Quan điểm của tâm lí học hành vi về đời sống tâm lí con người | Tiểu luận môn Tâm lý học đại cương
Tiểu luận môn Tâm lý học đại cương với đề tài: "Hãy phân tích quan điểm của tâm lí học hành vi về đời sống tâm lí con người? Ứng dụng của tâm lí học hành vi trong đời sống hiện nay?" của sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội giúp bạn ôn tập, tham khảo và đạt kết quả cao.
Môn: Tâm lý học đại cương
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD|27879799
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài số 1:
Hãy phân tích quan điểm của tâm lí học hành vi về đời sống tâm lí con
người? Ứng dụng của tâm lí học hành vi trong đời sống hiện nay? Họ và tên: Ngày, tháng, năm sinh: MSSV: Lớp: Ngành: Luật lOMoAR cPSD|27879799 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 1
NỘI DUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .2
I. Lý luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . 2
1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .2
2. Lịch sử hình thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
3. Sự phân hoá trong tâm lí học hành vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
II. Phân tích quan điểm tâm lí học hành vi về đời sống tâm lí con người . . 4
III. Ứng dụng của tâm lí học hành vi trong đời sống hiện nay . . . . . . . . . . . .8
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11 lOMoAR cPSD|27879799 MỞ ĐẦU
Con người chúng ta ai cũng mang trong mình những hiện tượng tâm lí hết sức đa
dạng. Thế giới tâm lí hết sức diệu kì. Chính sự vì vậy, con người luôn muốn tìm hiểu, lí
giải hiện tượng tâm lí cuả bản thân. Từ những tư tưởng thời xa xưa, tâm lí học đã phát
triển và trở thành một bộ môn khoa học gắn với cuộc sống. Một trong những yếu tố tâm
lí được quan tâm là tâm lí học hành vi – nghiên cứu về mối tương quan giữa hành vi và
lí trí của con người. Vì thế, em xin chọn đề tài số 1: “Hãy phân tích quan điểm của tâm
lí học hành vi về đời sống tâm lí con người? Ứng dụng của tâm lí học hành vi trong đời
sống hiện nay?” cho bài tiểu luận của mình. 1 lOMoAR cPSD|27879799 NỘI DUNG I. Lý luận 1. Khái niệm
Thuyết hành vi có lẽ là từ tóm tắt hợp lý nhất cho câu nói nổi tiếng của J. Watson
(1930), cha đẻ của chính thuyết này: “Hãy cho tôi một tá những đứa trẻ khỏe mạnh, sinh
trưởng tốt và một thế giới được quy định bởi riêng tôi để nuôi lớn chúng. Tôi đảm bảo
sẽ lựa chọn một cách ngẫu nhiên và đào tạo chúng thành những loại người mà tôi đã lựa
chọn – bác sỹ, luật sư, nghệ sỹ, thợ máy, đầu bếp hoặc những tên trộm cướp, bất kể tài
năng, khuynh hướng, hứng thú, lý tưởng hay chủng tộc của chúng.”
Khái niệm Thuyết hành vi được đề cập đến ở một trường dạy về Tâm lý do J.
Watson sáng lập, ông cho rằng hành vi có thể định lượng được, củng cố được và thay
đổi được. Nền tảng của Thuyết hành vi được xây dựng trong bài báo của Watson: “Tâm
lý học trong cách nhìn nhận của các nhà hành vi học” năm 1913. Theo
trường phái này, hành vi có thể được học một cách có hệ thống và qua quan sát mà không
cần đến sự khen thưởng hay trạng thái tinh thần nội tại. Nó cho thấy rằng chỉ có thể quan
sát được hành vi cần được nghiên cứu, còn những trạng thái tinh thần nội tại như nhận
thức, cảm xúc và tâm trạng là quá chủ quan cho một cuộc nghiên cứu.
