Quan hệ thừa kế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Thừa kế là mối quan hệ chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người còn sống. Trước kia, khi nền văn minh trong xã hội con người chưa phát triển, chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ thừa kế được điều chỉnh dựatheo phong tục tập quán. Sau này khi có Nhà nước, các quy phạm pháp luậtvề thừa kế được ban hành, xuất hiện khái niệm về quyền thừa kế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Quan hệ thừa kế
Khái niệm thừa kế
Thừa kế là mối quan hệ chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người
còn sống. Trước kia, khi nền văn minh trong xã hội con người chưa phát
triển, chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ thừa kế được điều chỉnh dựa
theo phong tục tập quán. Sau này khi có Nhà nước, các quy phạm pháp luật
về thừa kế được ban hành, xuất hiện khái niệm về quyền thừa kế.
Người thừa kế là người được hưởng những tài sản mà người chết để lại.
Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải được thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế không phải là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế có quyền từ
chối nhận di sản với điều kiện đó không phải là hành động từ chối nhằm
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ
chối nhận tài sản phải được lập thành văn bản và thể hiện trước thời điểm
phân chia di sản.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.
Theo Bộ luật Dân sự, có 2 hình thức thừa kế được quy định, thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật.
1. Thừa kế theo di chúc
Khái niệm di chúc
Theo quy định tại Điều 624, Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có quyền quyết định những vấn đề sau:
Chỉ định người thừa kế cũng như tước quyền nhận di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần trong di sản để đi tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản và người phân chia di sản.
Điều kiện hợp pháp của di chúc
Tuy di chúc được thể hiện và thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản
nhưng nó cũng cần phải hợp pháp, cụ thể như sau:
Điều kiện về người lập di chúc:
Phải là người vị thành niên. Nếu là người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi cần
có sự đồng ý của cha mẹ và người giám hộ về việc lập di chúc.
Phải tỉnh táo, minh mẫn khi lập di chúc.
Phải hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không chị sự ép buộc từ bất
cứ tác nhân nào.
Điều kiện về nội dung di chúc
Không vi phạm pháp luật, không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. ( Điều
631, Bộ luật Dân sự 2015)
Điều kiện về hình thức của di chúc
Theo Bộ luật Dân sự 2015, di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường
hợp không thể làm thành văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm
1.Di chúc văn bản không có người làm chứng
Di chúc này hợp pháp khi người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn, hoàn
toàn tự nguyện khi lập di chúc, phải tự viết và kí vào bản di chúc .
Trong trường hợp người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi, cần có chữ kí xác nhận
đồng ý về việc lập di chúc từ bố mẹ hoặc người giám hộ.
2.Di chúc văn bản có người làm chứng
Hình thức di chúc này được lập khi người để lại di sản không muốn tự mình
viết bản di chúc. Trong trường hợp này, người để lại di sản có thể đánh máy
bản di chúc hoặc nhờ người viết hoặc đánh máy bản di chúc của mình, phải có
ít nhất hai người làm chứng. Bản di chúc khi được hoàn thành cũng cần có chữ
ký xác nhận của những người làm chứng này
3.Di chúc văn bản có công chứng, chức thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc
4.Di chúc văn bản phải công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng.
Hình thức di chúc này được áp dụng khi người lập di chúc bị giới hạn về mặt
thể chất hoặc không thể đọc hoặc nghe bản di chúc, không thể kí và điểm chí
vào bản di chúc.
5.Di chúc văn bản có xác nhận
Hình thức này được áp dụng trong những hoàn cảnh không thể công chứng và
chứng thực, ví dụ: người lập di chúc đang đi máy bay, tàu biển,..., hoặc đang
làm việc tại vùng rừng núi, hải đảo. Khi đó, người lập di chúc có thể lập di chúc
bằng văn bản và có sự xác nhận của người có thẩm quyền. Sự xác nhận đó có
giá trị như công chứng, chứng thực.
Di chúc miệng
Trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa không thể tạo lập
văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 3 tháng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi
chép lại, cùng kí tên và điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, bản di chúc này phải
thông qua công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ kí hoặc
điểm chỉ của người làm chứng.
Hiệu lực của di chúc:
Di chúc không hợp pháp thì sẽ vô hiệu, Di chúc hợp pháp có hiệu lực từ thời
điểm mở thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp nhưng chỉ có
hiệu lực một phần, phần còn lại vô hiệu hoặc thậm chí không có hiệu lực toàn
bộ
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Theo quy định của pháp luật, người lập di chúc có quyền chỉ định trong di chúc
những người được nhận tài sản thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo
lợi ích của một số người thuộc diện nhận thừa kế theo pháp luật của người
chết nhằm củng cố và giữ vững tình thương yêu, đoàn kết và chăm sóc giữa
các thành viên trong gia đình theo đúng phong tục tập quán tốt đẹp của nhân
dân ta, pháp luật đã quy định những người sau đây thuộc diện được hưởng
thừa kế, ngay cả khi người lập di chúc không chỉ định, thậm chí còn tước quyền
nhận di sản của họ:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
- Con thành niên mà không có khả năng lao động
| 1/3

Preview text:

Quan hệ thừa kế Khái niệm thừa kế
 Thừa kế là mối quan hệ chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người
còn sống. Trước kia, khi nền văn minh trong xã hội con người chưa phát
triển, chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ thừa kế được điều chỉnh dựa
theo phong tục tập quán. Sau này khi có Nhà nước, các quy phạm pháp luật
về thừa kế được ban hành, xuất hiện khái niệm về quyền thừa kế.
