Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng khẳng định: “Không gì quý hơn độc lập tự do”. Quả đúng như vậy, đất nước Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến tranh chính nghĩa để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho nước nhà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Sinh viên: Bùi Thị Lan Anh
Mã số sinh viên: 215403001 Lớp GDQP&AN: 7
Lớp: QUẢN LÝ CÔNG K41
Hà nội, tháng 1 n
1 ăm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 3
Tính tất yếu của đề tài……………………………………………….. ……. 3 NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM……………………………………………… 4
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-
LENIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN
ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC……………………………………… 7
1. Quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh…………………………………………………………………. 7
2. Quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân
đội…………………………………………………………………. 10
3. Quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa……………………………………………………………….. 15
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa……… 17
III. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA…………………………………………………………….. 19
KẾT LUẬN………………………………………………………………. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………... 21 2
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN, TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng khẳng định: “Không gì
quý hơn độc lập tự do”. Quả đúng như vậy, đất nước Việt Nam ta trải qua
hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến
tranh chính nghĩa để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho nước nhà.
Chính lời khẳng định đanh thép ấy của Bác đã nhắc nhở nhân dân Việt Nam
luôn phải dốc sức, đồng lòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ sự tự do của
đất nước. Việt Nam tuy là một nước nhỏ thế nhưng trong suốt chiều dài lịch
sử nhân dân ta luôn phải đối mặt với những thế lực thù địch từ bên ngoài với
âm mưu xâm chiếm đất nước ta và có thể nói một trong những điều góp
phần làm nên những chiến thắng vang dội của ta trước những nước đế quốc
hùng mạnh trên thế giới chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ quốc. Những quan
điểm và tư tưởng này không phải là kim chỉ nam trong các cuộc kháng chiến
mà ngày nay nó đã trở thành cơ sở lý luận bồi dưỡng thế giới quan, phương
pháp luận khoa học cách mạng trong thời kì đổi mới. Điều này giúp Đảng ta
quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về chiến tranh, xây dựng quân
đội đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời giúp ngăn
chặn những quan điểm sai lệch về Đảng, về chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 3 NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Khái niệm chính trị
Theo từ điểm Bách Khoa Việt Nam ta hiểu “chính trị’’ là chuỗi các hoạt
động, các quan hệ giữa các giai cấp, giữa các quốc gia, dân tộc trong vấn
dành, giữ gìn và sử dụng chủ quyền lãnh thổ, quyền lực nhà nước của mỗi
quốc gia1. Đồng thời đó còn là sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động
chung của Nhà nước và xã hội nhằm tìm kiếm khả năng thực hiện đường lối
và đạt được mục tiêu của đường lối nhằm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng
của Nhà nước, nhân dân.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lenin ta lại hiểu được rằng “Chính trị’’
là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp vì lợi ích giai cấp hoặc
chính trị còn là sự phản ánh tập trung của kinh tế2. Đồng thời, chủ nghĩa
Mac-Lenin cũng đã khẳng định chính trị là một vấn đề vô cùng phức tạp,
nhạy cảm nó có thể làm ảnh hưởng đến vận mệnh của hàng triệu người, giải
quyết các vấn đề liên quan đến chính trị phải vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học3.
Nghiên cứu về lĩnh vực chính trị không phải chỉ có Mac-Lenin mà trước
đó cũng đã có rất nhiều nhà chính trị gia lỗi lạc và một trong những người
nổi bật nhất chính là Platon. Với ông chính trị được xem như là “nghệ thuật
cung đình” là sự liên kết giữa người anh hùng và sự thông minh. Sự liên kết
đó được thể hiện qua sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái. Chính trị là
1 Từ điểm Bách Khoa Việt Nam
2 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 14
3 Chính trị học Đại cương (2011), Đại học Thái Nguyên, tr.6 4
nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực4.
Như vậy, chủ nghĩa Mac-Lenin không chỉ tiếp thu những quan điểm chính
trị từ thế hệ đi trước mà còn sáng tạo, mở rộng quan điểm và tư tưởng về
chính trị khiến cho học thuyết của chủ nghĩa Mac-Lenin trở thành một học thuyết mở.
