Quản lý nhà nước - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Quản lý nhà nước - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chương 2: Quản lí nhà
nước về hàng không
dân dụng
1.Tổng quan về quản lí nhà nước về HKDD
1.1.Sự cần thiết của quản lí nhà nước về HKDD
Nhà nước có vai trò trong việc quản lý nền kinh tế đồng nghĩa với việc quản lý các ngành, các lĩnh vực để
phát triển nền kinh tế quốc gia. Là một ngành đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, Nhà nước
cần phải quản lí ngành HKDD để đảm bảo phát triển theo đường lối và chính sách và quy hoạch giao
thông vận tải.
Tuy nhiên do vận tải hàng không vừa là yêu tố cấu thành của hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vừa là
ngành kinh tế độc lập và mang tính quốc tế cao nên công tác quản lý nhà nước đối với ngành HKDD nói
chung và vận tải hàng không nói riêng có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, ngoài việc quản lý về chiến
lược, quy hoạch, chính sách... như các ngành kinh tế khác, Nhà nước còn phải thực hiện quản lý chuyên
ngành về HKDD nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao thông
vận tải, bảo đảm cho các hoạt động vận tải hàng không được an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa
bảo vệ chủ quyền quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không. Mặt khác, đối với các
quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế luôn có tính 2 mặt, vừa tạo cơ hội mới, vừa tạo ra thách thức và
nguy cơ nên quản lý nhà nước đối với ngành HKDD còn phải bảo hộ hợp lý nhằm tận dụng cơ hội, né
tránh các nguy cơ cho ngành HKDD.
Ngành hàng không dân dụng bao gồm mọi hoạt động bay không liên quan đến lĩnh vực quân sự. Đối với
bất kỳ quốc gia nào, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được
ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Hoạt động hang không dân dụng không chỉ
mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, kinh tế đối ngoại.
Một ngành hàng không phát triển là ngành hàng không không chỉ tập trung phát triển trong nước mà còn
mở rộng, kết nối khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngành hàng không dân dụng được chia thành hai mảng là hàng không thông thường và phương tiện vận
tải hàng không.
Hàng không thông thường bao gồm mọi chuyến bay dân dụng không lịch trình đặt trước, cả tư nhân và
thương mại. Hàng không thông thường có thể bao gồm các chuyến bay về thương mại, tư nhân, huấn
luyện, khí cầu, nhảy dù, tàu lượn, diều điều khiển, ……. Mỗi quốc gia đều có những quy định và cách
quản lý khác nhau về ngành hàng không.
1.2.Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về HKDD
Từ sự cần thiết trên, quản lý nhà nước về HKDD bao gồm cả quản lý nhà nước nói chung lẫn quản lý nhà
nước về chuyên ngành HKDD. Nội dung tại Khoản 2 Điều 1 Luật chỉnh sửa, bổ sung năm 2014 một số
điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2016 :
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy chế, quy trình về hàng không dân dụng.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng
không dân dụng theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông báo bay do Việt Nam
quản lý; quản lý việc đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo
đảm hoạt động bay.
4. Quy hoạch, quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; quản lý việc sử
dụng đất tại cảng hàng không, sân bay.
5. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không; kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vận
chuyển hàng không, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không.
6. Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
7. Quản lý việc thiết kế, sản xuất, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ
tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt
động hàng không dân dụng.
8. Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt
động hàng không dân dụng.
9. Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng; tổ chức và bảo đảm an
ninh, an toàn chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay đặc biệt.
10. Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
11. Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.
12. Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng, giám định sức
khỏe nhân viên hàng không.
13. Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo vệ môi trường,
phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng không dân dụng.
14. Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động hàng không dân dụng.
15. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng không dân
dụng.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng ở Việt Nam được quy định tại Điều 9 Luật
HKDD Việt Nam, gồm:
1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng không
dân dụng.
3) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân
dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động
hàng không dân dụng.
4) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
5) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về
hàng không dân dụng tại địa phương.
1.3.Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
1.3.1.Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD là những nội dung quản lý nhà nước đặc trưng riêng cho ngành
HKDD do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD thực hiện (nhà chức trách hàng không)
nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao thông vận tải, bảo đảm
cho các hoạt động vận tải hàng không được an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền
quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không.
Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD bao gồm quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung
ương và quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD tại địa phương.
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung ương, thường là cơ quan HKDD (Civil Aviation
Authority), thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD trong phạm vi toàn quốc.
Quản lý nhà nước về HKDD tại địa phương, thường là nhà chức trách hàng không sân bay (Airport
Authority), thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD tại các cảng hàng không, sân
bay.
1.3.2.Đặc trưng của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Đặc trưng chủ yếu của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD được thể hiện thông qua 2 chính sách vận
tải hàng không là chính sách điều tiết và bảo hộ vận tải hàng không.
a) Chính sách điều tiết vận tải hàng không
Chính sách điều tiết vận tải hàng không được thực hiện bằng công cụ chủ yếu là qua quyền vận chuyển.
Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương mại vận chuyển
hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối
tượng vận chuyển.
Thương quyền là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện chủ quyền của quốc gia đó đối với việc
khai thác thương mại lãnh thổ của mình bằng đường hàng không. Thông qua quyền vận chuyển nhà nước
có thể điều tiết vận tải hàng không của quốc gia mình nhằm hạn chế hoặc thúc đẩy cạnh tranh để vừa bảo
hộ hợp lý các hãng hàng không trong nước, vừa tạo điều kiện phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng
không và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện nay phần lớn các quốc gia đều chỉ cấp quyền vận chuyển nội
địa cho các hang hàng không trong nước, còn quyền vận chuyển quốc tế được trao đổi qua các hiệp định
song phương và đa phương theo nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không trong nước và các hãng hàng không nước trao đổi
thương quyền.
Dưới đây là 9 thương quyền cơ bản trong vận tải hàng không quốc tế. Thông thường, các quốc gia khi ký
kết hiệp định hàng không song phương hay đa phương thường nhất trí về các thương quyền 1, 2, 3 và 4.
