-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
2. Thế nào là thời kì quá độ lên CNXH? Theo quan điểm của CN Mác-Lênin có mấyloại hình quá độ từ CNTB lên CNCS? Việt Nam thuộc hình thức quá độ nào? Điềukiện để thực hiện thành công thời kì quá độ lên CNXH? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02) 330 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
2. Thế nào là thời kì quá độ lên CNXH? Theo quan điểm của CN Mác-Lênin có mấyloại hình quá độ từ CNTB lên CNCS? Việt Nam thuộc hình thức quá độ nào? Điềukiện để thực hiện thành công thời kì quá độ lên CNXH? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02) 330 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về chủ nghĩa xã hội?
2. Thế nào là thời kì quá độ lên CNXH? Theo quan điểm của CN Mác-Lênin có mấy
loại hình quá độ từ CNTB lên CNCS? Việt Nam thuộc hình thức quá độ nào? Điều
kiện để thực hiện thành công thời kì quá độ lên CNXH?
3. Tại sao nới từ CNTB lên CNXH tất yếu phải trả qua thời kì quá độ? Đặc điểm cơ
bản của thời kì quá độ lên CNXH?
1. Anh/chị hiểu như thế nào là thời kì quá độ lên CNXH? Mở đầu thời kì quá độ từ
CNTB lên CNXH được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử nào?
- Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa
thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền
và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời
kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động,
chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Cách mạng Tháng Mười khởi đầu TKQĐ gián tiếp ở nước Nga, đồng thời mở ra
“thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”. Từ đây, các nước trên
thế giới, kể cả nước lạc hậu, với những điều kiện nhất định, đều có thể bước vào TKQĐ.
Tuy nhiên, không phải là tất cả các nước sẽ đồng loạt, đồng thời tiến vào TKQĐ. Một số
nước có thể thực hiện TKQĐ trước. Trong khi ấy, giai đoạn quá độ ở phương Tây có thể
vẫn kéo dài. Nhiều nước TBCN trung bình, nước lạc hậu, có thể còn lâu nữa mới bước vào TKQĐ.
2. Theo quan điểm của CN Mác - Lênin có mấy loại hình quá độ từ CNTB lên
CNCS? Việt Nam thuộc hình thức quá độ nào? Điều kiện để thực hiện thành công
thời kì quá độ lên CNXH.
- Theo quan điểm của CN Mác – Lênin, có 2 loại hình quá độ từ CNTB lên CNXH:
+ Con đường quá độ trực tiếp từ CNB lên CNCS đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển
+ Con đường quá độ gián tiếp từ CNTB lên CNCS đối với những nước chưa trải
qua chế độ TBCN phát triển
- Việt Nam thuộc hình thức quá độ gián tiếp
- Chính trị (chuyên chính vô sản) là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi
lĩnh vực khác của xã hội
3. Tại sao nói từ CNTB lên CNXH tất yếu phải trải qua thời kì quá độ?
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với nước ta, vì:
- Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử,
sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, mong muốn có ngay 1
chế độ XHCN tốt đẹp để thay thế xã hội TBCN bất công, tàn ác là khát vọng chính đáng;
song theo các nhà kinh điển, điều mong ước ấy không thể có với phép màu “cầu được
ước thấy”; giai cấp vô sản cần có thời gian để cải tạo xã hội cũ do giai cấp bóc lột dựng
lên và xây dựng trên nền móng lâu dài của CNXH. Hiện nay, với những cố gắng để thích
nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển
nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này
không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản không phải là
tương lai của loài người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí,
mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp
với quy luật của lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân
dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của
nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ
nghĩa tư bản. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự
phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng
chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
- Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay và cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, các nước lạc hậu sau khi giành được chỉnh quyền, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản có thể tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
4. Đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH.
* Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc,
triệt để xã hội TBCN trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng
từng bước CSVC- Kỹ thuật và đời sống tinh thần của CNXH. Đó là thời kỳ lâu dài, gian
khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến
khi xây dựng thành công CNXH *Đặc điểm cụ thể:
- Chính trị: là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó
là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản,
tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp
- Kinh tế: Đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung là thành
phần kinh tế nhà nứơc. Các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau.
- Xã hội: tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp
xã hội, các giai cấp và tầng lớp đó có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Trong
thời kỳ quá độ tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao
động chân tay. Có thể nói về phương diện xã hội thì thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh
giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để
lại, thiết lập công bằng xã hội
-Văn hóa, tư tưởng: tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản.
5. Tại sao khi thắng lợi CM Tháng Tám 1945, Việt Nam “bỏ qua” chế độ TBCN, từ
một nước phong kiến đi lên CNXH. Anh/chị hiểu “Bỏ qua” ở đây như thế nào? (bỏ
qua nhưng không bỏ qua)
1. Vì sao sau khi thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam phải tiến lên
xây dựng CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN?
2. Những thuận lợi và khó khăn lớn nhất trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. * Thuận lợi:
– Thực tiễn phát triển của đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ hội
chi Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung và học hỏi được nhiều kinh nghiệp hơn về
mô hình và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Do đường lối sai lầm trên phương diện lý
luận và thực tiễn đã dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên
Xô cũ. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình Xã hội chủ
nghĩa phù hợp với thực tiễn của đất nước.
– Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
đã thúc đẩy các quốc gia mở cửa và hội nhập. Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có
thể hợp tác để cùng giao lưu và tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Quá trình
giao lưu, hội nhập tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau, đồng
thời, tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu và kinh nghiệp phát triển của các nước
đi trước, có trình độ phát triển cao, để phát triển rút ngắn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
– Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thể tiếp tục cách thức
phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường đế chất lượng cuộc sống của
người dân. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đơn cử như
việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, … đòi hỏi phải có sự chung sức của cộng
đồng quốc tế cùng nhau giải quyết, chứ không phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm
nước có thể giải quyết được. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc
mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ.
-Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể.
Điều này, một mặt củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta; măt khác, đó còn là các
điều kiện, cơ sở cho việ tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn. * Khó khăn:
– Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã và đang
gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản
thân điều kiện vật chất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn. Ngoài ra, còn có
sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.
– Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là
lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng giờ tác động đến
cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ. Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và
Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc
trong từng lớp Đảng viên.
– Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luôn được
sự thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện
nay lại đặt ra nhiều thắc thức với Việt Nam hơn trong vấn đề này. Đòi hỏi Việt Nam phải
thật khôn khéo và tế nhị nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mô hình Xã
hội chủ nghĩa của đất nước.
3. Nội dung con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam (bỏ qua cái
gì, không bỏ qua cái gì).