với quy mô lực lượng
lớn. Nét nghệ thuật nổi lên là: Dự kiến đúng các hướng tiến công của địch, đánh
giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng; sớm có kế hoạch và triển khai mọi mặt
cho chiến dịch, lập thế trận ta, phá thế trận địch.
- Chiến dịch phòng ngự. Ví dụ: Chiến dịch Phòng ngự Cánh Đồng Chum.
- Chiến dịch phòng không. Ví dụ: Chiến dịch Phòng không Hà Nội, 1972.
- Chiến dịch tiến công tổng hợp. Ví dụ: Chiến dịch Tiến công tổng hợp Khu 8.
KẾT LUẬN
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng
và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã viết lên những trang sử hào hùng của dân
tộc Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, nghệ thuật quân sự ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật chiến tranh
nhân dân, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh…
Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vẫn còn giữ nguyên giá trị để
chúng ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
thời kì mới.
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha ta, ta quyền tự hào
về tinh thần, về ý chí để bảo vệ non sông đất nước. Ngày nay, đất nước đang
đẩy mạnh công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ thù còn đó và chúng đang tìm mọi thủ đoạn để
xóa bỏ chế độ hội chủ nghĩa nước ta. Mỗi chúng ta cần phải phát huy tinh
thần tự lực, bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước. Mặt khác, phải phấn đấu,
dưỡng để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc
cần.
14
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quốc phòng an ninh.
2. Bài giảng Nghệ thuật quân sự Việt Nam – Đại học Huế.
3. Mấy nét tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam phần III
(Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.)
4. Nét độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam (Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam).
5. Một số nguồn tài liệu khác.
| 1/15

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam
Sinh viên: NGUYỄN ĐỖ TRÀ MY
Mã số sinh viên: 2155220034 Lớp GDQP&AN: 8
Lớp: CÔNG TÁC TỔ CHỨC K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................2
1. Khái niệm nghệ thuật quân sự..................................................................2
2. Khái niệm chiến lược quân sự..................................................................2
3. Khái niệm chiến tranh nhân dân..............................................................3
4. Khái niệm nghệ thuật chiến dịch..............................................................3 II.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM....................................................................................3
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền Nghệ thuật quân sự Việt
Nam................................................................................................................3
1.1. Khái quát truyền thống đánh giặc.........................................................3
1.2. Vài nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam..........4
2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta........................................5
2.1. Tư tưởng, kế sách..................................................................................5
2.2. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh...5
2.3. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị,
ngoại giao và binh vận....................................................................................7
2.4. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc..........8
2.5. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn..............................9
3. Nội dung nghệ thuật quân sự khi có Đảng lãnh đạo..............................10
3.1. Chiến lược quân sự.............................................................................10
3.2. Nghệ thuật chiến dịch.........................................................................12
KẾT LUẬN.......................................................................................................13 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sục sôi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”.

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc,
đất nước ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đỗi oanh liệt
và kiên cường. Những trận đánh đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi
con người Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Những
gì chúng ta đã mất mát, hy sinh dường như là quá lớn. Nhưng trên tất cả, điều
quan trọng nhất là chúng ta phải biết làm những gì xứng đáng với sự hy sinh
của ông cha ta dành cho dân tộc.
Ngày nay, nhìn lại chặng đường đã đi qua của dân tộc Việt nam, chúng ta
không khỏi thán phục, ngưỡng mộ và càng tự hào hơn về truyền thống hào hùng
ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành từ những bước đầu tiên
trong lịch sử chống ngoại xâm của dan tộc ta. Nghệ thuật quân sự ở Việt Nam,
nơi mà thành công xuất phát từ chính con người, con người là nòng cốt chứ
không phải là những máy móc, phương tiện chiến tranh hiện đại. Việt Nam đã
chứng minh cho cả thế giới rằng dân tộc ta đã chiến thắng những nước đế quốc
không phải nhờ may mắn mà chính là sức mạnh, là truyền thống đã được nung
đúc qua nhiều thế hệ con người Việt Nam. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã thông thạo, điêu luyện
trong một trận chiến, một chiến dịch hay trên chiến trường. Nghệ thuật quân sự
không có một khuôn mẫu cụ thể nào, có thể biến hóa liên tục theo từng thời kì.