Nhưng từ thương quyền 5 đến 9 việc đàm phán, ký kết thường rất khó khăn, phức tạp. Riêng hai thương
quyền 8 và 9 (thương quyền khai thác nội địa) hầu như rất hiếm quốc gia nào chấp nhận cho các hãng
máy bay nước ngoài vào khai thác các điểm đến nội địa trong nước mình.
Thương quyền 1: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia nhưng không hạ cánh[2]. Ví dụ máy
bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội-Bangkok bay qua không phận Lào.
Thương quyền 2: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia vì các lý do phi thương mại
trong những trường hợp cần thiết và có báo trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay[2]. Ví dụ
máy bay công ty hàng không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng dừng lại đổ xăng tại Singapore.
Thương quyền 3: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) từ quốc gia của hãng chuyên
chở tới lãnh thổ nước ngoài[2]. Ví dụ máy bay của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala
Lumpur-Đà Nẵng.
Thương quyền 4: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) trên lãnh thổ nước ngoài
chuyên chở về nước của hãng khai thác[2]. Ví dụ một công ty hàng không Mỹ bay tuyến Toronto-
Chicago.
Thương quyền 5: Quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và
quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai[2]. Ví dụ một công ty
hàng không Việt Nam bay tuyến Paris-Viêng Chăn-Thành phố Hồ Chí Minh.
Thương quyền 6: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín từ một quốc gia thứ hai đến một quốc gia thứ
ba qua lãnh thổ thuộc nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Việt Nam
bay tuyến Luân Đôn-Hà Nội-Phnôm Pênh.
Thương quyền 7: Quyền được khai thác tải thương mại giữa hai nước hoàn toàn ở ngoài nước của nhà
khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Trung Quốc bay tuyến Hà Nội-Bangkok.
Thương quyền 8:Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến một thành
phố khác của cùng nước đó nhưng các chuyến bay phải được xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví
dụ một máy bay của công ty hàng không Thái Lan bay tuyến Hà Nội-Đà Nẵng-Bangkok.
Thương quyền 9: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến thành phố
khác của nước đó nhưng máy bay không xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của
công ty hàng không Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. (Wikipedia)
Ở nước ta, đến năm 2008, đã ký kết Hiệp định hàng không với 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất
cả các cường quốc kinh tế trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã ký với khoảng 90 nước
và vùng lãnh thổ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng các hãng HKVN và các nước liên quan mở đường bay
thỏa thuận. Ví dụ: Ngoài Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đi Mỹ thì còn có them Bamboo Airways.
Bên cạnh các hiệp định hàng không song phương, Việt Nam cũng tham gia các hiệp định hàng không đa
phương như Hiệp định đa phương về vận tải hàng không Campuchia, Lào, Miama, Việt Nam (CLMV).
Phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước, trong những năm qua Việt Nam, bắt đầu áp dụng chính sách
vận tải hàng không theo hướng tự do hóa ở trong nước cũng như với các nước khu vực trên cơ sở song
phương cũng như đa phương, từng bước nới lỏng các hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết có lộ
trình đảm bảo vừa bảo hộ một cách hợp lý vừa thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải HKVN phát triển, tiến
tới từng bước mở cửa bầu trời theo xu thế khu vực và trên thế giới.
b) Chính sách bảo hộ vận tải hàng không
Chính sách bảo hộ vận tải hàng không chủ yếu được các quốc gia thực hiện với vận tải hàng không quốc
tế. Sự hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng không đòi hỏi từng bước phải tự do hóa cạnh tranh
trên thị trường vận tải hàng không quốc tế. Đối với các hãng hàng không còn có những khoảng cách tụt
hậu so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì việc mở cửa hoàn toàn bầu trời sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng
tồn tại và phát triển của hãng. Vì vậy, các quốc gia cần phải có chính sách cạnh tranh và bảo hộ hợp lý để
vừa thúc đẩy các hãng hàng không của mình phát triển và cạnh tranh một cách hiệu quả. Các chính sách
bảo hộ đối với vận tải hàng không quốc tế thường được các quốc gia xem xét gồm:
- Bảo hộ nhà nước đối với thị trường và giá cước vận tải hàng không quốc tế, chủ yếu qua hiệp
định vận tải hàng không song phương. Trên cơ sở hiệp định song phương, bảo hộ nhà nước về thị trường
và giá cước vận tải hàng không quốc tế đảm bảo cơ hội bình đẳng và công bằng cho 2 quốc gia, thể hiện
qua các nội dung như: Chỉ định một hoặc một số hãng hàng không được quyền khai thác trên thị trường
vận tải hàng không; xác định tổng số tải được phép cung ứng và quyền khai thác thương mại cho các hãng
hàng không được chỉ định, qua đó khống chế đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung ứng lượng tải quá mong
muốn, lịch cất hạ, cánh…; thiết lập và điều tiết mức giá cước vận tải hàng không quốc tế giữa các hãng
hàng không…
- Bảo hộ nhà nước về giá thành vận tải hàng không quốc tế qua các ưu đãi về giá/phí về các dịch vụ
tại sân bay (phí cất hạ cánh, điều hành bay, nhà ga, sân đậu…) cho các hãng hàng không cần được bảo hộ
nhằm giúp hãng này giảm được giá thành để cạnh tranh được với đối thủ của mình.
2.Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, công tác về quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt Nam trong thời gian
quá gắn liền đến quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Từ năm
1956-1975 thì quản lý do bộ Quốc phòng thực hiện bao gồm các chức năng như quốc phòng và kinh
doanh vận tải hàng không cũng như là quản lý nhà nước. Sang năm 1976-1989 thì quản lý hàng không
dân dụng do Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc chính phủ và họ thực hiện các chức
năng liên quan đến kinh doanh vận tải hàng không cũng như là quản lý nhà nước. Từ năm 1990 đến nay
quản lý về hàng không dân dụng được tách bạch giữa quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng không và
chức năng quản lí kinh doanh. Và ta thấy khi tách bạch như vậy thì có ba đơn vị về quản lý nhà nước về
hàng không dân dụng. Đó là Bộ giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng
không ở tại các cảng hàng không, sân bay.
2.1.Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường
sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở
hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận
tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về HKDD.