Đồng thuận với Watson, các nhà hành vi khác thực sự tin rằng bất kì một con người
nào cũng có thể được đào tạo để thực hiện bất kì nhiệm vụ nào, bất kể những nền tảng
như di truyền, đặc điểm tính cách và suy nghĩ bên trong (bao gồm những giới hạn về
khả năng thể lý), tất cả đều phải được triệt tiêu để có một trường điều kiện đúng chuẩn. 2. Lịch sử hình thành
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ quan
và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ ấy. Trước
đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục
phát triển tâm lý học trong khuân khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại.
Chính vì thế, cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây dựng khoa
học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte (1798 - 1857), chủ
trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan
sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật. J.
Watson (1878 – 1958) - một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý
học hành vi - một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong lOMoAR cPSD|27879799
tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và
những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý
học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan.
Tâm lí học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J
Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai (1874 – 1949),
B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận
việc nghiên cứu ý thứ con người.
3. Sự phân hoá trong tâm lí học hành vi
Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới con mắt
nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia năm 1912, sự
kiện này được coi như mốc hình thành tâm lý học hành vi. Về sau các quan điểm trình
bày trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913 đến 1930.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân
hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh: -
Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới
về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ. -
Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể
trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen. -
Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh. T:
Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử - thoát ra). Đại diện
thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.
Sự khác nhau giữa các thuyết trên tập trung vào 3 điểm sau: -
Thứ nhất: nhân tố phát động 1 hành vi. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng các phản
ứng bên ngoài là nhân tố phát động hành vi của con người và con vật. Theo TOTE, nhân
tố phát động hành vi của con người và con vật là quá trình ở trung ương thần kinh, trí
nhớ, tâm thế, sự mong đợi… -
Thứ hai: kết quả học tập. Thuyết (S – R) quan niệm kết quả học tập là kỹ xảo (trật
tự nào đó của các cử động). Còn theo thuyết (S – S), kết quả học tập là “các cấu trúc
nhận thức” (hay là sự phản ánh một tình huống nào đó). -
Thứ ba: phương pháp ứng xử. Thuyết (S – R) cho rằng phương thức thích ứng là
“thử và sai”, còn theo thuyết (S – S), tính chất và thành công của các hành vi phụ thuộc vào lOMoAR cPSD|27879799
cấu trúc của tình huống khách quan quy định. Vì vậy, tổ chức (cấu trúc) tình huống quy
định sự hoạt hoá của cá thể, nó quy định sự nắm bắt các quan hệ bản chất của tình huống.
Ngược lại, thuyết TOTE, đề cao hình ảnh, kế hoạch của các phản ứng. Nói các khác,
theo TOTE, những kinh nghiệm, tri thức đã có về hành vi, sự chỉ dẫn quá trình tiến hành
hành vi đó sẽ quy định chất lượng của hành vi ứng xử.
I . Phân tích quan điểm tâm lí học hành vi về đời sống tâm lí con người
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống
quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ
không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ
không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học
được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và
giải thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý
học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm lý
học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là "tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm
thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín". Sự phát triển
tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt
khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan, cũng ở Mĩ những năm
này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều
không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với
phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.
Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người:
Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương
pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế uớc
của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện nhu cầu
cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở Mĩ, nơi mà cách tiếp
cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò thống trị. Điều này đã được
chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của
cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm
thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi
giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.
Phương pháp chủ quan đã mất uy tín, phải nhường vị trí cho phương pháp khách
quan. Ở đây, sinh lý học, đặc biệt là sinh lý học thần kinh đã đóng vai trò quan trọng,
trong đó công đầu thuộc về nhà sinh lý học người Nga I.P.Pavlov, với khái niệm phản lOMoAR cPSD|27879799
xạ có điều kiện. Về phương diện kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện
cho phép ta nhận biết khách quan các phản ứng của cơ thể đối với một kích thích. Các
nhà hành vi học đã không bỏ qua thành tựu này. Phương pháp phản xạ trở thành cứu
cánh của họ. Mặt khác, sự phát triển của tâm lý học động vật đã mang lại cho Tâm lý
học hành vi đối tượng nghiên cứu mới: hành vi của động vật. Sự xuất hiện những nghiệm
thể mới – động vật - không có khả năng nội quan, đã đóng vai trò quan trọng giúp nhà
nghiên cứu chuyển từ quan sát sang thực nghiệm. Hiệu quả tác động của nghiệm viên
bây giờ không phải là tự "thông báo" của nghiệm thể về các trạng thái của mình (như
trong Tâm lý học nội quan) mà là những phản ứng vận động - một điều hoàn toàn khách
quan. Trong biên bản thực nghiệm đã xuất hiện các thông tin kiểu mới về nguyên tắc.
