Quản trị rủi ro tài chính - Kinh tế học | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Tập đoàn Credit Suisse Group AG (SIX: CSGN, NYSE: CS) là một ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quản trị rủi ro tài chính - Kinh tế học | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Tập đoàn Credit Suisse Group AG (SIX: CSGN, NYSE: CS) là một ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

60 30 lượt tải Tải xuống
Credit suisse và sự sụp đổ liên quan đến quản trị rủi ro tài chính
1. Giới thiệu về Credit Suisse
Tập đoàn Credit Suisse Group AG (SIX: CSGN, NYSE: CS) là một
ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ.
Credit Suisse được thành lập bởi Alfred Escher vào năm 1856 dưới tên
Schweizerische Kreditanstalt (SKA, Tổ chức tín dụng Thụy Sĩ).
Credit Suisse được xem là một trong những ngân hàng đầu tư uy tín nhất. Công
ty đứng vững trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cho quản lý rủi ro thận
trọng và chiến lược phân bổ vốn. Nó càng uy tín là một trong những số ít các ngân
hàng quốc tế lớn đến thời tiết các cuộc khủng hoảng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ
của chính phủ. Trong năm 2009, Credit Suisse đã được công nhận là "Ngân hàng của
năm" do tài chính quốc tế đánh giá.
Ngân hàng hoạt động trên 3 lĩnh vực:
- Ngân hàng Đầu tư
- Nghiệp vụ ngân hàng tư nhân
- Quản lý tài sản., trong đó có Shared Services bao gồm các chức năng như IT,
tiếp thị và pháp lý / tuân thủ, bao gồm cả ba lĩnh vực.
Ngân hàng nổi tiếng của Thụy Sĩ Credit Suisse vốn là nơi người giàu trên
thế giới gửi tiền vì ngân hàng này hành động rất cẩn trọng. Điều này khiến cho
cuộc khủng hoảng hiện nay của Credit Suisse càng gây sốc và khó hiểu.
Vậy điều gì đã xảy ra?
2. Diễn biến các cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse
2.1. Greensill phá sản
- Greensill Capital là một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại Anh, chuyên
cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng cho các công ty. Vào 3/2021, Greensill
Capital tuyên bố phá sản mất đi một số khách sau khi gặp khó khăn tài chính và
hàng quan trọng, bao gồm cả ngân hàng Credit Suisse. Greensill Capital đã sử
dụng mô hình tài trợ chuỗi cung ứng để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, công ty đã đẩy mạnh quá mức việc tài trợ và chấp nhận rủi ro lớn. Điều này đã
khiến công ty phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng và nguồn vốn, khiến nó trở
nên rất nhạy cảm với các biến động và rủi ro liên quan đến chúng.
2.2. Archegos phá sản:
- Archegos Capital Management là một công ty quỹ đầu tư gia đình do nhà đầu
tư người Mỹ Bill Hwang thành lập. Công ty này đã sử dụng kỹ thuật giao dịch đòn
bẩy cao để đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Vào 3/2021, Archegos đã gặp khó
khăn tài chính và không thể đảm bảo các khoản vay của mình. Điều này đã dẫn
đến việc các ngân hàng và công ty chứng khoán bán ra các tài sản của Archegos để bù
đắp khoản nợ. Việc bất ngờ bán ra lượng lớn cổ phiếu đã gây sự giảm giá mạnh mẽ
trên thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty có liên quan. Một số ngân hàng
lớn như Credit Suisse và Nomura đã thông báo rằng họ trải qua thiệt hại lớn do vụ bê
bối Archegos.
- Hôm 6/4/2021, Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) xác nhận mất trắng
gần 5 tỉ đô la Mỹ sau cú sụp đổ của quỹ đầu tư Archegos Capital do làn sóng bán giải
chấp các cổ phiếu mà quỹ này nắm giữ với tổng trị giá hơn 20 tỉ đô la Mỹ.
2.3. Chủ tịch từ chức
- Ngày 17/1/2022, Chủ tịch Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, ông
Antonio Horta-Osorio, đã từ chức vì vi phạm quy định cách ly phòng dịch COVID-
19.
- Việc ông Horta-Osorio rời khỏi vị trí Chủ tịch Credit Suisse được cho là có
thể khiến ngân hàng này lại rơi vào bất ổn sau khi đã chịu thua lỗ hàng tỷ USD
do sự sụp đổ của hai quỹ đầu tư là Greensill và Archegos.
2.4. Bị cáo buộc cho phép những kẻ buôn ma tuý rửa tiền ở Bulgaria. Cảnh báo
về lợi nhuận và đồn đoán về sự sáp nhập.