2.2.Cục hàng không Việt Nam
Cục HKVN là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách
hàng không theo quy định của pháp luật.Cục Hàng không Việt Nam là đơn
vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có cơ sở tại quận
Long Biên, Hà Nội. Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch viết bằng
tiếng Anh: CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết
tắt là: CAAV.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định số 2606/QĐ-CHK
ngày 07 tháng 9 năm 2017 và Quyết định số 1055/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2019. Nội dung cụ
thể như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định tại Nghị định số
66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển, cơ chế,
chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân
dụng.
3. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phê duyệt định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không
dân dụng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến ngành hàng không dân dụng, đề xuất phương án xử lý những quy phạm
pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; kiểm soát thủ tục hành chính
lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình
thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng; thực hiện hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không dân dụng. Tổ chức thông
tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển; tiếp nhận và trả lời kiến nghị của cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng không dân dụng. Ban hành các tài liệu, sổ tay
hướng dẫn về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, khai thác cảng hàng không, sân bay, bảo đảm hoạt
động bay, vận chuyển hàng không, thực hiện thủ tục hành chính, xử lý vi phạm hành chính về hàng không
dân dụng.
6. Về quản lý cảng hàng không, sân bay:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng).
Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng của cảng hàng không, sân bay.
b) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở, đóng cảng
hàng không, sân bay; công bố việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng). Thực
hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án, cấp phép xây dựng công trình
cảng hàng không, sân bay. Quyết định đưa vào khai thác, ngừng khai thác công trình hàng không theo
phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
c) Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); công bố
quy hoạch cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay. Tổ
chức quản lý sử dụng đất cảng hàng không, sân bay. Công bố năng lực khai thác của cảng hàng không,
sân bay.
d) Tổ chức, giám sát việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng
không, sân bay.
đ) Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Chỉ đạo
bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân
bay. Chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch
vụ công theo quy định.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lý khu vực lân cận cảng hàng
không, sân bay.
g) Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại
cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu tại cảng hàng không, sân bay; quản lý số liệu thống kê
về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.
7. Về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy hoạch, chính sách phát triển vận chuyển hàng
không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng
không.
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận
chuyển hàng không; Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Tổ chức
đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không.
c) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến
các vùng có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng.
d) Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại.
đ) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép, Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho
hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp.
e) Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên
quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê
tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
8. Về quản lý tàu bay và khai thác tàu bay:
a) Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu
bay.
9. Về quản lý hoạt động bay:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công
bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung; vùng thông báo bay
đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế giao Việt Nam quản lý.
b) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt
động bay.
c) Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời cho hoạt động hàng
không chung trong vùng trời Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. cấp, sửa đổi, hủy bỏ
phép bay hàng không dân dụng theo quy định. Ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay tại sân bay,
quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định.
d) Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay. Công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm,
khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. Thiết lập, công bố bề mặt giới hạn chướng ngại
vật và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
đ) Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan khác trong việc tổ chức, sử
dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục
chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay hàng không dân
dụng; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu
nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
10. Về an toàn hàng không:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia,
chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay
cho người khai thác tàu bay.
c) Tổ chức thực hiện báo cáo, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải
đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng
không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
11. Về an ninh hàng không:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt
Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện
an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ
hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.
c) Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ
quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi
ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
d) Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không.
đ) Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy
định.
e) Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định.
11a. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Bộ GTVT để Bộ thực hiện chức năng là
cơ quan thường trực của Ủy ban an ninh hàng không dân dụng quốc gia (sau đây viết tắt là Ủy ban); đảm
nhiệm vai trò là Văn phòng Ủy ban:
a) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành thuộc
lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không; các vướng mắc phát sinh giữa các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ
chức liên quan trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
b) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và đánh giá rủi ro, mức độ, nguy cơ uy hiếp an ninh hàng
không; điều phối hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục của toàn ngành hàng không dân dụng.
c) Định kỳ mỗi Quý một lần hoặc đột xuất khi cần thiết tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động phối hợp
liên ngành đảm bảo an ninh hàng không dân dụng. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu
báo cáo kết quả công tác, hoạt động của Ủy ban theo quy định.
d) Chuẩn bị chương trình, nội dung, kết luận các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban. Đôn đốc, kiểm tra, giám
sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận của Ủy ban.
đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt
động hàng năm của Ủy ban trình các cấp có thẩm quyền.
e) Báo cáo và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng-Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban an ninh hàng
không dân dụng quốc gia trong triển khai thực hiện những nhiệm vụ trên.
12. Về bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy tắc về bảo vệ
môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí CO trong hoạt
2
động hàng không dân dụng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi
khí hậu, giảm phát thải khí CO trong hoạt động hàng không dân dụng.
2
13. Về phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không:
a) Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chính sách, biện pháp phát triển nguồn
nhân lực ngành hàng không; theo dõi và đôn đốc thực hiện.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không. Chủ trì công tác phối hợp giữa
các đơn vị trong ngành hàng không trong việc đào tạo nhân viên hàng không.
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện nội bộ cho các đơn vị thuộc Cục.
14. Về quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực hàng không:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây
dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình hàng không cụ thể theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải.
b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đầu tư xây dựng theo hình
thức đối tác công tư về hàng không dân dụng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải.
c) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải phương án cho thuê, thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê, đất
giao tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khác;
phương án bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây
dựng bằng nguồn vốn khác khi được Bộ giao.
d) Lập, trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch thực hiện quy hoạch; giám sát việc thực hiện đầu tư xây
dựng theo quy định về hàng không dân dụng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công
trình hàng không và kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hàng không của các doanh nghiệp hàng không
theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp
luật.
15. Về giá, phí, lệ phí:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải mức giá, khung giá dịch vụ, mức phí, lệ phí chuyên
ngành hàng không theo quy định.
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực
hàng không do nhà nước quy định.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Tổ chức quản lý
việc kê khai giá theo quy định.
16. Về hợp tác quốc tế:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về
hàng không và tổ chức thực hiện.
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc
tế về hàng không.
c) Tham gia đàm phán điều ước quốc tế theo ủy quyền, phân cấp; tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận,
chương trình hợp tác quốc tế về hàng không theo quy định.
d) Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, quy định, nghị quyết, tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành, hướng
dẫn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và các tổ chức hàng không quốc tế khác mà Việt Nam
tham gia; thực hiện các thỏa thuận quốc tế về hàng không mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.