Hơn nữa, chính những nguyên tắc và phương pháp này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của
triết học thực chứng và chủ nghĩa cơ học, đang chi phối tinh thần nước Mĩ. Đó chính là
hoàn cảnh tư tưởng - lý luận đã sinh ra Thuyết hành vi.
Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông là
nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không thể
không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên
trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế
giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực
nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm then chốt
của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn khác của Mĩ đã phát
triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc
ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành
vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian: những cơ sở
lý luận và thực nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ
điển); sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của
J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).
1. John B. Watson ( 1878-1958 )
John B. Watson, cha đẻ của tâm lý học hành vi đã tạo ra trường phái này trong bối
cảnh tâm lý duy tâm đang lụi tàn, và cần hơn bao giờ hết cái nhìn của khoa học với sự
khách quan và những bằng chứng xác thực.Sự kiện hình thành trường phái tâm lý học lOMoAR cPSD|27879799
hành vi chính là việc, vào năm 1913, tập san Tâm lý học Mỹ đăng bài báo “Tâm lý học
dưới con mắt nhà hành vi” của Watson, đồng thời là phần đầu bài giảng của ông tại
trường Đại học Columbia (1912).
Những cương lĩnh đầu tiên của tâm lý học hành vi cổ điển, theo Watson gồm có: -
Trường phái tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng
giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối
tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người.Theo đó, hành vi được xem là tổ hợp
các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. -
Theo Watson, có tất cả 04 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành
vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Mọi việc con người làm kể cả suy
nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. -
Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa
thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một cơ quan biết
phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn.
Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S – R. Trong đó S là
kích thích, R là phản ứng.Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường
hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật
làm và nó bao gồm rất nhiều thứ. -
Với công thức S – R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều
khiển hành vi động vật và con người. Ông lấy nguyên tắc “thử – sai” làm nguyên tắc
khởi thuỷ điều khiển hành vi.Watson cũng cho rằng, tâm lý học với tư cách là khoa học
về khoa học về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ toàn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu
trúc và tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình
ảnh…Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên,
tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan. 2. E.Tolman (1886 – 1959)
Khi trường phái tâm lý học hành vi cổ điển của Watson bắt đầu cho thấy những
dấu hiệu lỗi thời, cũng là lúc các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi mới, tiêu biểu là
E.Tolman (1886-1959) đã cập nhật trường phái này lên một cấp độ khác.
Thuyết hành vi mới ở chỗ, trong công thức S-R truyền thống, những nhà hành vi
mới đưa thêm vào các biến số trung gian làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng.
Nổi bật nhất gồm có lý thuyết của Tolman. Theo ông, thuyết hành vi cùng lúc có
mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng thể, thuyết hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý lOMoAR cPSD|27879799
thuyết của Tolman là sự hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý định.
Với suy nghĩ hành vi của cơ thể là tổng hòa chứ không phải là từng trả lời của cơ
thể, Tolman hình thành học thuyết về “các biến số trung gian” với tư cách là khâu trung
gian can thiệp vào sơ đồ S-R. Trong học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm
lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.
Ông đưa ra hai loại biến số để làm cái quy định hành vi: các biến cố xa hay biến
số khởi thủy, bao gồm các kích thích từ ngoại giới vào các trạng thái sinh lý ban đầu và
các biến số thường xuyên bao gồm các biến số trung gian và các biến số can thiệp.