- Credit Suisse đối mặt với cáo buộc rửa tiền tại tòa án Thụy Sĩ khi một cựu
giám đốc quan hệ khách hàng của ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ được cho là
không ngăn chặn hành vi rửa tiền đến hàng triệu euro của những khách hàng buôn ma
túy người Bulgaria. Credit Suisse cũng bị cáo buộc đóng một phần trong vụ việc và là
ngân hàng lớn của Thụy Sĩ đầu tiên xuất hiện trong một phiên tòa xét xử rửa tiền ở
nước này. Tháng 7/2022, Credit suisse bị phạt 2 triệu USB trong vụ rửa tiền liên
quan tới mạng lưới cocaine Bulgaria.
2.5. Bị kiện do đã làm ngơ cho nhân viên lấy từ tài khoản của khách hàng nhằm
bù lỗ cho khách hàng khác
- Trong năm 2022, sau vụ bị cáo buộc rửa tiền ở Bulgaria, Credit suisse cũng bị
kiện vì với lý do đã làm ngơ cho nhân viên lấy tiền từ tài khoản của một khách hàng
nhằm bù đắp cho các khoản lỗ ngày càng tăng trong danh mục đầu tư của các khách
hàng trong quá khứ.
2.6. Bổ nhiệm CEO mới
- Credit suisse đã bổ nhiệm Vào tháng 7/2022 CEO mới là Ulrich Koerner
một chuyên gia về tái cấu trúc. Vị CEO mới này đã cam kết sẽ cập nhật thường xuyên
tình hình hoạt động của công ty và sẽ công bố chiến lược mới vào ngày 27/10/2022.
2.7. Chiến lược mới và kế hoạch tái cấu trúc
- Cơ cấu lại toàn diện mảng ngân hàng đầu tư để giảm đáng kể tài sản rủi
ro:
+ Đối với mảng ngân hàng đầu tư đang gặp khó khăn, ban lãnh đạo ngân hàng
đã cam kết "thực hiện các biện pháp quyết định để tái cấu trúc" mảng kinh doanh này,
tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
+ Ngân hàng cũng thành lập một bộ phận mới có tên "Đơn vị bán vốn" để bán
bớt bất kỳ tài sản nào mà ngân hàng cho là quá rủi ro và có tầm quan trọng chiến lược
thấp.
+ Đơn vị mới được thành lập Credit Suisse First Boston, có các hoạt động trên
thị trường vốn và tư vấn, sẽ phải hoạt động độc lập. Ông Michael Klein sẽ rời Ban
Giám đốc Credit Suisse và trở thành tổng giám đốc của Credit Suisse First Boston vào
năm tới.
+ Ngoài việc cắt giảm hoạt động ngân hàng đầu tư, Credit Suisse cũng đang
bán bớt một số danh mục đầu tư khác, bao gồm 334 triệu euro (328 triệu CHF) cổ
phần trong công ty fintech Tây Ban Nha Allfunds.
- Đẩy nhanh quá trình giảm chi phí: Credit Suisse quyết tâm giảm các khoản
chi phí xuống 15%, tương đương khoảng 2,5 tỷ CHF, xuống còn 14,5 tỷ CHF vào năm
2025. Một trong biện pháp thực hiện giảm chi phí là Credit Suisse sẽ giảm số nhân
viên từ 52.000 người hiện nay xuống còn 43.000 người vào cuối năm 2025. Trong số
9.000 nhân sự cắt giảm này có 2.000 tại Thụy Sỹ (tương đương với 10% nhân sự tại
Thụy Sỹ). Việc cắt giảm việc làm này sẽ bắt đầu ngay trong Quý 4 năm 2022, với số
lượng cắt giảm ban đầu là 2.700 người.
- Củng cố và phân bổ lại nguồn vốn: Đến năm 2025, ngân hàng sẽ tập trung
phân bổ gần 80% nguồn vốn cho 3 mảng kinh doanh có thế mạnh là quản lý tài sản
(Wealth Management), mảng hoạt động có trụ sở tại Thụy Sỹ (Swiss Bank), và quản
lý tài sản có (Asset Management). Credit Suisse cũng sẽ huy động thêm 4 tỷ CHF
(tương đương 4 tỷ USD) để củng cố nền tảng vốn đang bị suy yếu của mình bằng cách
phát hành cổ phiếu mới. Khoản vốn tăng thêm này bao gồm cả khoản mua cổ phần 1,5
tỷ CHF từ Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út, nếu được thông qua tại đại hội cổ đông
bất thường của Credit Suisse dự kiến diễn ra ngày 23/11/2022.
2.8. SNB giải cứu, UBS mua lại
- Ngày 18/3/2023, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và Ngân hàng Trung
ương Thụy Sĩ (SNB), UBS thực hiện mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF. Theo
đó, UBS sẽ hoán đổi cổ phiếu Credit Suisse theo (tức 22,48 cổ phiếu tỷ lệ 1:22,48
Credit Suisse đổi được 1 cổ phiếu UBS). Thương vụ mua lại này được thực hiện
thông qua một sắc lệnh khẩn cấp của Chính phủ Thụy Sĩ mà không cần ý kiến của
cổ đông, nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính rộng hơn.