17. Tham gia Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải.
18. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực hàng không dân dụng; xây dựng, triển khai chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông
tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, dịch vụ thông tin phục vụ công tác quản lý và khai thác trong lĩnh vực hàng
không dân dụng.
19. Thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng; xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Xử lý trách nhiệm trong hoạt động vận tải hàng không
đối với tổ chức, cá nhân trong ngành hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
20. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương
trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
21. Về tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
a) Quản lý bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương
và các chế độ, chính sách đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật; trình Bộ trưởng cơ
cấu tổ chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Cục Hàng không Việt Nam.
b) Thành lập hoặc thuê tổ chức, tuyển dụng hoặc thuê nhân viên kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá liên quan đến việc cấp phép, cấp giấy chứng nhận, thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn
hàng không.
22. Cục Hàng không Việt Nam được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, từ nguồn thu phí của
Cảng vụ hàng không, từ phí, lệ phí và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, được áp dụng cơ
chế tài chính đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quản lý tài chính, tài sản được giao theo
quy định của pháp luật.
23. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Tóm lại, Cục HKVN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD chi phối các doanh nghiệp trong
Ngành về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; chính sách vận tải; chính sách an
toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… Các doanh nghiệp vận tải hàng không, với tư cách là
nhà vận chuyển được cấp thương quyền bay và nhà khai thác được cấp chứng chỉ khai thác máy bay, chịu
sự quản lý của Cục HKVN về các vấn đề sau:
- Chính sách vận tải hàng không như thương quyền, các quy định, thể lệ vận chuyển hàng không, các dịch
vụ liên quan đến vận tải hàng không…
- Các vấn đề về an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… như: Đăng ký máy bay, kiểm tra, cấp
công nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ khai thác máy bay, thuê mua máy bay, sản xuất sử dụng
trang thiết bị máy bay, các giấy phép liên quan đến người lái, nhân viên kỹ thuật, khai thác….
Đứng đầu Cục HKVN là Cục trưởng. giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng. Tổ chức giúp việc cho
Cục trưởng gồm: Phòng Kế hoạch - Đầu tư; Phòng Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý cảng
hàng không, sân bay, Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Phòng Quản lý hoạt động bay, Phòng Vận tải hàng
không, Phòng An ninh hàng không, Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường, Phòng Pháp chế - Hợp
tác quốc tế, Thanh tra hàng không và Văn phòng. Trực thuộc Cục HKVN có các Cảng vụ hàng không
miền Bắc, Trung, Nam và các đơn vị sự nghiệp là Tạp chí hàng không Việt Nam và Trung tâm y tế Hàng
không.
2.3.Các Cảng vụ hàng không
Các Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HKDD tại cảng hàng
không, sân bay. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không được quy định tại Điều 60 của Luật
HKDD Việt Nam:
1) Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát triển kết cấu hạ
tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản lý việc xây dựng các công trình trên mặt đất,
mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về:
a) Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay;
b) Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và trong khu vực lân
cận cảng hàng không, sân bay;
c) Trật tự công cộng, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay;
d) Khai thác vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Khai thác cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị kỹ thuật cảng hàng không, sân bay;
e) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;
g) Sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.
3) Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy, cứu nạn, xử lý sự cố và
tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân
bay.
4) Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
5) Đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực cảng hàng
không, sân bay; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp
đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy hoạch cảng
hàng không, sân bay, quy định về quản lý chướng ngại vật, gây uy hiếp an toàn cho hoạt động bay tại
cảng hàng không, sân bay.
6) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
7) Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phát sinh
tại cảng hàng không, sân bay.
8) Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; khám xét, tạm
giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ bay không đáp ứng yêu
cầu về an toàn hàng không, an ninh hàng không.
9) Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về phí, lệ
phí.
10) Quản lý tài sản được Nhà nước giao.
11) Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại
cảng hàng không, sân bay.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không còn được bổ sung tại 27/QĐ-BGTVT ngày 22/6/2007
của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Cụ thể là:
1) Xây dựng trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính và tổ chức thực
hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2) Xây dựng để Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
kế hoạch biên chế hàng năm; tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức theo
quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên
chức thuộc quyền quản lý.
3) Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng không tại cảng hàng
không, sân bay.
4) Cấp thẻ kiểm tra an ninh cho người, giấy phép cho phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn
chế của cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền.
5) Chủ trì phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chuyên cơ tại cảng hàng không, sân bay.
6) Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy
định.
7) Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao.
8) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam giao.
Về tổ chức, Cảng vụ hàng không có Giám đốc, một số Phó Giám đốc giúp việc, các phòng chức năng và
các Đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Giám đốc Cảng
vụ hàng không chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và pháp luật về toàn bộ
hoạt động của Cảng vụ hàng không.
Căn cứ luật HKDD Việt Nam, năm 2007 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ký các Quyết định thành lập
các Cảng vụ hàng không trên cơ sở tách một bộ phận của các Cụm cảng hàng không. Hiện nay quản lý
nhà nước chuyên ngành hàng không ở địa phương gồm có các Cảng vụ sau:
1) Cảng vụ hàng không miền Bắc ), tên giao dịch quốc tế là , viết tắt là (H1 Northern Airports Authority
NAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Nội bài – Hà nội.
2) Cảng vụ hàng không miền Trung( ), tên giao dịch quốc tế là , viết tắt là H2 Middle Airports Authority
MAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Đà nẵng – Thành phố Đà nẵng.
3) Cảng vụ hàng không miền Nam( ), tên giao dịch quốc tế là , viết tắt là H3 Southern Airports Authority
SAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh.
H1
H2
H3
| 1/14

Preview text:

Chương 2: Quản lí nhà
nước về hàng không dân dụng
1.Tổng quan về quản lí nhà nước về HKDD
1.1.Sự cần thiết của quản lí nhà nước về HKDD
Nhà nước có vai trò trong việc quản lý nền kinh tế đồng nghĩa với việc quản lý các ngành, các lĩnh vực để
phát triển nền kinh tế quốc gia. Là một ngành đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, Nhà nước
cần phải quản lí ngành HKDD để đảm bảo phát triển theo đường lối và chính sách và quy hoạch giao thông vận tải.