2. Khái niệm chiến tranh.
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội
vô cùng phức tạp, nó là kết quả của những mối quan hệ giữa người và người
trong xã hội tuy nhiên nó lại không phải mối quan hệ giữa người với người
nói chung. Mà chính xác hơn đó là mối quan hệ giữa những tập đoàn người
hay một tập thể có lợi ích cơ bản đối nghịch nhau và được thực hiện dưới hình thức bạo lực vũ trang.
Trước Mác cũng đã có rất nhiều nhà tư tưởng cùng nghiên cứu về chiến
tranh nhưng được chú ý nhất vẫn là những quan điểm của C.Ph.Claudovit.
Theo ông, chiến tranh mang đặc trưng cơ bản là sử dụng bạo lực tuy nhiên
ông lại chưa thể lý giải được bản chất của hành vi ấy. Như vậy, chủ nghĩa
Mác-Lenin không chỉ định nghĩa được khái niệm của chiến tranh mà còn giúp
lý giải các hành vi của chiến tranh-điều mà thế hệ đi trước ít người có thể làm được.
3. Khái niệm về quân đội
Ph.Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về “quân đội”, “quân đội” được hiểu là
một tập đoàn người bao gồm vũ trang được Nhà nước xây dựng và rèn luyện
nhằm mục đích tiến công, phòng ngự cho các công việc chung của đất nước.
Quy mô của một tổ chức quân đội thường được phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm
4 Chính trị học Đại cương (2011), Đại học Thái Nguyên, tr.6 5
vụ chính trị của từng nhà nước hoặc phong trào chính trị qua từng thời kì và
giai đoạn phát triển của đất nước5.
Tuy nhiên, khi đặt trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh và
chuyển đổi từ tự do cạnh tranh sang độc quyền V.I.Lenin đã kịp thời nghiên
cứu và nhấn mạnh rằng chức năng và nhiệm vụ cơ bản của quân đội tư bản
hay quân đội đế quốc là đáp ứng được mục đích chính trị đối ngoại tức tiến
hành các cuộc xâm lược, chiến tranh phi nghĩa và duy trì quyền thống trị của
bọn bóc lột đối với người dân lao động.
4. Khái niệm bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa
Trong cuộc đại hội Đảng lần thứ VIII trung tướng, PGS, TS Lê Minh Vụ
đã khẳng định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của
Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an
toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành
động các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta”6. Và đó cũng chính là khái niệm của tư tưởng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trước đó, sau cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 V.I.Lenin đã
từng khẳng định: “Kể từ ngày 25 tháng Mười năm 1917, chúng ta là những
người chủ trương bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ Tổ quốc, nhưng
chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới là một cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội dưới với tư cách là một Tổ
Quốc”7. Chính điều này khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa ở các nước chủ nghĩa xã hội.
5 Ph.Ănghen (1978), Tuyển tập Luận văn quân sự, tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.9
6 Cương lĩnh (1991), “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
7 V.I.Lenin (2005), Toàn tập, tập 36, Bản tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
1.1 Chiến tranh trong quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin
Sự ra đời của chiến tranh
Có thể khẳng định rằng trong suốt chiều dài lịch sử loài người đã trải qua
rất nhiều loại hình xã hội và theo các nhà nghiên cứu thì chúng được chia
thành bốn loại hình xã hội đó là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,
phông kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Trong đó chủ nghĩa
cộng sản được xem là hình thái xã hội tân tiến nhất.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tất cả mọi người đều tham gia lao
động, săn bắt, hái lượm và mọi người sẽ chia sẻ thành quả của mình cho
nhau. Tại thời kì này xã hội không phân tài sản cá nhân vì vậy xã hội cộng
sản nguyên thủy không tạo ra giá trị thạng dư. Cũng chính vì vậy mà các nhà
nghiên cứu đã nhận định rằng đây là xã hội không có giai cấp, hoàn toàn
hình đẳng và không hề có sự phân chia giai cấp, tầng lớp,kẻ giàu-người
nghèo, kẻ bóc lột và người bị bóc lột8. Xã hội này cũng đã xuất hiện một số
cuộc xung đột bạo lực xảy ra giữa các thị tộc, bộ lạc tuy nhiên chúng được
nảy sinh một cách tự phát, tạm thời ngẫu nhiên và không bắt nguồn từ các
mối quan hệ xã hội, không mang mục đích chính trị rõ ràng. Vì vậy, C.Mac
đã khẳng định rằng những cuộc xung đột hoặc đụng độ vũ trang tại xã hội
cộng sản nguyên thủy không được xem là chiến tranh.