- Sự chấm dứt thương hiệu tồn tại 167 năm của Credit Suisse, một trong những
ngân hàng đầu tư lớn nhất tại châu Âu và có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, xuất
phát từ nhiều nguyên nhân:
+ Thứ nhất, khẩu vị đầu tư rủi ro cao. Mảng hoạt động ngân hàng đầu tư liên
tục thua lỗ khiến hiệu quả hoạt động thấp. Bên cạnh đó, một số vụ lùm xùm pháp lý,
scandal trong 2 năm qua khiến uy tín của Credit Suisse giảm sút, lượng tiền gửi của
khách hàng trong năm 2022 giảm mạnh, riêng quý IV/2022 mất khoảng 38% lượng
tiền gửi.
+ Thứ hai, Credit Suisse thua lỗ 7,3 tỷ CHF trong năm 2022, sau khi năm
2021 lỗ 1,57 tỷ CHF (trong đó, Ngân hàng tiêu tốn 1,1 tỷ CHF cho “các vụ kiện tụng
lớn”).
+ Thứ ba, trong bối cảnh mối lo ngại về bất ổn hệ thống tài chính - ngân
hàng toàn cầu tăng lên sau sự sụp đổ 3 ngân hàng tại Mỹ, cổ đông lớn nhất của
Credit Suisse là Ngân hàng Quốc gia Saudi Arabia tuyên bố sẽ không đầu tư thêm,
càng khiến Credit Suisse rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, buộc phải đề nghị
SNB ra một tuyên bố hỗ trợ.
3. Bài học về chính sách
Các ngân hàng cần học theo kinh nghiệm quốc tế, tích luỹ kinh nghiệm cần
phản ứng nhanh hơn trong xử lý khủng hoảng. Khác biệt lớn ở đây so với việc sụp đổ
của 3 ngân hàng tại Mỹ, bao gồm Silvergate Bank, Silicon Valley Bank Signature
Bank, là Credit Suisse một ngân hàng đầu toàn cầu. Họ hoạt động trên nhiều thị
trường và quy mô tài sản của họ gấp gần 2 lần tổng quy mô của cả 3 ngân hàng Mỹ kể
trên. Điều này đặt ra các bài học không chỉ về nguyên nhân sụp đổ của Credit Suisse
mà còn về cách các nhà làm chính sách có thể phòng ngừa rủi ro tương tự trong tương
lai.
Trường hợp thương vụ mua lại Credit Suisse bởi UBS với sự hỗ trợ từ Ngân hàng
Trung ương Thụy Sĩ đã nhanh chóng trở thành một tình huống kinh điển, đánh dấu vai
trò quan trọng của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn sự sụp đổ lan rộng
trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.
- Việc Ngân hàng Trung ương Thụy nhanh chóng đưa ra các biện pháp
đảm bảo, tạo điều kiện cho UBS mua lại Credit Suisse chỉ trong 2 ngày cuối
tuần, nhằm tránh cuộc khủng hoảng lan rộng. Trong tình huống khẩn cấp,
ngân hàng trung ương sẵn sàng can thiệp tìm kiếm giải pháp tối ưu với
các tổ chức để củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu đảm bảo thị
trường hoạt động an toàn và trôi chảy.
- Các ngân hàng trung ương đã phối hợp chặt chẽ chuẩn bị kỹ lưỡng khi
nhận biết các tình huống sụp đổ lớn như Credit Suisse, để ngăn chặn nguy
cơ lan tràn của khủng hoảng.
Sụp đổ không phải lúc nào cũng xấu: Trong chu kỳ kinh tế, sự sụp đổ của các
doanh nghiệp yếu một điều hiển nhiên. Điều này giúp tạo ra sự cạnh tranh
khuyến khích sự đổi mới trong nền kinh tế, khi nguồn vốn di chuyển đến các doanh
nghiệp hiệu quả, tạo việc làm và đẩy mạnh nền kinh tế.
Thắt chặt quản rủi ro: Ngay cả các ngân hàng với lịch sử lâu đời như Credit
Suisse cũng không thể bỏ qua quản rủi ro. Cách tiếp cận đầu với mức độ rủi ro
cao mà không kiểm soát rủi ro có thể dẫn đến mất cân bằng tài chính và sụp đổ. Các tổ
chức tài chính, ngân hàng và quỹ đầu tư cần phải cân nhắc và nâng cao khả năng quản
lý rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản trong các tình huống bất lợi.