Tuy nhiên do vận tải hàng không vừa là yêu tố cấu thành của hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vừa là
ngành kinh tế độc lập và mang tính quốc tế cao nên công tác quản lý nhà nước đối với ngành HKDD nói
chung và vận tải hàng không nói riêng có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, ngoài việc quản lý về chiến
lược, quy hoạch, chính sách... như các ngành kinh tế khác, Nhà nước còn phải thực hiện quản lý chuyên
ngành về HKDD nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao thông
vận tải, bảo đảm cho các hoạt động vận tải hàng không được an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa
bảo vệ chủ quyền quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không. Mặt khác, đối với các
quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế luôn có tính 2 mặt, vừa tạo cơ hội mới, vừa tạo ra thách thức và
nguy cơ nên quản lý nhà nước đối với ngành HKDD còn phải bảo hộ hợp lý nhằm tận dụng cơ hội, né
tránh các nguy cơ cho ngành HKDD.
Ngành hàng không dân dụng bao gồm mọi hoạt động bay không liên quan đến lĩnh vực quân sự. Đối với
bất kỳ quốc gia nào, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được
ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Hoạt động hang không dân dụng không chỉ
mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, kinh tế đối ngoại.
Một ngành hàng không phát triển là ngành hàng không không chỉ tập trung phát triển trong nước mà còn
mở rộng, kết nối khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngành hàng không dân dụng được chia thành hai mảng là hàng không thông thường và phương tiện vận tải hàng không.
Hàng không thông thường bao gồm mọi chuyến bay dân dụng không lịch trình đặt trước, cả tư nhân và
thương mại. Hàng không thông thường có thể bao gồm các chuyến bay về thương mại, tư nhân, huấn
luyện, khí cầu, nhảy dù, tàu lượn, diều điều khiển, ……. Mỗi quốc gia đều có những quy định và cách
quản lý khác nhau về ngành hàng không.
1.2.Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về HKDD
Từ sự cần thiết trên, quản lý nhà nước về HKDD bao gồm cả quản lý nhà nước nói chung lẫn quản lý nhà
nước về chuyên ngành HKDD. Nội dung tại Khoản 2 Điều 1 Luật chỉnh sửa, bổ sung năm 2014 một số
điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2016 :
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy chế, quy trình về hàng không dân dụng.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng
không dân dụng theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở vùng thông báo bay do Việt Nam
quản lý; quản lý việc đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
4. Quy hoạch, quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay; quản lý việc sử
dụng đất tại cảng hàng không, sân bay.
5. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không; kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vận
chuyển hàng không, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không.
6. Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
7. Quản lý việc thiết kế, sản xuất, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ
tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt
động hàng không dân dụng.
8. Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt
động hàng không dân dụng.
9. Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng; tổ chức và bảo đảm an
ninh, an toàn chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay đặc biệt.
10. Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
11. Hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng.
12. Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng, giám định sức
khỏe nhân viên hàng không.
13. Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo vệ môi trường,
phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng không dân dụng.
14. Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động hàng không dân dụng.
15. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng ở Việt Nam được quy định tại Điều 9 Luật HKDD Việt Nam, gồm:
1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
3) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân
dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
4) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
5) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về
hàng không dân dụng tại địa phương.
1.3.Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
1.3.1.Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD là những nội dung quản lý nhà nước đặc trưng riêng cho ngành
HKDD do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD thực hiện (nhà chức trách hàng không)
nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao thông vận tải, bảo đảm
cho các hoạt động vận tải hàng không được an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền
quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không.
Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD bao gồm quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung
ương và quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD tại địa phương.
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung ương, thường là cơ quan HKDD (Civil Aviation
Authority), thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD trong phạm vi toàn quốc.
Quản lý nhà nước về HKDD tại địa phương, thường là nhà chức trách hàng không sân bay (Airport
Authority), thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD tại các cảng hàng không, sân bay.
1.3.2.Đặc trưng của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Đặc trưng chủ yếu của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD được thể hiện thông qua 2 chính sách vận
tải hàng không là chính sách điều tiết và bảo hộ vận tải hàng không.
a) Chính sách điều tiết vận tải hàng không
Chính sách điều tiết vận tải hàng không được thực hiện bằng công cụ chủ yếu là qua quyền vận chuyển.
Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương mại vận chuyển
hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
Thương quyền là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện chủ quyền của quốc gia đó đối với việc
khai thác thương mại lãnh thổ của mình bằng đường hàng không. Thông qua quyền vận chuyển nhà nước
có thể điều tiết vận tải hàng không của quốc gia mình nhằm hạn chế hoặc thúc đẩy cạnh tranh để vừa bảo
hộ hợp lý các hãng hàng không trong nước, vừa tạo điều kiện phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng
không và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện nay phần lớn các quốc gia đều chỉ cấp quyền vận chuyển nội
địa cho các hang hàng không trong nước, còn quyền vận chuyển quốc tế được trao đổi qua các hiệp định
song phương và đa phương theo nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không trong nước và các hãng hàng không nước trao đổi thương quyền.
Dưới đây là 9 thương quyền cơ bản trong vận tải hàng không quốc tế. Thông thường, các quốc gia khi ký
kết hiệp định hàng không song phương hay đa phương thường nhất trí về các thương quyền 1, 2, 3 và 4.
Nhưng từ thương quyền 5 đến 9 việc đàm phán, ký kết thường rất khó khăn, phức tạp. Riêng hai thương
quyền 8 và 9 (thương quyền khai thác nội địa) hầu như rất hiếm quốc gia nào chấp nhận cho các hãng
máy bay nước ngoài vào khai thác các điểm đến nội địa trong nước mình.
Thương quyền 1: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia nhưng không hạ cánh[2]. Ví dụ máy
bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội-Bangkok bay qua không phận Lào.
Thương quyền 2: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia vì các lý do phi thương mại
trong những trường hợp cần thiết và có báo trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay[2]. Ví dụ
máy bay công ty hàng không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng dừng lại đổ xăng tại Singapore.