8Eight myths about socialism—and their answers Download free poster!, Wayback Machine 7
Như vậy chiến tranh chỉ thực sự xảy ra khi chế độ chiếm hữu tư nhân
được hình thành. Khác với cộng sản nguyên thủy trong các giai đoạn tiếp
theo của lịch sử loài người đã xuất hiện của dư, giá trị thạng dư khiến một số
cá nhân giàu có hơn mọi người, dần dần xã hội bộ tộc và thị tộc bị phân hóa
thành kẻ giàu-người nghèo. Mặc khác họ còn dần bị tư liệu sản xuất và dần
trở nên phụ thuộc vào các tầng lớp trên rồi bị áp bức bóc lột một cách nặng
nề. Cũng chính vì điều này mà các mâu thuẫn giai cấp dần được nảy sinh.
Có thể nói lực lượng sản xuất phát triển cùng với sự xuất hiện của dư là
bước đệm đầu tiên để làm nảy sinh chiến tranh. Và chính chủ nghĩa Mac-
Lenin đã khẳng định: Chính sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về về tư
liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế) phát triển song song
với đối kháng giai cấp là nguyên nhân trực tiếp (nguồn gốc xã hội) đã làm
nảy sinh các cuộc xung đột có mục đích chính trị, hay còn được gọi là chiến tranh9.
Đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề chiến tranh có thể hoàn toàn chấm
dứt trong sự phát triển của loài người được hay không. Thì theo quan điểm
của chủ nghĩa Mac-Lenin thì việc này là hoàn toàn có thể. Chiến tranh có
nguồn gốc chế độ tư hữu hay chủ nghĩa đế quốc và muốn xóa bỏ chiến tranh
ta phải xóa bỏ được nguồn gốc nảy sinh của nó. Ta có thể thấy sự tương
đồng giữa xã hội cộng sản nguyên thủy và chủ nghĩa cộng sản, chúng đều là
một xã hội không có tư hữu, không phân chia giai cấp, nhà nước và đặc biệt
không có chiến tranh. Đó cũng chính là lí do chiến chủ nghĩa cộng sản trở
thành xã hội tân tiến nhất và là mục tiêu của hầu hết các nước trên thế giới.
Bản chất của chiến tranh:
V.I.Lenin đã chỉ ra rằng trong chiến tranh luôn luôn phải xuất hiện quan
9 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 13 8
điểm chính trị và chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử, chiến tranh là sự
tiếp bước của chính trị.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin “Chính trị làm mối quan hệ giữa
các giai cấp, các dân tộc”10 và như đã được chứng minh từ trước, nguồn gốc
trực tiếp hay còn được gọi là nguồn gốc xã hội của chiến tranh chính là giai
cấp và sự đối kháng giai cấp. Như vậy chiến tranh là một bộ phận của chính
trị và được chi phối bởi chính trị. Chính trị là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến
mục đích, tiến tranh và kết cục của chiến tranh. Tuy nhiên chiến tranh cũng
tác động qua lại với chính trị, được xem là kết quả cao nhất của chính trị11.
Chiến tranh tác động lên chính trị làm thay đổi ở cả hai bên tham chiến,
đó có thể là sự thay đổi về lực lượng chiến đấu, mục đích chiến tranh hay tác
động trực tiếp đến tình hình xã hội có thể tích cự hoặc tiêu cực. Đồng thời,
trong một số cuộc chiến tranh đã đẩy nhanh sự chiến muồi của cách mạng
nhưng cũng có thể làm mất đi tình thế các mạng12.
