-
Thông tin
-
Quiz
Quan niệm ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quan niệm ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Khái niệm -Ý thức:
+Là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con
người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Đó là sự phản ánh
mang tính tích cực, chủ động sáng tạo
+Là sản phẩm và là thuộc tính của vật chất có tổ chức cao là bộ não người 2. Nguồn gốc
*Nguồn gốc tự nhiên gồm: -Bộ não người
-Các hoạt động tương tác với thế giới khách quan ảnh
hưởng đến khả năng hình thành ý thức của con người —>Điều kiện cần *Nguồn gốc xã hội: -Lao động:
+Công cụ lao động tác động vào đối tượng->bộc lộ
thuộc tính nhất định->tác động vào bộ óc người hình thành nên ý thức
+ “Thế giới tự nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của bàn
tay và khối óc con người
(Ăngghen đã khẳng định: "Trước hết là lao động; sau
lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là
hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hương đến bộ óc
của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người") -Ngôn ngữ:
+Nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội
+Là phương tiện biểu đạt sự vật và dùng để trao đổi giữa người với người
+ “Vỏ vật chất” của tư duy, hiện thực trực tiếp của ý
thức, phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội-lịch sử +Là công cụ của tư duy
—>Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ
yếu làm chuyển biến dần bộ óc của loài vượn người
thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người =>Điều kiện đủ
=>Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn
gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển
=>Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng đặc
trưng của xã hội loài người
VD nguồn gốc ý thức: trong quá trình sản xuất kinh
doanh thay vì lao động bằng chân tay, con người đã ý
thức sử dụng công cụ máy móc hỗ trợ cho việc tăng
năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm 3.Bản chất
* Ý thức là sự phản ánh vật chất
*Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
-Nội dung phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan
-Ý thức là hình ảnh, không phải bản thân sự vật
-Sự vật được di chuyển vào não người và được cải biến đi ở đó
*Ý thức có sự phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo
-Không phải vật chất như thế nào thì phản ánh đúng
vào bộ não của chúng ta như vậy
VD: cùng học tập trong một môi trường như nhau
nhưng những đứa trẻ lại có những nhận thức khác
nhau và sự phản ánh TG của chúng cũng khác nhau
*Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức gồm: -Tính chủ quan
+Ý thức tùy thuộc vào năng lực phản ánh của chủ thể
+Mang hình ảnh tinh thần, có định hướng, có lựa
chọn dựa vào cơ sở vật chất
(Bộ não con người có thể tiếp thu nội dung giống
nhau nhưng lại sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau)
chuyện thầy bói xem voi người sờ vào cái
vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ
vào cái tai thì có nhận thức về cái tai..... vì
họ mù nên không nhìn thấy và không nhận
thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu
thành 1 con voi dẫn đến ý thức về con voi
bị lệch theo chủ quan của mỗi người. -Tính sáng tạo:
+Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ
phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh tâm lí động vật
+Nó được thể hiện phong phú, đa dạng và trừu tượng hóa
+Đôi khi có thể tưởng tượng, giả tưởng về một hiện
tượng không có thật (VD: dự đoán về tương lai, thời tiết…)
VD: trong quá trình xây nhà, làm đường con người
đã tác động vào sự vật 1 cách có chọn lọc sao cho
phù hợp với điều kiện vật chất, KT-XH của từng gia
đình, từng thời kì và ở mỗi địa phương
=>Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức -Tính xã hội:
+Ý thức ra đời trong quá trình con người lao động sản xuất
+Các Mác: “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm
của xã hội và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại”
+Ý thức là sản phẩm tồn tại của xã hội, bắt nguồn từ
xã hội, hình thành do nhu cầu tiến bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống
VD: Từ thời tiền sử, loài vượn đã tiến hóa thành con
người. Để sống sót, từ việc ăn trái cây, người ta đã
biết tạo ra lửa, biết canh tác để có lương thực và tạo
ra các công cụ lao động. Đó là kết quả, thành tựu của
hoạt động vật chất có tính xã hội của con người 4.Kết cấu của ý thức
*Các lớp cấu trúc của ý thức: -Tri thức:
+Là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức
+Là kết quả của quá trình nhận thức thế giới
+Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri
thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng,
không giúp ích cho con người trong hoạt động thực tiễn
-Tình cảm: là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh
tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người, và
quan hệ giữa người với thế giới khách quan
-Ý chí: là cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm
năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt
qua mọi trở ngại để đạt mục đích đề ra
*Các cấp độ của ý thức
-Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình
trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài
(gồm: các nhân và các nhóm xã hội khác nhau)
-Tiềm thức: là những hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài
sự kiểm soát của ý thức
-Vô thức: là những hiện tượng tâm lí không phải do lí
trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lí trí mà ý thức
kiểm soát được trong một lúc nào đó