Thương quyền 3: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) từ quốc gia của hãng chuyên
chở tới lãnh thổ nước ngoài[2]. Ví dụ máy bay của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala Lumpur-Đà Nẵng.
Thương quyền 4: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) trên lãnh thổ nước ngoài
chuyên chở về nước của hãng khai thác[2]. Ví dụ một công ty hàng không Mỹ bay tuyến Toronto- Chicago.
Thương quyền 5: Quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và
quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai[2]. Ví dụ một công ty
hàng không Việt Nam bay tuyến Paris-Viêng Chăn-Thành phố Hồ Chí Minh.
Thương quyền 6: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín từ một quốc gia thứ hai đến một quốc gia thứ
ba qua lãnh thổ thuộc nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Việt Nam
bay tuyến Luân Đôn-Hà Nội-Phnôm Pênh.
Thương quyền 7: Quyền được khai thác tải thương mại giữa hai nước hoàn toàn ở ngoài nước của nhà
khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Trung Quốc bay tuyến Hà Nội-Bangkok.
Thương quyền 8:Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến một thành
phố khác của cùng nước đó nhưng các chuyến bay phải được xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví
dụ một máy bay của công ty hàng không Thái Lan bay tuyến Hà Nội-Đà Nẵng-Bangkok.
Thương quyền 9: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến thành phố
khác của nước đó nhưng máy bay không xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của
công ty hàng không Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. (Wikipedia)
Ở nước ta, đến năm 2008, đã ký kết Hiệp định hàng không với 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất
cả các cường quốc kinh tế trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã ký với khoảng 90 nước
và vùng lãnh thổ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng các hãng HKVN và các nước liên quan mở đường bay
thỏa thuận. Ví dụ: Ngoài Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đi Mỹ thì còn có them Bamboo Airways.
Bên cạnh các hiệp định hàng không song phương, Việt Nam cũng tham gia các hiệp định hàng không đa
phương như Hiệp định đa phương về vận tải hàng không Campuchia, Lào, Miama, Việt Nam (CLMV).
Phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước, trong những năm qua Việt Nam, bắt đầu áp dụng chính sách
vận tải hàng không theo hướng tự do hóa ở trong nước cũng như với các nước khu vực trên cơ sở song
phương cũng như đa phương, từng bước nới lỏng các hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết có lộ
trình đảm bảo vừa bảo hộ một cách hợp lý vừa thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải HKVN phát triển, tiến
tới từng bước mở cửa bầu trời theo xu thế khu vực và trên thế giới.
b) Chính sách bảo hộ vận tải hàng không
Chính sách bảo hộ vận tải hàng không chủ yếu được các quốc gia thực hiện với vận tải hàng không quốc
tế. Sự hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng không đòi hỏi từng bước phải tự do hóa cạnh tranh
trên thị trường vận tải hàng không quốc tế. Đối với các hãng hàng không còn có những khoảng cách tụt
hậu so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì việc mở cửa hoàn toàn bầu trời sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng
tồn tại và phát triển của hãng. Vì vậy, các quốc gia cần phải có chính sách cạnh tranh và bảo hộ hợp lý để
vừa thúc đẩy các hãng hàng không của mình phát triển và cạnh tranh một cách hiệu quả. Các chính sách
bảo hộ đối với vận tải hàng không quốc tế thường được các quốc gia xem xét gồm: -
Bảo hộ nhà nước đối với thị trường và giá cước vận tải hàng không quốc tế, chủ yếu qua hiệp
định vận tải hàng không song phương. Trên cơ sở hiệp định song phương, bảo hộ nhà nước về thị trường
và giá cước vận tải hàng không quốc tế đảm bảo cơ hội bình đẳng và công bằng cho 2 quốc gia, thể hiện
qua các nội dung như: Chỉ định một hoặc một số hãng hàng không được quyền khai thác trên thị trường
vận tải hàng không; xác định tổng số tải được phép cung ứng và quyền khai thác thương mại cho các hãng
hàng không được chỉ định, qua đó khống chế đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung ứng lượng tải quá mong
muốn, lịch cất hạ, cánh…; thiết lập và điều tiết mức giá cước vận tải hàng không quốc tế giữa các hãng hàng không… -
Bảo hộ nhà nước về giá thành vận tải hàng không quốc tế qua các ưu đãi về giá/phí về các dịch vụ
tại sân bay (phí cất hạ cánh, điều hành bay, nhà ga, sân đậu…) cho các hãng hàng không cần được bảo hộ
nhằm giúp hãng này giảm được giá thành để cạnh tranh được với đối thủ của mình.
2.Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, công tác về quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt Nam trong thời gian
quá gắn liền đến quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Từ năm
1956-1975 thì quản lý do bộ Quốc phòng thực hiện bao gồm các chức năng như quốc phòng và kinh
doanh vận tải hàng không cũng như là quản lý nhà nước. Sang năm 1976-1989 thì quản lý hàng không
dân dụng do Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc chính phủ và họ thực hiện các chức
năng liên quan đến kinh doanh vận tải hàng không cũng như là quản lý nhà nước. Từ năm 1990 đến nay
quản lý về hàng không dân dụng được tách bạch giữa quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng không và
chức năng quản lí kinh doanh. Và ta thấy khi tách bạch như vậy thì có ba đơn vị về quản lý nhà nước về
hàng không dân dụng. Đó là Bộ giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng
không ở tại các cảng hàng không, sân bay.
2.1.Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan
của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về giao
thông vận tải đường bộ, đường
sắt, đường sông, hàng hải và hàng
không trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công
và thực hiện đại diện chủ sở
hữu phần vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước
thuộc Bộ quản lý theo quy định của
pháp luật. Bộ Giao thông vận
tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về HKDD.