Ngày nay, tuy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều duy trì một thế giới
hòa bình xong về mục đích, bản chất của chủ nghĩa tư bản và chiến tranh
vẫn không hề thay đổi. Điển hình như tình trạng “Diễn biến hòa bình” tại đất nước ta.
1.2 Tư Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
Dựa trên quá trình nghiên cứu và cơ sở lý luận vững chắc Hồ Chí Minh đã
sớm đánh giá đúng đắn bản chất của chiến tranh và những tác động của nó
lên xã hội. Chính vì vậy mà Người đã sớm vạch trần bộ mặt giả tạo của bọn
chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược. Chúng tiến hành xâm lược nước ta
nhưng lại tuyên truyền là đi “Khai phá văn minh” nhưng thực chất là một
10 V.I.Lenin (2005), Toàn tập, tập 42, Bản tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
11 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 14
12 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 14 9
nền văn minh tệ nạn chỉ toàn thuốc phiện và rượu lậu. Rồi chúng áp bức bóc
lột nhân dân ta, ăn cướp nước ta, muốn biến nước ta thành nô lệ của chúng.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định cuộc kháng chiến của nhân dân ta
trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cả chống Mỹ là cuộc chiến tranh
chính nghĩa, phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến, tiến hành kháng
chiến toàn diện, kháng chiến trường kì, kháng chiến dựa vào sức mình là
chính13. Đồng thời, tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh là sự kết hợp
giữa thực trạng đất nước nước, thế giới và đặc biệt là học thuyết của Mac-
Lenini nên Người đã nhận định sâu sắc về bạo lực cách mạng. Rằng muốn
kháng chiến thắng lợi nhất định phải sử dụng đấu tranh vũ trang cùng với đó
là đấu tranh chính trị, sự đoàn kết toàn dân và tranh thủ sự ủng hộ của nước ngoài.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người luôn quan điểm chiến tranh là
“Sự nghiệp của toàn dân”, coi người dân là cối lõi, là nhân tố quyết định của
kháng chiến. Tuy nhiên, tất cả đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng với
đường lối kháng chiến phù hợp và đồng thời đấu tranh kết hợp trên tất cả các
mặt trận như: Kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao,…
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội
2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin về quân đội
Nguồn gốc của quân đội:
Theo quan điểm và tư tưởng của Ph.Ăngghen và V.I.Lenin về quân đội
ta có thể thấy được điểm tương đồng giữa chiến tranh và quân đội. Giống
với chiến tranh quân đội được hình thành từ sự đối kháng giai cấp, chế độ tư
hữ và là một hiện tượng lịch sử. Có thể khẳng định quân đội ra đời nhằm
13 Phạm, T. H. C. (2017). Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954:
Luận án TS. Khoa học chính trị: 623102 (Doctoral dissertation, H.: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 10
mục đích phục vụ cho các mục đích chính trị của giai cấp thống trị đồng thời
bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của họ trước sự nổi dậy của giai cấp bị trị.
Như vậy, quân đội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một bộ máy
nhà nước và nó chỉ mất đi giai cấp, nhà nước và các điều kiện sinh ra nó dần tiêu vong14.
Bản chất giai cấp của quân đội:
Khi bàn về bản chất của quân đội chủ nghĩa Mac-Lenin đã khẳng định
quân đội là một công cụ vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho giai cấp
sinh ra và nuôi dưỡng nó. Chính vì vậy bản chất của quân đội sẽ phụ thuộc
vào bản chất của giai cấp tạo ra nó. Đó cũng chính là điều kiện cơ sở để
quân đội trung thành với nhà nước, giai cấp15.