2. Khái niệm chiến lược quân sự 3
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được
hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận
hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.1
3. Khái niệm chiến tranh nhân dân
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, bảo vệ thành quả cách mạng và nhân dân,
bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc… 2
4. Khái niệm nghệ thuật chiến dịch
“Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và
các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân
sự, khâu nối liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật”.3 II.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền Nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.1.Khái quát truyền thống đánh giặc
Dân tộc ta có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào được hun đúc lâu đời
và truyền lại qua bao thế hệ Việt Nam. Đó là một truyền thống lấy nhỏ đánh
lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, một truyền thống anh hùng bất
khuất, thông minh sáng tạo, kiệt xuất, quyết chiến, quyết thắng vì tự do độc lập.
Nhờ đó mà dân tộc ta đã giữ gìn được quê hương đất nước, bảo vệ giống nòi và
bản sắc sau hàng nghìn năm đô hộ. Với nhiều lần bị thực dân và các đế quốc đô
hộ, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua những bước thăng
trầm thịnh suy, nhưng dù ở bất kì thế kỉ, thời đại, giai đoạn nào cũng có chiến
công, chưa bao giờ vắng bóng nguời hào kiệt, chưa lúc nào vắng bóng anh hùng.
Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm là phải liên tục
chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do
độc lập. Tuy nhiên không gì có thể chống lại được một tinh thần đoàn kết bất
khuất của nhân dân ta. Nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù bằng cả tinh
thần và ý chí, bằng cả trí tuệ và nhân nghĩa Việt Nam. Việt Nam là dân tộc có
1 Trích Quốc phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, NXB Lao Động Việt Nam – 2005.
2 Trích giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng – Tập 2 – Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc phòng – NXB QĐVN – 2005.
3 Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2004. 4
truyền thống và tư chất quân sự hết sức đặc biệt. Chính điều đó đã thôi thúc
nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước, không để cho kẻ thù khuất
phục, dân tộc Việt Nam luôn vươn lên với ý chí kiên cường, trí tuệ tài ba và
năng lực sáng tạo rất đa dạng. Tất cả là vì bốn chữ “độc lập dân tộc”!
1.2.Vài nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nghệ thuật quân sự là những hiểu biết về các quy luật, tính chất, nội dung của
chiến tranh, của đấu tranh vũ trang, về những hình thức, phương pháp chuẩn bị
và tiến hành đấu tranh vũ trang theo những quy tắc nhất định để giành thắng lợi.
Nghệ thuật quân sự trước đây chỉ bao gồm chiến lược và chiến thuật.
Chiến lược quân sự, lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật quân sự, là lý luận và
thực tiễn xây dựng, chuẩn bị lực lượng vũ trang cho chiến tranh, trù hoạch và
tiến hành chiến tranh, các hoạt động chiến lược có quan hệ đến toàn cục. Còn
chiến thuật là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu, từ các
phân đội đến các binh đoàn, lớn nhất là các trận hội chiến.
Khái niệm chiến dịch mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX để chỉ một tổng thể các
trận chiến đấu và hội chiến của nhiều binh đoàn. Chấp hành một nhiệm vụ
thống nhất, dưới sự chỉ huy thống nhất, diễn ra trong một khoảng thời gian
thống nhất, theo một ý định thống nhất.
Chiến dịch ra đời khi các phương tiện vận chuyển đã cho phép bộ đội cơ động
trên quy mô lớn, các phương tiện truyền tin đã bảo đảm cho người chỉ huy điều
hành nhiều trận đánh trên phạm vi rộng.
Cho đến nay, nghệ thuật chiến dịch với tư cách là lý luận và thực tiễn chuẩn bị
và thực hành các loại chiến dịch, được công nhận là một bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự. Ở Việt Nam, khái niệm đó mới dùng từ cuối cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Vậy, nghệ thuật quân sự Việt Nam có từ bao giờ? Nói cách khác, Việt Nam có
chiến lược quân sự và chiến thuật quân sự từ bao giờ? - Bằng nhiều chứng tích
lịch sử và khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã thống nhất đi đến kết luận: Nước
Văn Lang thời các vua Hùng được dựng nên sau 1.000 năm thời đại đồ đồng,
với nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn nổi tiếng. Nó đánh dấu thời kỳ tan
rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành xã hội có giai cấp đầu tiến ở nước ta. 5
2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta 2.1.Tư tưởng, kế sách
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân ta đã hình thành nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ
thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động
trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng trên các phương diện tư tưởng
chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc...
Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:
Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để
dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi
lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn
bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá
đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực
lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời
cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công...
Về mưu kế đánh giặc:
Mưu là để lừa địch,đánh vào chổ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho
chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta,dành
quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta.