2.2.Cục hàng không Việt Nam Cục HKVN là cơ quan trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng
trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách
hàng không theo quy định của
pháp luật.Cục Hàng không Việt Nam là đơn
vị có tư cách pháp nhân, có con
dấu, tài khoản riêng và có cơ sở tại quận
Long Biên, Hà Nội. Cục Hàng
không Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVIL AVIATION
ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định số 2606/QĐ-CHK
ngày 07 tháng 9 năm 2017 và Quyết định số 1055/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2019. Nội dung cụ thể như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định tại Nghị định số
66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển, cơ chế,
chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
3. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phê duyệt định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành hàng không
dân dụng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến ngành hàng không dân dụng, đề xuất phương án xử lý những quy phạm
pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; kiểm soát thủ tục hành chính
lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình
thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng; thực hiện hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không dân dụng. Tổ chức thông
tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển; tiếp nhận và trả lời kiến nghị của cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng không dân dụng. Ban hành các tài liệu, sổ tay
hướng dẫn về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, khai thác cảng hàng không, sân bay, bảo đảm hoạt
động bay, vận chuyển hàng không, thực hiện thủ tục hành chính, xử lý vi phạm hành chính về hàng không dân dụng.
6. Về quản lý cảng hàng không, sân bay:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
hàng không, sân bay toàn quốc, quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng).
Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng của cảng hàng không, sân bay.
b) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở, đóng cảng
hàng không, sân bay; công bố việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng). Thực
hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án, cấp phép xây dựng công trình
cảng hàng không, sân bay. Quyết định đưa vào khai thác, ngừng khai thác công trình hàng không theo
phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
c) Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay (trừ sân bay chuyên dùng); công bố
quy hoạch cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay. Tổ
chức quản lý sử dụng đất cảng hàng không, sân bay. Công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay.
d) Tổ chức, giám sát việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
đ) Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Chỉ đạo
bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân
bay. Chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công theo quy định.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
g) Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại
cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu tại cảng hàng không, sân bay; quản lý số liệu thống kê
về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.
7. Về quản lý vận chuyển hàng không và hàng không chung:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy hoạch, chính sách phát triển vận chuyển hàng
không và hàng không chung; tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển thị trường vận chuyển hàng không.
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận
chuyển hàng không; Giấy phép kinh doanh hàng không chung; đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Tổ chức
đăng ký Điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không.
c) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến
các vùng có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng.
d) Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại.
đ) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép, Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho
hãng hàng không nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp.
e) Tổ chức cấp, thu hồi, điều chỉnh quyền vận chuyển hàng không; phê duyệt các hợp đồng hợp tác liên
quan đến quyền vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung; chấp thuận việc thuê, cho thuê
tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
8. Về quản lý tàu bay và khai thác tàu bay:
a) Quản lý giao dịch bảo đảm đối với tàu bay theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay.
9. Về quản lý hoạt động bay:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công
bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung; vùng thông báo bay
đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế giao Việt Nam quản lý.
b) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt động bay.
c) Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời cho hoạt động hàng
không chung trong vùng trời Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. cấp, sửa đổi, hủy bỏ
phép bay hàng không dân dụng theo quy định. Ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay tại sân bay,
quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định.
d) Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay. Công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm,
khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay. Thiết lập, công bố bề mặt giới hạn chướng ngại
vật và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
đ) Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan khác trong việc tổ chức, sử
dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục
chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay hàng không dân
dụng; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu
nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
10. Về an toàn hàng không:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình an toàn hàng không quốc gia,
chương trình an toàn đường cất hạ cánh; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ đọc, kiểm tra và phân tích tham số bay, thiết bị ghi âm buồng lái của tàu bay
cho người khai thác tàu bay.
c) Tổ chức thực hiện báo cáo, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên phương tiện vận tải
đường hàng không; thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động trên phương tiện vận tải đường hàng
không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 11. Về an ninh hàng không:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình an ninh hàng không Việt
Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo huấn luyện
an ninh hàng không Việt Nam; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ
hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.
c) Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ
quan có liên quan khác trong việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không để tính toán mức độ rủi
ro đối với hoạt động hàng không dân dụng; phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động hàng không dân dụng; duy trì trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
d) Thẩm định thiết kế đối với kết cấu hạ tầng hàng không về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không.
đ) Quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không đối với các đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định.
e) Quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo quy định.
11a. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Bộ GTVT để Bộ thực hiện chức năng là
cơ quan thường trực của Ủy ban an ninh hàng không dân dụng quốc gia (sau đây viết tắt là Ủy ban); đảm
nhiệm vai trò là Văn phòng Ủy ban:
a) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành thuộc
lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không; các vướng mắc phát sinh giữa các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ
chức liên quan trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
b) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và đánh giá rủi ro, mức độ, nguy cơ uy hiếp an ninh hàng
không; điều phối hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục của toàn ngành hàng không dân dụng.
c) Định kỳ mỗi Quý một lần hoặc đột xuất khi cần thiết tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động phối hợp
liên ngành đảm bảo an ninh hàng không dân dụng. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu
báo cáo kết quả công tác, hoạt động của Ủy ban theo quy định.
d) Chuẩn bị chương trình, nội dung, kết luận các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban. Đôn đốc, kiểm tra, giám
sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận của Ủy ban.
đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt
động hàng năm của Ủy ban trình các cấp có thẩm quyền.
e) Báo cáo và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng-Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban an ninh hàng
không dân dụng quốc gia trong triển khai thực hiện những nhiệm vụ trên.
12. Về bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy tắc về bảo vệ
môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí CO2 trong hoạt
động hàng không dân dụng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi
khí hậu, giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng.
13. Về phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không:
a) Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chính sách, biện pháp phát triển nguồn
nhân lực ngành hàng không; theo dõi và đôn đốc thực hiện.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không. Chủ trì công tác phối hợp giữa
các đơn vị trong ngành hàng không trong việc đào tạo nhân viên hàng không.
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện nội bộ cho các đơn vị thuộc Cục.
14. Về quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực hàng không:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây
dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình hàng không cụ thể theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đầu tư xây dựng theo hình
thức đối tác công tư về hàng không dân dụng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
c) Thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải phương án cho thuê, thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê, đất
giao tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khác;
phương án bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây
dựng bằng nguồn vốn khác khi được Bộ giao.
d) Lập, trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch thực hiện quy hoạch; giám sát việc thực hiện đầu tư xây
dựng theo quy định về hàng không dân dụng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công
trình hàng không và kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hàng không của các doanh nghiệp hàng không
theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp luật.