Bản chất của quân đội được xây dựng và củng cố trong một thời gian dài
và được thay đổi dựa trên từng thời kì và tình xã hội nhưng về cơ bản là khá
ổn định. Sự thay đổi của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai cấp,
nhà nước, sự phát triển của kinh tế, xã hội, các lực lượng và cách giải quyết
các vấn đề nội bộ. Dựa vào các yếu tố trên mà quân đội có thể thay đổi theo
chiều hướng tăng cường hoặc suy giảm đi.
Sức mạnh chiến đấu của quân đội:
Theo quan điểm của C.Mac và Ph.Ăngghen, sức mạnh của một quân đội
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: con người, điều kiện kinh tế, vũ khí được
trang bị, chính trị, văn hóa – xã hội16. Trong đó hai yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến sức mạnh của quân đội chính là con người và vũ khí. Yếu tố con
người phải được đảm bảo cả về chất và lượng chính vì vậy các nhà nước rất
chú trọng trong việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ. Yếu tố về vũ khí
14 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 17
15 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 18
16 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 18 11
cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ tân tiến như hiện nay.
Đồng quan điểm với C.Mac và Ph.Ăngghen còn có V.I.Lenin, ông đã
một lần nữa khẳng định quan điểm của thế hệ đi trước bằng cách bảo vệ và
phát triển chúng với nhiều yếu tố quan trọng khác như: Yếu tố chính trị, tinh
thần, kỉ luật của quân đội; Chất và lượng của vũ khí kĩ thuật; Trình độ huấn
luyện và thể lực; Trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; Bản lĩnh lãnh
đạo và trình độ tổ chức chỉ huy của người lãnh đạo.
Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I.Lenin
Như đã biết, bản chất của quân đội có thể thay đổi theo từng giai đoạn
chính trị của nhà nước và trước sự chống phá của thế lực thù địch trong và
ngoài nước nhằm phá hoại thành quả của Cách Mạng Tháng 10 Nga
V.I.Lenin đã phải thành lập quân đội kiểu mới gọi là Hồng Quân mang bản
chất vô sản. Hồng Quân ra đời phải gắn với những nguyên tắc cơ bản như
đấu tranh để bảo vệ cho giai cấp công nhân, trung thành với nhân dân lao
động và quốc tế vô sản, không ngừng rèn luyện, hoàn thiện về mặt tổ chức
và luôn sẵn sang chiến đấu. Đặc biệt, quân đội luôn phải đặt dưới sự chỉ huy
của Đảng Cộng Sản, Đảng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển
và sống còn của quân đội.
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội
Trước vận mệnh và tình mình đất nước thời bấy giờ Hồ Chí Minh đã
sớm nhận định rõ ràng về vai trò của quân đội cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn đánh
chúng phải có lực lượng quân sự, phải có tổ chức”17.
Trong các cuộc chiến quân địch luôn sử dụng bạo lực để bóc lột nhân
dân ta, ép nước ta thành nô lệ của chúng, chúng ta muốn hòa bình chúng ta
17 Hồ Chí Minh (1995), Toàn Tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 12
đã nhân nhượng “nhưng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp lại càng lấn
tới”18. Chính vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
tổ chức ra lực lượng vũ trang nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn của cuộc
19chiến tranh giải phóng dân tộc.
Lực lượng vũ trang luôn lấy nhân dân làm nòng cốt, là lực lượng của
giai cấp công nhân và quần chúng lao động chống lại kẻ thù xâm lược và áp
bức bóc lột. Có thể nói lực lượng vũ trang của ta lúc bấy giờ được sinh ra từ
các phong trào cách mạnh, các cuộc nổi dậy vì vậy dưới sự đùm bọc của
nhân dân và sự lãnh đạo, rèn luyện của Đảng và nhà nước lực lượng vũ
trang đã ngày càng trưởng thành và hết mình vì nhiệm vụ của dân tộc.
