Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Phương thức sản xuất là cơ sở chủ yếu của quan hệ cộng đồng. Phương thức sản xuất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời là cơ sở của các quan hệ xã hội.. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc.
Phân tích những đặc điểm dân tộc ở Việt Nam và chính
sách giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
1. Các hình thức cộng đồng người tồn tại trong lịch sử?
Phương thức sản xuất là cơ sở chủ yếu của quan hệ cộng đồng. Phương
thức sản xuất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời là cơ
sở của các quan hệ xã hội.
Dựa trên nền tảng của các phương thức sản xuất, có những hình thức
cộng đồng người trong lịch sử: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc.
Hình thức cộng đồng xuất hiện sớm nhất: thị tộc -> bộ lạc, bộ tộc -> hình
thức cộng đồng phát triển cao nhất là dân tộc
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi và phát triển của các cộng đồng dântộc:
do sự biến đổi của PTSX
2. Quá trình hình thành dân tộc Ở phương Tây
Dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập
và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến.
Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi
hàng hoá đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự
túc bị xoá bỏ, thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được
mở rộng thành thị trường dân tộc.
Sự phát triển đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn
ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm cho dân tộc xuất hiện.
=> tất cả lãnh địa của các nước phương Tây mới thực sự hợp nhất lại, tức
là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộc được hình thành.
Ở một số nước phương Đông
Do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã
hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại hình dân tộc tiền
tư bản đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân
tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở
một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng nhìn
chung còn kém phát triển và còn ở trạng thái phân tán.
3. Khái niệm dân tộc Được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa hẹp: Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ
và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét
đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao
hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự
giác tộc người của dân cư tộc người đó. -
Đặc trưng: + Cộng đồng ngôn ngữ +Cộng đồng văn hoá +Ý thức tự giác dân tộc
- Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, quốc
ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu
tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
-Đặc trưng: + Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
+ Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
+ Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
+ Có chung nền văn hoá và tâm lý
+ Có chung một nhà nước
4. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây :
Thứ nhất : Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người Việt Nam
Có 54 dân tộc , trong đó , dân tộc người Kinh có 73.594,341 người chiếm
85,7 % dân số cả nước ; 53 dân tộc thiểu số có 12.252.656 người , chiếm
14,3 % dân số . Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc cũng không đồng đều , có
dân tộc với số dân lớn hơn 1 triệu người ( Tày , Thái , Mường , Khơ me ,
Mông ... ) , nhưng có dân tộc với số dân chỉ vài ba trăm ( Si la , Pu péo , Rơ
măm , Brầu , Ở đu ) . Thực tế cho thấy nếu một dân tộc mà số dân chỉ có
hàng trăm sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức cuộc sống , bảo tồn
tiếng nói và văn hoá dân tộc , duy trì và phát triển giống nòi . Do vậy ,
việc phát triển số dân hợp lý cho các dân tộc thiểu số , đặc biệt đối với
những dân tộc thiểusố rất ít người đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam
có những chính sách quan tâm đặc biệt .
Thứ hai : Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á .
Tính chất chuyển cử như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở
nên phân tán , xen kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh
thổ tộc người riêng . Vì vậy , không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú
tập trung và duy nhất trên một địa bàn .Đặc điểm này một mặt tạo điều
kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau , mở rộng giao
lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất
trong đa dạng . Mặt khác , do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong
quá trình sinh sống cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn , xung đột , tạo kẽ hở để
các thế lực thủ địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và
sự thống nhất của đất nước .
Thứ ba : Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng
Mặc dù chỉ chiếm 14,3 % dân số , nhưng 53 dân tộc thiểu số Việt Nam lại
cư trú trên % diện tích lãnh thổ và ở những vị trí trọng yếu của quốc gia cả
về kinh tế , an ninh , quốc phòng , môi trường sinh thái – đó là vùng biên
giới , hải đảo , vùng sâu vùng xa của đất nước . Một số dân tộc có quan hệ
dòng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực . Ví dụ : dân tộc
Thái , dân tộc Mông , dân tộc Khơme , dân tộc Hoa ... do vậy , các thế lực
phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam .
Thứ tư : Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều
Các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển
kinh tế , văn hoá , xã hội . Về phương diện xã hội , trình độ tổ chức đời
sống , quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số khác nhau . Về phương
diện kinh tế , có thể phân loại các dân tộc thiểu số Việt Nam ở những trình
độ phát triển rất khác nhau : Một số ít các dân tộc còn duytrì kinh tế chiến
đoạt , dựa vào khai thác tự nhiên ; tuy nhiên , đại bộ phận các dân tộc ở
Việt Nam đã chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ , tiến hành công
nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Về văn hóa , trình độ dân trí , trình độ
chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp . Muốn thực
hiện bình đẳng dân tộc , phải từng bước giảm , tiến tới xoá bỏ khoảng
cách phát triển giữa các dân tộc vềkinh tế , văn hóa , xã hội . Đây là nội
dung quan trọng trong đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Namđể các dân tộc thiểu số phát triển nhanh và bền vững .
Thứ năm : Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất
Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên
và nhu cầu phải hợp sức , hợp quần để cùng đấu tranh chống ngoại xâm
nên dân tộc Việt Nam đã hình thành từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao
giữa các dân tộc . Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của
các dân tộc ở Việt Nam , là một trong những nguyên nhân và động lực
quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong các giai đoạn lịch sử ; đánh
thắng mọi kẻ thù xâm lược để giànhđộc lập thống nhất Tổ quốc . Ngày nay
, để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam , các dân tộc thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội
lực , giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc , nâng cao cảnh
giác , kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ , phá hoại khối
đại đoàn kết dântộc .
Thứ sáu : Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng , góp phần tạo nên sự
phong phú , đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc . Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều
có những sắc thái độc đáo riêng góp phầnlàm cho nền văn hóa Việt Nam
thống nhất trong đa dạng . Sự thống nhất đó , suy cho cùng là bởi , các
dân tộc đều có chung một lịch sử đựng nước và giữ nước , đều sớm hình
thành ý thức về một quốc gia độc lập , thống nhất . Xuất phát từ đặc điểm
cơ bản của dân tộc Việt Nam , Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm
đến chính sách dân tộc , xem đó là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và
toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đặc trưng thứ 6 tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam
5. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
+ Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
Vì đây vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề quốc phòng - an ninh và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ trong điều kiện của một quốc gia đa tộc người, đa
dạng về văn hóa như ở Việt Nam. Đó là một đặc điểm lớn, là đặc trưng,
diện mạo lịch sử, văn hóa của Việt Nam
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển
- Bình đẳng giữa các dân tộc là quyền ngang nhau của các dân tộc, không
phân biệt dân tộc đó là đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, dân trí cao
hay thấp, là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và được bảo đảm bằng pháp luật.
- Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta không chỉ hướng tới
mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, mà còn phát huy các giá trị truyền thống quý báu
của từng dân tộc, của mỗi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Đó là cơ sở để thực
hiện thắng lợi đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, là động lực mạnh
mẽ của tiến trình phát triển đất nước hiện nay.
- Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là quan điểm xuyên suốt
của Đảng trong thời kỳ đổi mới
+ Phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc
- Khai thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng
bào các dân tộc thiểu số cư trú. Đẩy mạnh công tác định canh, định cư, ổn
định sản xuất và đời sống của đồng bào
- Nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của từng dân tộc;
làm cho mỗi dân tộc được phát triển một cách toàn diện và bền vững;
đồng thời, qua đó, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
+ Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
- Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số
phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm
cho họ khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và
đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. (Văn kiện Đại hội
Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập)
+ Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị
- “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân
tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng
phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách,
chương trình, dự án; chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực
hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn