Quan hệ hợp đồng dân sự lý thuyết - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được áp dụngkhi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NỘI DUNG : SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM
VI PHẠM TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ .
Lời dẫn : Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được áp dụng
khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Về cơ bản hai
hình thức này khá giống nhau nhưng vẫn tồn tại những điểm riêng biệt, đặc trưng cho mỗi loại. Khái niệm:
–Phạt vi phạm Theo điều 422 Bộ luật dân sự 2005: “phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên
trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm". Theo
quy định trên thị chủ thể có quyền đòi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là bên vi
phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng đến là một khoản tiền phạt vi phạm.
+ Điều kiện để phạt vi phạm hợp đồng có giá trị pháp lý :
Thứ nhất: Trong giới hạn mức phạt vi phạm :Khoản 2 Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”, có nghĩa là về nguyên tắc, các bên có quyền tự do định
đoạt mức phạt vi phạm hợp đồng.
Thứ hai: Hợp đồng chính còn hiệu lực Điều đó có nghĩa là khi hợp đồng (mà chế tài phạt vi phạm
được thiết lập để đảm bảo thực hiện) vô hiệu thì thỏa thuận phạt vi phạm không có giá trị pháp lý.
Bởi lẽ phạt vi phạm được coi là một nội dung của hợp đồng nên khi hợp đồng vô hiệu thì điều
khoản phạt vi phạm cũng không còn giá trị
-Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng , là chế tài về
tài sản mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên bị vi phạm
+ Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại :
• Có hành vi không thực hiện đúng hợp đồng
• Có thiệt hại xảy ra trong tực tế
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
• Có lỗi của bên không thực hiện đúng hợp đồng
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHẠT VI PHẠM
Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại:
-Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu lực
-Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng
-Đều bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm
-Đều do có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp đồng
-Đều là các quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật.
Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại: Nội dung Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hai Tiêu chí
Bảo vệ quyền và lợi ích của các
-Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm bên chủ thể Mục đích
-Là trách nhiệm pháp lý nhằm
-Nhằm bù đắp những lợi ích vật chất
nâng cao ý thức của các bên khi
bị mất đi của bên vi phạm thực hiện hợp đồng Điều kiện áp dụng
-Không cần có thỏa thuận áp dụng -Có thỏa thuận áp dụng
-Có thiệt hại thực tế xảy ra
-Không cần có thiệt hại thực tế xảy -Phải chứng minh được phần thiệt ra
hại thực tế xảy ra đó
-Chỉ cần chứng minh được có vi
-Hành vi vi phạm là nguyên nhân phạm trực tiếp Tính phổ biến
Áp dụng phổ biến đối với các vi
Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại phạm hợp đồng có thể xảy ra Nghĩa vụ của các bên
Chỉ cần thỏa thuận được ghi trong
-Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
hợp đồng thì khi có hành vi vi
-Nghĩa vụ hạn chế tổn thất phạm có thể áp dụng