Có thể nói Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp
công nhân và việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong lực lượng
vũ trang luôn là nội dung căn bản nhất để xây dựng một quân đội vững
mạnh. Chính vì vậy, nhà nước ta đã không ngừng giáo dục, rèn luyện và
củng cố bản chất công nhân, phẩm chất cách mạng và bản lĩnh chính trị cho
quân đội. Lực lượng tham gia quân đội phần lớn đến từ giai cấp công –
nông, những người bị áp bức bóc lột muốn vùng lên giành lại quyền lợi và
đất nước của mình. Mục đích và nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam
chính là bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản, bảo vệ các cuộc đấu tranh của
quần chúng nhân dân, thống nhất và bảo vệ nên độc lập, phát triển đi lên
chủ nghĩa xã hội của đất nước20. Vì vậy mà tính công nhân trong quân đội
càng được thể hiện rõ ràng, đồng thời mang đậm tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.
18 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr 480
19 Nguyễn, N. H. (2004). Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, báo Quân đội Nhân dân, Hà Nội
20 Thiếu tướng, PGS, TS Bùi Thanh Sơn, 2014, Bộ đội ta mang đậm bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân, báo Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội 13
Hồ Chí Minh đã vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mac - Lenin vào tổ chức
lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản luôn được đặt lên hàng đầu và là yếu tố quyết định đến sự thắng
lợi của cuộc kháng chiến. Dưới sự rèn luyện và lãnh đạo của Đảng và nhà
nước ta đã đào tạo một thế hệ trẻ oanh liệt, một thế hệ “Bộ đội cụ Hồ” và
hình tượng này đã trở thành hình mẫu lý tưởng mới của con người xã hội
chủ nghĩa trong quân đội kiểu mới.21
Như đã nghiên cứu ở trên lực lượng lượng quân đội Việt Nam được
thành lập “của dân, do dân và vì dân” vì vậy mục tiêu lí tưởng của Quân đội
Nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu của Đảng Cộng Sản, của giai cấp vô
sản và của toàn dân tộc. Trong thời kì kháng chiến, quân đội không chỉ có
nhiệm vụ chiến đấu mà còn có chức năng vận động, tuyên truyền quần
chúng nhân dân22, đồng thời lao động sản xuất góp phần xây dựng đất nước
đi lên chủ nghĩa xã hội. Và hiện nay quân đội ta được giao phó với ba
nhiệm vụ chính là: Quân đội chiến đấu, quân đội công tác và quân đội sản
xuất. Ba chức năng đó đã nói lên được cả mặt đối nội và đối ngoại của quân đội ta23.
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập với lực lượng nòng cốt là
lực lượng “Ba thứ quân”. Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập, tự chủ
của nước nhà, vảo vệ nền anh ninh xã hội – chính trị của quốc gia. Ngày
nay, quân đội nhân dân Việt Nam còn tham gia vào lực lượng sản xuất, góp
phần phát triển nền kinh tế. Đặc biệt, ở những vùng đồi núi sâu xa, dân cư
thưa thớt, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu thì lực lượng quân đội không chỉ
21 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 22
22 Nguyễn, N. H. (2009). Giá trị của chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với nhiệm
vụ xây dựng quân đội trong tình hình hiện nay.
23 Giáo trình giáo dục Quốc phòng – An ninh, tập 1, NXB giáo Dục Việt Nam, tr. 23 14
làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế mới ở nơi đây mà còn mang nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng.
Bộ đội công tác là lực lượng quân đội gắn bó mật thiết nhất với nhân
dân, giúp nhân dân củng cố chính trị - xã hội, năng cao sự tin tưởng của
nhân dân vào nhà nước, tăng cường sự đoàn kết giữa quân và dân. Đặc biệt,
trong những mùa bão lũ, thiên tai hay dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì
lực lượng quân đội luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ và giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn.
3. Quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh thì nhà nước và quân đội đều mang bản chất giai cấp
công nhân. Chính vì vậy C.Mac và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng: “Dưới
chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân không có Tổ Quốc”24. Và học thuyết
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã trở thành một đóng góp to lớn của
V.I.Lenin vào tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin.