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm
dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết kết hợp chặt
chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết
phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Ông cha ta đã phát triển mưu kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến
trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho địch đông mà hóa
ít, mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh,luôn bị tập kích, phục kích, lực
lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”.
2.2.Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là
sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. 6
Thế: Là địa bàn thuận lợi, ưu thế địa hình của nước ta, vận dụng ưu thế
những khu vực có nhiều bãi cát, rừng rậm, hàng trăm đảo lớn, nhỏ đã tạo nên
địa hình thiên hiểm có giá trị lớn về quân sự. Quân các nước khác đến xâm lược
sẽ gặp các khó khăn. Nguyễn Trãi đã từng nói song núi hiểm trở khiến hai
người có thể chống được trăm người. Địa hình để đánh địch, song cạn để tiêu
diệt, dồn xuống đầm lầy.
Thể hiện trong thực tế là trận đánh Bạch Đằng của Ngô Quyền, sông Bạch
Đằng là cửa phía Đông Bắc Tổ quốc, là một địa hình thiên hiểm, Ngô Quyền đã
nghiên cứu nắm chắc tình hình mọi mặt, chủ động các trận địc cọc hiểm hóc đã
đem đánh bại thủy quân của địch. Tương tự như thế Quan Trung đã tiêu diệt
địch ở đầm Mực. Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lý
trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế
địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
Là cách bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân
các địa phương, cách chọn hướng tiến công và mục tiêu tiến công để tổ chức thế
trận chiến dịch phù hợp đã phát huy được sức mạnh đánh địch. Nguyễn Trãi đã
từng viết người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có
thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn.
Thể hiện trong thực tế là Chiến dịch Biên Giới (Thu Đông) đã cho thấy sự
thành công trong cách chọn hướng tiến công trong kháng chiến chống Pháp, nổi
bật nhất là cách bố trí lực lượng đánh địch tăng viện để tiêu diệt quân địch.
Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2
là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường
trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
Lực”: Là sức mạnh tinh thần và vật chất của từng người, tưng đơn vị, từng
địa phương và cả nước là lực lượng của toàn quân, toàn dân, lực lượng của cách
mạng và kháng chiến không ngừng phát triển. Thực hiện các đường lối lôi cuốn
được tinh thần của toàn dân yêu nước tham gia, “người có tiền góp tiền”,
“người có sức góp sức”. Nhờ đó đã tạo thành sức mạnh to lớn của toàn nhân dân chống giặc.
Nghệ thuật này đòi hỏi người lãnh đạo chỉ huy phải có tài thao lược, biết phát
huy sức mạnh toàn dân vận dụng nhiều cách đánh tạo ra lợi thế hơn kẻ thù để tiêu diệt chúng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực và thế luôn kết hợp chặt chẽ cùng tạo điều
kiện cho nhau. Nếu chỉ có lực không thì chưa đủ, không thể đánh thắng được 7
quân địch, mà phải có thế để thúc đẩy, phát huy được tác dụng của lực. Từ đó
cho thấy muốn đánh địch phải được thế tốt thì dù là lực lượng quân sự nhỏ hơn,
vũ khí ít hơn vẫn có thể biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn, yếu trở thành
mạnh và nhất định giành chiến thắng.
2.3.Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận
Mặt trận chính trị là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự
vệ của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược. Đòi hỏi phải thường
xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của ta nhằm tập
hợp sức mạnh toàn dân tộc. Mặt trận chính trị hoạt động tốt có vai trò góp phần
tang cường, củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đủ sức lãnh đạo
kháng chiến. Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân,
quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự
Mặt trận quân sự có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi của chiến tranh, là
quá trình tổ chức và xây dựng quân đội, huy động lực lượng, điều động quân ra
trận, là việc tổ chức và hình thành các phương thức tác chiến như: Huy động và
tổ chức lực lượng thực hành các hình thức và thủ đoạn tác chiến. Là mặt trận
quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của
địch tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân
dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Góp phần đánh
vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta. Tư tưởng
xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là giữ vững độc lập dân tộc kết hợp chặt
chẽ với hoạt động quân sự nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đó là cử sứ giả đi
“bàn hoà”, cấp lương thảo cho hàng binh về nước... nhằm ngăn chặn chiến
tranh. Như thời Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) có Quang Bí là người đi sứ đợi
tâu vua 18 năm “Lúc ra đi tóc mây xanh mướt. Lúc trở về râu tuyết bạc phơ”.
Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế
có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn
Trãi đã mở “Hội thề Đông Quan", cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh
nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.
Mặt trận binh vận bên cạnh những thắng to lớn về quân sự ông cha ta còn biết
phát huy cao độ nhân tố chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta; một mặt không ngừng nêu cao bản chất chính nghĩa của
ta, mặt khác không ngừng vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, cô lập 8
phân hoá nội bộ của chúng, làm cho chúng mạnh mà hoá yếu. Kích thích tính
chủ quan kiêu ngạo của tướng địch tạo điều kiện, cơ hội cho mặt trận quân sự
giành thắng lợi, góp phần quan trọng hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta
trong chiến tranh. Đây là một trong những diệu kế mà ông cha ta đã từng sử
dụng trong kháng chiến như: cuộc chiến tranh triều Lê: Nguyễn Trãi đã đặt vấn
đề địch vận lên một vị trí rất cao, ông tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống
“Đánh vào lòng người” như đã nêu trong Bình Ngô Đại Cáo, ngoài ra còn có
trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống, Lý Thường Kiệt đọc bài “Nam Quốc
Sơn hà” để khẳng định chủ quyền.
2.4.Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đác trong nghệ thuật
quân sự của ông cha ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa vũ trang, trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính
chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta,
thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”,
giữ vững độc lập quê hương.
Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân “Một xin rửa sạch nước thù; Hai
xin đem lại nghiệp xa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở
công lệnh này”, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật “lấy đại nghĩa
thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã
thay đổi, phát triển liên tục dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực
hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là
cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng “dập tắt muôn đời
chiến tranh”, “đem lại thái bình muôn thuở”.
Nghệ thuật quân sự trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh trong thời kì thế kỉ
III đến thế kỉ X đã mở đầu cho sự hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành
khởi nghĩa, từ việc so sánh lực lượng giữa ta và địch, vai trò của quần chúng
trong khởi nghĩa và chiến tranh rất quan trọng:
Về tổ chức lực lượng:
- Tổ chức lực lượng: trong các cuộc khởi nghĩa ông cha ta đều tổ chức lực
lượng toàn dân đánh giặc bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân trên mọi
miền của đất nước. Liên kết lại dưới sự thống nhất của một bộ chỉ huy nghĩa
quân để giành lại quyền tự chủ đất nước. 9
- Ngoài ra gồm các lạc tướng lạc hầu, địa chủ phong kiến có tinh thần độc lập dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là điển hình về một cuộc khởi nghĩa toàn dân
chống xâm lược, biết cách tập hợp và tổ chức lực lượng tham gia khởi nghĩa.
Lời thề chính nghĩa dân tộc đó là nền tảng tư tưởng, là mục tiêu chiến đấu để
hai bà động viên, tập hợp nhân dân khắp nơi đồng lòng hiệp sức đánh giặc khởi
nghĩa Mê Linh, lập tức nhân được sự hưởng ứng của nhiều lạc tướng lạc dân
trong toàn khu vực sông hồng. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa này có đông đảo phụ
nữ tham gia và có nhiều phụ nữ được lịch sử suy tôn là anh hùng dân tộc và dân
gian trong thời đại ấy và được nhân dân làm thần như Man thiện, Diệu Tiên…
Về xây dựng địa bàn khởi nghĩa:
- Cha ông ta đã biết dựa vào địa hình địa thế thuận lợi ở các vùng rừng núi,
nông thôn, đồng bằng để xây dựng địa bàn khởi nghĩa. Từ địa bàn này đã tiến
hành tổ chức lực lượng nổi dậy từ địa phương rồi từng bước mở rộng không
gian địa bàn khắp nơi trong cả nước liên kết với dân chúng nổi dậy tiến công
dồn dập và mãnh liệt, làm cho chính quyền đô hộ hoang mang và sụp đổ.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trên 56 huyện thành từ đất Mê Linh và
lan rộng khắp nơi Giao Chỉ bắc bộ Cửu Chân Thanh Hóa phong trào tỏa xuống
phía nam lên phía bắc lôi kéo nhân dân ở khắp các quận Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
cùng nhất tề đứng lên lật đổ ách đô hộ của thế lực phong kiến Hán tộc.