Theo ông, các cử động hành vi bao giờ cũng phải dựa vào “những điểm tựa vật
thể”, nghĩa là phải được xem xét trong mối quan hệ nhân quả trực tiếp “thông số độc lập
– thông số phụ thuộc”. Điều này phản ánh trong sơ đồ hành vi do dộng vật tạo ra dưới góc độ lựa chọn:
Thông số độc lập – thông số trung gian – thông số phụ thuộc – hành vi 3. B. F. Skinner (1904-1990)
Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của thuyết hành vi
cấp tiến. Thí nghiệm cái hộp trứ danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về
con người và hành vi người và xã hội. Học thuyết Skinner theo đó trở thành một phần
không thể thiếu của trường phái tâm lý học hành vi hiện đại.
Trong học thuyết của mình, đóng góp quan trọng nhất của Skinner là công nghệ
hành vi. Ông đã lập ra một loại quy trình có tên gọi “công nghệ hành vi”, hay bước cuối
cùng trong việc hành vi hóa con người. Quy trình của công nghệ hành vi là do cuộc sống
của con người và xã hội quy định. Đây là một lập luận chính xác.
Theo lý thuyết của Skinner, công nghệ hành vi là:
- Quan niệm con người trước hết là cơ thể cá thể hay một hệ thống vật lý với nghĩa là
một hệ thống phức tạp, hệ thống này tiến hành hành vi theo một cách nhất định;
- Công cụ trung tâm là khái niệm tạo tác;
- Phân tích chức năng là phương pháp xây dựng và vận hành của công nghệ hành vi.
Sơ đồ của nguyên tắc này vẫn là S-R;
- Cơ chế của tất cả các quá trình công nghệ hành vi người nằm trong sự kiểm tra chế độ củng cố;
- Về mặt đạo đức, công nghệ hành vi mang tính trung lập, tức toàn bộ thực chất của tất
cả các hoạt động có thể quan sát thấy ở con người là ở trong củng cố; lOMoAR cPSD|27879799
- Trong công nghệ hành vi có sáu loại kiểm soát: kinh tế, giáo dục, đạo đức, nhà nước,
tôn giáo và tâm lý liệu pháp.
Hiện nay, trường phái tâm lý học hành vi vẫn là một trong những trụ cột của tâm
lý học hiện đại, góp phần lý giải rất nhiều vấn đề tâm lý, mặc dù có nhiều quan điểm đã
lỗi thời. Những đóng góp của các học giả tiêu biểu cũng giúp trường phái này trở nên
nổi tiếng và có tính bao quát hơn bao giờ hết.
I I. Ứng dụng của tâm lí học hành vi trong đời sống hiện nay
Tâm lí học là môn học có tính ứng dụng rất cao trong đời sống, nó gắn chặt với đời
sống con người.Tâm lí học hành vi cũng vậy. Nhờ có tâm lí học hành vi mà con ngưởi
có thể nhận thấy được các hành động của mình từ đó lí giải và đưa ra hướng giải quyết
một cách nhanh gọn. Các đối tượng của tâm lí học hành vi không cao siêu, không trừu
tượng mà là những hành vi rất đỗi bình thường. -
Tâm lí học hành vi đã chỉ ra rằng: Con người ai cũng thích kể về bản thân của
mình, có người kể một cách thao thao bất tuyệt, kể không ngừng nghỉ, cứ hễ nói chuyện
là kể. chắc hẳn ai trong chúng ta hồi bé cũng được nghe ông bà hay bố mẹ kể về thời
chiến, thời kì quan liêu bao cấp hay nghe các câu quen thuộc như: ngày xưa khổ lắm
làm gì có mà ăn; hồi đó toàn ăn cơm độn khoai độn sắn cho qua ngày chứ làm gì có cơm
thịt đầy đủ như bây giờ; hồi đấy bà là hoa khôi của xóm, đi đến đâu trai ngước mắt nhìn
đến đấy… Nhưng khi nghe kể như vậy lại cảm thấy rất thích thú mà không cảm thấy
chán nản hay mệt mỏi. Vì vậy, hãy hỏi họ những câu hỏi khiến họ nói về bản thân nhiều
hơn, từ đó khai thác được nhiều thông tin hơn. -
Khi đi ngoài đường, chúng ta dễ có cảm giác có ai đó đang theo dõi mình, để ý
từng cử chỉ của mình. Nếu muốn biết là ai thì chúng ta chỉ cần bất ngờ ngoảnh mặt lại
vì khi thấy hành động như vậy, người đang nhìn mình sẽ cảm thấy giật mình và theo
phản xạ, người đó hoặc sẽ cúi đầu xuống hoặc sẽ ngoảnh mặt sang hướng khác. -
“Khi cả nhóm cười, con người sẽ có xu hướng nhìn về người mà họ thích nhất”.