Dựa vào tình hình nước Nga lúc bấy giờ Lenin đã nghiên cứu và tổng
hợp ra những nguyên tắc, đặc điểm cơ bản của học thuyết về bảo vệ Tổ quốc
xã hội là: Tính tất yếu khách quan, nghĩa vụ và trách nhiệm, tăng cường tiềm
lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - chính trị và vai trò lãnh đạo của
Đảng. Tính tất yếu khách quan của việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng đầu tiên phải kể đến chính là cuộc
cách mạng Tháng Mười Nga. Cuộc cách mạng mang tính chất là cuộc cách
mạng giành chính quyền về tay giai cấp công nhân vì vậy giai cấp công nhân
phải trưởng thành và trở thành giai cấp của dân tộc và đẩy lùi sự chống phá
của chủ nghĩa tư bản, bọn phản cách mạng. Đồng thời, trước sự thay đổi của
24 C.Mac và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.623 15
đất nước V.I.Lenin đã khẳng định không chỉ “bảo vệ Tổ quốc” mà phải “đi
tới một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa
xã hội với tư cách là một Tổ Quốc”25. Như vậy, hai vấn đề này đã trở thành
hai nhiệm vụ chiến lược của các nước xã hội chủ nghĩa và chúng đã gắn bó
chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lenin đã khẳng định chính từ từ sự phát triển không đồng đều của
các nước chủ nghĩa đế quốc trên thế giới cuối thế kỉ XIX đã khiến cho chủ
nghĩa xã hội ở các nước giành thắng lợi không đồng đều khiến cho hai chế
độ chính trị này cùng tồn tại song song và đối lập nhau trong một thời gian
dài. Bên cạnh đó, chính sự chống phá của chủ nghĩa tư bản trong nước Nga
và kẻ thù bên ngoài đã làm mạnh mẽ hơn nữa tư tưởng bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân cũng như V.I.Lenin.
Công cuộc bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, trách nhiệm
của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Quan
điểm này không chỉ nhắc nhở toàn dân luôn nâng cao cảnh giác trước những
thế lực thù địch mà còn là lời nhắc nhở về khối đại đoàn kết dân tộc. Sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là của chung và những thành quả
của sự nghiệp ấy cũng là của chung.
Như chúng ta đã biết một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chính là tiềm lực quốc phòng và
kinh tế xã hội. Nhận thức được đây là một sự nghiệp mang tầm vóc lớn lao,
có sự ảnh hưởng to lớn đến cả trong và ngoài nước V.I.Lenin đã đưa ra hàng
loạt các biện phát để bảo vệ Tổ quốc như: Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, bài trừ quân nội phản, bồi dưỡng chăm lo quân đội kiểu mới,
thiết lập chính sách ngoại giao mềm dẻo về sách lược và cứng rắn về nguyên tắc,…
25 V.I.Lenin (1977), Toàn tập, tập 36, Bản tiếng Việt, NXB Tiến Bộ, Mát-xco-v , a tr.102 16
Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của sự
nghiệp trên chính là nhớ vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Đảng đã đề ra
những chủ trườn chính sách phù hợp với tình hình đất nước để từ đó có thể
từng bước tiến đến thắng lợi. Có thể nói sự lãnh đạo của Đảng chính là
nguyên tắc và là nguồn gốc vững chắc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Và
đây có lẽ cũng là điểm trung của các nước chủ nghĩa xã hội, luôn một long
trung thành với Đảng và đặt sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước lên hàng đầu.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Năm 1920 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất về
vấn đề dân tộc và thuộc địa” V.I.Lenin nhờ đó mà Người đã tìm được con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Không những vậy đây còn
là tiền đề cho những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin đến tư tưởng của
Người. Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin về vấn đề giải
phóng dân tộc Hồ Chính Minh đã vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mac – Lenin
và tư tưởng truyền thống và thực tiến tình hình xã hội Việt Nam.