15. Về giá, phí, lệ phí:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải mức giá, khung giá dịch vụ, mức phí, lệ phí chuyên
ngành hàng không theo quy định.
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực
hàng không do nhà nước quy định.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Tổ chức quản lý
việc kê khai giá theo quy định.
16. Về hợp tác quốc tế:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về
hàng không và tổ chức thực hiện.
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về hàng không.
c) Tham gia đàm phán điều ước quốc tế theo ủy quyền, phân cấp; tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận,
chương trình hợp tác quốc tế về hàng không theo quy định.
d) Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, quy định, nghị quyết, tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành, hướng
dẫn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và các tổ chức hàng không quốc tế khác mà Việt Nam
tham gia; thực hiện các thỏa thuận quốc tế về hàng không mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.
17. Tham gia Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải.
18. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực hàng không dân dụng; xây dựng, triển khai chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông
tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, dịch vụ thông tin phục vụ công tác quản lý và khai thác trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
19. Thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng; xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Xử lý trách nhiệm trong hoạt động vận tải hàng không
đối với tổ chức, cá nhân trong ngành hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
20. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương
trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
21. Về tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
a) Quản lý bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương
và các chế độ, chính sách đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật; trình Bộ trưởng cơ
cấu tổ chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Cục Hàng không Việt Nam.
b) Thành lập hoặc thuê tổ chức, tuyển dụng hoặc thuê nhân viên kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá liên quan đến việc cấp phép, cấp giấy chứng nhận, thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn hàng không.
22. Cục Hàng không Việt Nam được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, từ nguồn thu phí của
Cảng vụ hàng không, từ phí, lệ phí và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, được áp dụng cơ
chế tài chính đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quản lý tài chính, tài sản được giao theo
quy định của pháp luật.
23. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Tóm lại, Cục HKVN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD chi phối các doanh nghiệp trong
Ngành về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; chính sách vận tải; chính sách an
toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… Các doanh nghiệp vận tải hàng không, với tư cách là
nhà vận chuyển được cấp thương quyền bay và nhà khai thác được cấp chứng chỉ khai thác máy bay, chịu
sự quản lý của Cục HKVN về các vấn đề sau:
- Chính sách vận tải hàng không như thương quyền, các quy định, thể lệ vận chuyển hàng không, các dịch
vụ liên quan đến vận tải hàng không…
- Các vấn đề về an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… như: Đăng ký máy bay, kiểm tra, cấp
công nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ khai thác máy bay, thuê mua máy bay, sản xuất sử dụng
trang thiết bị máy bay, các giấy phép liên quan đến người lái, nhân viên kỹ thuật, khai thác….
Đứng đầu Cục HKVN là Cục trưởng. giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng. Tổ chức giúp việc cho
Cục trưởng gồm: Phòng Kế hoạch - Đầu tư; Phòng Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý cảng
hàng không, sân bay, Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Phòng Quản lý hoạt động bay, Phòng Vận tải hàng
không, Phòng An ninh hàng không, Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường, Phòng Pháp chế - Hợp
tác quốc tế, Thanh tra hàng không và Văn phòng. Trực thuộc Cục HKVN có các Cảng vụ hàng không
miền Bắc, Trung, Nam và các đơn vị sự nghiệp là Tạp chí hàng không Việt Nam và Trung tâm y tế Hàng không.
2.3.Các Cảng vụ hàng không
Các Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HKDD tại cảng hàng
không, sân bay. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không được quy định tại Điều 60 của Luật HKDD Việt Nam:
1) Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát triển kết cấu hạ
tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản lý việc xây dựng các công trình trên mặt đất,
mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về:
a) Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay;
b) Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và trong khu vực lân
cận cảng hàng không, sân bay;
c) Trật tự công cộng, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay;
d) Khai thác vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Khai thác cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị kỹ thuật cảng hàng không, sân bay;
e) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;
g) Sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.
3) Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy, cứu nạn, xử lý sự cố và
tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
4) Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
5) Đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực cảng hàng
không, sân bay; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp
đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy hoạch cảng
hàng không, sân bay, quy định về quản lý chướng ngại vật, gây uy hiếp an toàn cho hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
6) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
7) Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phát sinh
tại cảng hàng không, sân bay.
8) Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; khám xét, tạm
giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ bay không đáp ứng yêu
cầu về an toàn hàng không, an ninh hàng không.
9) Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
10) Quản lý tài sản được Nhà nước giao.
11) Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không còn được bổ sung tại 27/QĐ-BGTVT ngày 22/6/2007
của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Cụ thể là:
1) Xây dựng trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính và tổ chức thực
hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2) Xây dựng để Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
kế hoạch biên chế hàng năm; tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức theo
quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên
chức thuộc quyền quản lý.
3) Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
4) Cấp thẻ kiểm tra an ninh cho người, giấy phép cho phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn
chế của cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền.
5) Chủ trì phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chuyên cơ tại cảng hàng không, sân bay.
6) Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
7) Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
8) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam giao.
Về tổ chức, Cảng vụ hàng không có Giám đốc, một số Phó Giám đốc giúp việc, các phòng chức năng và
các Đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Giám đốc Cảng
vụ hàng không chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và pháp luật về toàn bộ
hoạt động của Cảng vụ hàng không.
Căn cứ luật HKDD Việt Nam, năm 2007 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ký các Quyết định thành lập
các Cảng vụ hàng không trên cơ sở tách một bộ phận của các Cụm cảng hàng không. Hiện nay quản lý
nhà nước chuyên ngành hàng không ở địa phương gồm có các Cảng vụ sau:
1) Cảng vụ hàng không miền Bắc (H1), tên giao dịch quốc tế là Northern Airports Authority, viết tắt là
NAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Nội bài – Hà nội.
2) Cảng vụ hàng không miền Trung(H2), tên giao dịch quốc tế là Middle Airports Authority, viết tắt là
MAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Đà nẵng – Thành phố Đà nẵng.
3) Cảng vụ hàng không miền Nam(H3), tên giao dịch quốc tế là Southern Airports Authority, viết tắt là
SAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh. H1 H2 H3