 Người thừa kế là người được hưởng những tài sản mà người chết để lại.
Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải được thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế không phải là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế có quyền từ
chối nhận di sản với điều kiện đó không phải là hành động từ chối nhằm
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ
chối nhận tài sản phải được lập thành văn bản và thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.
 Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.
 Theo Bộ luật Dân sự, có 2 hình thức thừa kế được quy định, thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật.
1. Thừa kế theo di chúc Khái niệm di chúc
Theo quy định tại Điều 624, Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có quyền quyết định những vấn đề sau:
Chỉ định người thừa kế cũng như tước quyền nhận di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần trong di sản để đi tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản và người phân chia di sản.
Điều kiện hợp pháp của di chúc
Tuy di chúc được thể hiện và thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản
nhưng nó cũng cần phải hợp pháp, cụ thể như sau:
Điều kiện về người lập di chúc:
 Phải là người vị thành niên. Nếu là người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi cần
có sự đồng ý của cha mẹ và người giám hộ về việc lập di chúc.
 Phải tỉnh táo, minh mẫn khi lập di chúc.
 Phải hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không chị sự ép buộc từ bất cứ tác nhân nào.
Điều kiện về nội dung di chúc
Không vi phạm pháp luật, không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. ( Điều
631, Bộ luật Dân sự 2015)
Điều kiện về hình thức của di chúc
Theo Bộ luật Dân sự 2015, di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường
hợp không thể làm thành văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm
1.Di chúc văn bản không có người làm chứng
Di chúc này hợp pháp khi người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn, hoàn
toàn tự nguyện khi lập di chúc, phải tự viết và kí vào bản di chúc .
Trong trường hợp người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi, cần có chữ kí xác nhận
đồng ý về việc lập di chúc từ bố mẹ hoặc người giám hộ.
2.Di chúc văn bản có người làm chứng
Hình thức di chúc này được lập khi người để lại di sản không muốn tự mình
viết bản di chúc. Trong trường hợp này, người để lại di sản có thể đánh máy
bản di chúc hoặc nhờ người viết hoặc đánh máy bản di chúc của mình, phải có
ít nhất hai người làm chứng. Bản di chúc khi được hoàn thành cũng cần có chữ
ký xác nhận của những người làm chứng này
3.Di chúc văn bản có công chứng, chức thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc
4.Di chúc văn bản phải công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng.
Hình thức di chúc này được áp dụng khi người lập di chúc bị giới hạn về mặt
thể chất hoặc không thể đọc hoặc nghe bản di chúc, không thể kí và điểm chí vào bản di chúc.
5.Di chúc văn bản có xác nhận
Hình thức này được áp dụng trong những hoàn cảnh không thể công chứng và
chứng thực, ví dụ: người lập di chúc đang đi máy bay, tàu biển,..., hoặc đang
làm việc tại vùng rừng núi, hải đảo. Khi đó, người lập di chúc có thể lập di chúc
bằng văn bản và có sự xác nhận của người có thẩm quyền. Sự xác nhận đó có
giá trị như công chứng, chứng thực. Di chúc miệng
Trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa không thể tạo lập
văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 3 tháng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi
chép lại, cùng kí tên và điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, bản di chúc này phải
thông qua công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ kí hoặc
điểm chỉ của người làm chứng.
Hiệu lực của di chúc:
Di chúc không hợp pháp thì sẽ vô hiệu, Di chúc hợp pháp có hiệu lực từ thời
điểm mở thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp nhưng chỉ có
hiệu lực một phần, phần còn lại vô hiệu hoặc thậm chí không có hiệu lực toàn bộ
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Theo quy định của pháp luật, người lập di chúc có quyền chỉ định trong di chúc
những người được nhận tài sản thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo
lợi ích của một số người thuộc diện nhận thừa kế theo pháp luật của người
chết nhằm củng cố và giữ vững tình thương yêu, đoàn kết và chăm sóc giữa
các thành viên trong gia đình theo đúng phong tục tập quán tốt đẹp của nhân
dân ta, pháp luật đã quy định những người sau đây thuộc diện được hưởng
thừa kế, ngay cả khi người lập di chúc không chỉ định, thậm chí còn tước quyền nhận di sản của họ:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
- Con thành niên mà không có khả năng lao động