Tóm lại nghệ thuật tổ chức lực lượng và xây dựng địa bàn khởi nghĩa đã biểu
hiện rõ nét trong các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đông đảo
các thành viên thuộc tầng lớp người việt, từ các tướng, thủ lĩnh địa phương, đặc
biệt là phụ nữ trong nước. Địa bàn, không gian khởi nghĩa mở rộng khắp nơi,
khắp các địa phương, trên nhiều châu huyện cả nước cũng là nguyên nhân khiến
kẻ thù không thể tập trung lực lượng để đàn áp nghĩa quân.
2.5.Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và tiến hành các trận
đánh quyết định để giải phóng đất nước, chấm dứt chiến tranh.
Trong giai đoạn này ông cha ta đã triệt để lợi dụng địa hình và nắm chắc quy
luật của tự nhiên để đánh giặc, đặc biệt là quy luật thủy văn để tổ chức các trận
đánh trên sông và trên biển.
Về đối tượng tác chiến đó là toàn bộ binh thuyền lớn của địch do Hoàng Thao
chỉ huy gồm hàng vạn quân với hàng trăm thuyền cỡ lớn. 10
Về địa bàn tác chiến Ngô Quyền chọn một cửa sông mà khả năng quân địch sẽ
tiến vào để bố trí trận địa mai phục đó là cửa sông Bạch Đằng, nơi có địa thế
hiểm trở có thể bố trí một trận thủy chiến. Sử chép sông Bạch Đằng còn có tên
là sông Vân Cừ, ở đó có nhiều núi cao ngất nhiều nhánh đổ lại. Sông cồn nam
giáp tận chân trời cây cối um tùm che lấp bờ biền thực là một là hiểm yếu về đường thủy.
Về cách đánh Ngô Quyền chủ trương bố trí trận địa cọc gỗ bịt sắt đóng ngầm
dưới nước để cản phá và vây hãm thuyền giặc. Đợi thủy triều lên quân ta sẽ
khiêu chiến, dụ địch vào sâu phía trongn hàng cọc rồi tiến công ra tiệu diệt chúng.
Về tổ chức bố trí lực lượng đánh địch: lực lượng chiến đấu sẽ có hai bộ phận
đó là một bộ phận nhỏ với những thuyền chiến nhỏ và nhẹ khiêu chiến và nhử
địch còn phần lớn quân thủy bộ bố trí mai phục để tiến công tiêu diệt khi chúng
đã lọt vào trận địa cọc ngầm.
Trận địa cọc nhầm trên sông Bạch Đằng được chia làm ba đợt hết sức sáng
tạo, độc đáo của nghệ thuật thủy chiến của quân dân ta do Ngô Quyền khởi
xướng, chiến thắng Bạch Đằng Giang khẳng định sức mạnh của quân dân ta
khong những bằng tác chiến du kích mà còn cả tác chiến chính quy, không
những trên bộ mà cả trên sông biển. Đó là một bước phát triển hết sức đáng chú
ý trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta.
3. Nội dung nghệ thuật quân sự khi có Đảng lãnh đạo 3.1.Chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã kế thừa những tinh
hoa trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta, đã phát triển một bước nhảy vọt
với ba đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, kháng chiến thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chiến lược quân sự Việt
Nam đã được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến
Đây là vấn đề quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược
quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất.
Vào thời điểm nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, lúc đó nhiều kẻ thù như
quân đội Anh, Tưởng, Ấn Độ, Nhật, Pháp đều xuất hiện với một mục đích
chung là loại bỏ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ. Đối mặt với tình 11
hình đó, Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của cách mạng Việt Nam chính là thực dân Pháp.
=> Đây là tư duy chính xác, khoa học của Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh trong
thời điểm lịch sử “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi đế quốc Mĩ không chịu kí Hiệp
định Giơnevơ, tạo cớ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt
Nam, Đảng ta đã nhận định, đế quốc Mĩ đang dần trở thnahf kẻ thù trực tiếp,
nguy hiểm của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
=> Đây là sự phán đoán chính xác trong xác định kẻ thù của cách mạng nói
chung và của chiến lược quân sự nói riêng.
Đánh giá đúng kẻ thù
Bước vào kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng địch, có thể nhận định
rằng quân ta và địch hết sức chênh lệch. Đảng ta đã phân tịch, chỉ ra sự phát
triển trong so sánh lực lượng và cho rằng: “Lực lượng cua Pháp như Mặt Trời
lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ”, còn “lực lượng ta ngày
càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến…”4
Đối với đế quốc Mĩ, dù có quân đông, súng tốt, tiền nhiều, nhưng chúng có
điểm yếu căn bản là đi xâm lược, bị nhân dân thế giới và ngay cả nhân dân nước
Mĩ phản đối, Đảng ta đã đánh giác đúng kẻ thù, đưa ra nhận định “Mĩ giàu nhưng không mạnh”.