4.1 Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan
Điều này được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong bản Tuyên Ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại
quảng trường Ba Đình, Hà Nội: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ
vững quyền tự do và độc lập ấy”26. Ý chí, quyết tâm cao cả ấy lớn dần lên
theo từng thời kì, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trước những luận điệu
xảo trá của chúng về “khai phá văn minh”, Bác Hồ đã đanh thép chỉ ra rằng:
26 Hồ Chí Minh (1945), Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Hà Nội 17
“chúng ta chịu hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu
làm nô lệ”27. Hay trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Hồ Chí Minh
đã phát lên lời kêu gọi kháng chiến: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Như vậy ý chí đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Đảng, nhà
nước và nhân dân ta đã phần nào được khẳng định trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của Bác.
4.2 Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
là nghĩ vụ và trách nhiệm của mọi công dân
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng về khối đại đoàn kết
dân tộc luôn gắn liền với tư tưởng của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đoàn kết đại
đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Theo chủ trương của Hồ
Chí Minh, Đảng và nhà nước thì đại đoàn kết dân tộc chính là yếu tố cốt lõi
của cuộc kháng chiến giữ nước và dựng nước.
4.3 Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc,
cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại
Để kháng chiến thắng lợi, thì sức mạnh tổng hợp của đại đoàn kết dân
tộc là vô cùng lớn, đó là sức mạnh của toàn dân, của các cấp, các ngành, là
sự kết hợp của cả yếu tố chính trị - xã hội, kinh tế, quân sự, đối ngoại, sức
mạnh truyền thống và hiện đại, sức mạnh của thời đại. Và để dựng nước và
giữ nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức chú trọng đến việc củng cố và
phát triển nền quốc phòng – an ninh, xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh.
4.4 Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề cao lên vai trò lãnh đạo của đảng trong
quá trình bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng với
27 Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 553 18
những chủ trương, đường lối đúng đắn đã lãnh đạo các cuộc kháng chiến
thành công và từng bước đưa đất nước phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng đó của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đúng đắn cho đến tận
ngày nay và để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đảng và nhà
nước cần thực hiện một số nội dung chiến lược sau: Xây dựng tiềm lực toàn
diện của đất nước, đặc biệt là tiềm lực kinh tế, tạo ra thế và lực cho công
cuộc phát triển đất nước; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân vững chắc, xây dựng quân đội và an công an nhân dân vững mạnh,
tinh nhuệ, hiện đại; Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, chủ động đánh
thắng địch trong mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh vực; Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
III. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ngày nay, Đảng và Nhà nước cùng toàn bộ nhân dân cả nước phải đồng
lòng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên mọi mặt trận và mọi lĩnh vực, từ
quốc phòng – an ninh, đối nội, đối ngoại đến kinh tế, chính trị - xã hội. Các
thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá nước ta bằng chiến lược “diễn
biến hòa bình”, tuyên truyền thông tin, lí luận sai lệch từ bên trong nhằm
chống phá Đảng Cộng Sản của ta.
Vì vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải không ngừng cải cách và củng
cố các biện pháp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa để phù hợp với
tình hình xã hội. Đồng thời, mỗi người dân Việt Nam cũng phải tự trang bị
cho mình kiến thức về chính trị xã hội chủ nghĩa để tự bảo vệ mình khỏi
những thông tin sai lệch, bôi nhọ chính quyền. Và bằng những kiến thức đó,
nhân dân ta cũng có thể bảo vệ chính quyền bằng cách làm rõ và bác bỏ
những thông tin, tư tưởng sai lệch. 19 KẾT LUẬN
Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một học thuyết mang
tính khoa học sâu sắc và còn giữ nguyên giá trị cho đến bây giờ. Trong thời
kì kháng chiến chính quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quân đội và bảo vệ Tổ quốc đã trở thành kim chỉ nam, là một
trong những yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm. Và trong thời đại đổi mới như hiện nay học thuyết
này còn là cơ sở lý luận, nền tảng cốt lõi của Đảng Cộng Sản Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng đất nước một cách toàn diện, nâng cao và củng cố
nền quốc phòng – an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Không chỉ riêng Đảng và nhà nước, học tuyết
của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là nền tảng chính trị
vững chắc cho người trẻ trong thời đại hội nhập mới để từ đó góp phần phát
triển đất nước nhưng vẫn giữ vững lập trường, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. 20