Thật vậy, khi chúng ta thích một ai đó mà có dịp ở gần họ trong một không gian nhỏ,
chúng ta sẽ luôn có xu hướng nhìn về người đó và nhất là khi người đó cười phá lên. Vì
vậy một câu chuyện cười sẽ giúp bạn tìm ra người thích mình, vì khi cười phá lên thì
người đó sẽ chớp cơ hội mà ngắm bạn. -
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đầu ngày với cuối ngày là thời điểm mà chúng ta
có trí nhớ tốt nhất. Vì thế trong các phương pháp học hiệu quả, các chuyên gia đã sắp
xếp giờ học thuộc lòng vào buổi sáng sớm và ban đêm trước khi đi ngủ. lOMoAR cPSD|27879799 -
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thường nghe câu: “có qua có lại mới toại lòng
nhau”. Vậy nên muốn ai đó chia sẻ bí mật của mình với bạn thì trước hết hãy chia sẻ
những bí mật của mình. Điều này đã ra tạo cảm giác rằng bạn đã tin tưởng đối phương,
tạo được cảm giác thân thiết với đối phương và họ có thể chia sẻ được những nỗi suy tư
thầm kín của mình với bạn. Đặc biệt đây là cách duy trì mối quan hệ giữa hai bạn thân vui buồn có nhau. -
Vào siêu thị hay “rảo bước” trên các sàn thương mại điện tử chắc hẳn ai trong
chúng ta cũng sẽ phân vân khi định mua thứ gì đó. Điều đó không chỉ xảy đến với những
món đồ rẻ tiền mà đến cả những món đắt tiền. Vậy làm sao để có thể đưa ra một lựa
chọn chính xác nhất? Đơn giản thôi, hãy tưởng tượng rằng tay trái bạn cầm món hàng
đó và tay phải là số tiền tương ứng bạn cần để mua hàng. Bây giờ bạn hãy đánh giá xem
bên nào quan trọng và sẽ lựa chọn bên nào? Nếu bạn chọn tay trái thì hãy mua món hàng
đó còn nếu bạn chọn tay phải thì hãy từ bỏ thôi, đừng do dự nữa. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy được sự tương quan giữa lí
trí và hành vi trong tâm lí học hành vi. Nhờ có tâm lí học hành vi mà con người có thể
nhận thức được những hành vi của mình từ đó đưa ra được phương hướng xử sự chuẩn
mực. Trên đây là bài tiểu luận cảu em. Bài làm của em còn nhiều thiếu xót mong được
thầy (cô) được thầy cô góp ý để em có thêm kinh nghiệm trong những bài tiếp theo. lOMoAR cPSD|27879799 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 3 H ọ c G i ả Hàng Đầ u C ủa Trườ ng Phá i Tâm Lý H ọ c Hành V i (tamlyhochiendai.com)
2. History and Key Concepts of Behavioral Psychology ( History and Key
Concepts o f Behavioral Psychology (verywel mind.com)
3. (2) (DOC) Khá i quá t v ề tâm lý h ọ c hành v i | drive DGP - Academia.edu
4. Tâm lý học đại cương (2008), Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Tâm lý h ọ c hành v i và 10+ ứ ng d ụ ng trong cu ộ c s ố ng | ToPhuongLoan