=> Một tư duy chính xác, khoa học vượt trên mọi tư duy của thời đại trong thời
điểm lịch sử. Từ những nhận định của Đảng ta, chiến lược quân sự Việt Nam đã
được tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ.
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao
trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất nhưng
hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. - Mở đầu chiến tranh:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ta mở đầu chiến tranh
đều vào những thời điểm đáp ứng mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử, do đó có
sức lôi cuốn toàn dân tộc và có sức thuyết phục cao trên trường quốc tế.
Kháng chiến chống Pháp, mở đầu chiến tranh ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đây là thời điểm ta không thể
4 Trích Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 3. 12
lùi bước sau những hành động thiện chí… Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa…”. - Kết thúc chiến tranh:
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng lợi
ở chiến dịch Điện Biên Phủ
Tính đến nắm 1953, 8 năm liên tiếp thực dân Pháp thất bại nặng nề trên chiến
trường Đông Dương, hàng vạn binh lính Pháp bỏ mạng.
Nội bộ chính quyền Pháp lục đục: Chính phủ Pháp 7 lần thay đổi cao ủy, 8 lần
thay đổi tổng chỉ huy quân đội tại Đông Dương.
Kinh tế Pháp càng ngày càng khó khăn, lệ thuộc vào Mỹ có lúc lên tới 73%.
=> Chủ động đánh địch, kết thúc chiến tranh trên mặt trận Điện Biên Phủ.
Phương châm tiến hành chiến tranh
Để chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta về nhiều
mặt như kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ, Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các
mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,… trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quan trọng nhất.
Quán triệt và thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện với tinh
thần “tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính”, nhưng khánh
chiến lâu dài không đồng nghĩa với kéo dài vô thời hạn, mà phải biết lực chọn
thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
3.2.Nghệ thuật chiến dịch
Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận hợp
thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam toàn diện, tập trung những vấn đề chủ yếu sau.
Loại hình chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, quân đội nhân dân Việt Nma và
các lực lượng vũ trang đã tổ chức và thực hành các loại hình chiến dịch:
- Chiến dịch tiến công. Ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Nghệ thuật chiến dịch tiến công có bước phát triển nhảy vọt đỉnh cao và thể
hiện tập trung nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nét nghệ thuật chiến dịch 13
phát triển cao trong chiến dịch này thể hiện xác định đúng phương châm tác
chiến chiến dịch “đánh chắc tiến chắc”; phát huy cao nhất sức mạnh tổ chức của
các binh chủng, đánh dứt điểm từng trận then chốt.
- Chiến dịch phản công. Ví dụ: Chiến dịch Phản công đường số 9 Nam Lào nắm 1971.
Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào xuân 1971 đánh dấu sự phát triển
mới của nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn đánh thắng chiến lược “ Việt
Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Đây là một chiến dịch mà trong tổ chức, thực
hành có dự kiến kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ trước với quy mô lực lượng
lớn. Nét nghệ thuật nổi lên là: Dự kiến đúng các hướng tiến công của địch, đánh
giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng; sớm có kế hoạch và triển khai mọi mặt
cho chiến dịch, lập thế trận ta, phá thế trận địch.
- Chiến dịch phòng ngự. Ví dụ: Chiến dịch Phòng ngự Cánh Đồng Chum.
- Chiến dịch phòng không. Ví dụ: Chiến dịch Phòng không Hà Nội, 1972.
- Chiến dịch tiến công tổng hợp. Ví dụ: Chiến dịch Tiến công tổng hợp Khu 8. KẾT LUẬN
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng
và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã viết lên những trang sử hào hùng của dân
tộc Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, nghệ thuật quân sự ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật chiến tranh
nhân dân, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh…
Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vẫn còn giữ nguyên giá trị để
chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới.
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha ta, ta có quyền tự hào
về tinh thần, về ý chí để bảo vệ non sông đất nước. Ngày nay, đất nước đang
đẩy mạnh công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ thù còn đó và chúng đang tìm mọi thủ đoạn để
xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mỗi chúng ta cần phải phát huy tinh
thần tự lực, bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tư
dưỡng để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. 14 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quốc phòng an ninh.
2. Bài giảng Nghệ thuật quân sự Việt Nam – Đại học Huế.
3. Mấy nét tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam phần III
(Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.)
4. Nét độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam (Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam).
5. Một số nguồn tài liệu khác.