Sự học hỏi thích ứng của Việt Nam: Chúng ta đã linh hoạt thích ứng với
môi trường đầy biến động, đặc biệt là việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều
này là một bước đi quan trọngtáo bạo, nhưng lại rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta
cũng cần phải cẩn trọng tiếp tục học hỏi từ kinh nghiệm của thế giới để điều hành
chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
4. Kết luận
Thương vụ mua lại Credit Suisse bởi UBS với sự hỗ trợ quyết liệt từ Ngân
hàng Trung ương Thụy Sĩ có thểmột bài học quý báu không chỉ cho các ngân hàng
trung ương khác trên thế giới còn cho các quốc gia đang phát triển thị trường
mới nổi.đã đưa ra những bài học quan trọng về quản lý rủi ro, sự phối hợp và tốc
độ trong xử khủng hoảng tài chính, vai trò quan trọng của sự học hỏi thích
ứng trong môi trường tài chính đầy biến động.
| 1/7

Preview text:

Credit suisse và sự sụp đổ liên quan đến quản trị rủi ro tài chính
1. Giới thiệu về Credit Suisse
Tập đoàn Credit Suisse Group AG (SIX: CSGN, NYSE: CS) là một
ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ.
Credit Suisse được thành lập bởi Alfred Escher vào năm 1856 dưới tên
Schweizerische Kreditanstalt (SKA, Tổ chức tín dụng Thụy Sĩ).
Credit Suisse được xem là một trong những ngân hàng đầu tư uy tín nhất. Công
ty đứng vững trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cho quản lý rủi ro thận
trọng và chiến lược phân bổ vốn. Nó càng uy tín là một trong những số ít các ngân
hàng quốc tế lớn đến thời tiết các cuộc khủng hoảng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ
của chính phủ. Trong năm 2009, Credit Suisse đã được công nhận là "Ngân hàng của
năm" do tài chính quốc tế đánh giá.
Ngân hàng hoạt động trên 3 lĩnh vực: - Ngân hàng Đầu tư -
Nghiệp vụ ngân hàng tư nhân -
Quản lý tài sản., trong đó có Shared Services bao gồm các chức năng như IT,
tiếp thị và pháp lý / tuân thủ, bao gồm cả ba lĩnh vực.
Ngân hàng nổi tiếng của Thụy Sĩ Credit Suisse vốn là nơi người giàu trên
thế giới gửi tiền vì ngân hàng này hành động rất cẩn trọng. Điều này khiến cho
cuộc khủng hoảng hiện nay của Credit Suisse càng gây sốc và khó hiểu.
Vậy điều gì đã xảy ra?
2. Diễn biến các cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse
2.1. Greensill phá sản
- Greensill Capital là một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại Anh, chuyên
cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng cho các công ty. Vào 3/2021, Greensill
Capital tuyên bố phá sản sau khi gặp khó khăn tài chính và mất đi một số khách
hàng quan trọng, bao gồm cả ngân hàng Credit Suisse. Greensill Capital đã sử
dụng mô hình tài trợ chuỗi cung ứng để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, công ty đã đẩy mạnh quá mức việc tài trợ và chấp nhận rủi ro lớn. Điều này đã
khiến công ty phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng và nguồn vốn, khiến nó trở
nên rất nhạy cảm với các biến động và rủi ro liên quan đến chúng.
2.2. Archegos phá sản:
- Archegos Capital Management là một công ty quỹ đầu tư gia đình do nhà đầu
tư người Mỹ Bill Hwang thành lập. Công ty này đã sử dụng kỹ thuật giao dịch đòn
bẩy cao để đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Vào 3/2021, Archegos đã gặp khó
khăn tài chính và không thể đảm bảo các khoản vay của mình. Điều này đã dẫn
đến việc các ngân hàng và công ty chứng khoán bán ra các tài sản của Archegos để bù
đắp khoản nợ. Việc bất ngờ bán ra lượng lớn cổ phiếu đã gây sự giảm giá mạnh mẽ
trên thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty có liên quan. Một số ngân hàng
lớn như Credit Suisse và Nomura đã thông báo rằng họ trải qua thiệt hại lớn do vụ bê bối Archegos.
- Hôm 6/4/2021, Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) xác nhận mất trắng
gần 5 tỉ đô la Mỹ sau cú sụp đổ của quỹ đầu tư Archegos Capital do làn sóng bán giải
chấp các cổ phiếu mà quỹ này nắm giữ với tổng trị giá hơn 20 tỉ đô la Mỹ.
2.3. Chủ tịch từ chức
- Ngày 17/1/2022, Chủ tịch Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, ông
Antonio Horta-Osorio, đã từ chức vì vi phạm quy định cách ly phòng dịch COVID- 19.
- Việc ông Horta-Osorio rời khỏi vị trí Chủ tịch Credit Suisse được cho là có
thể khiến ngân hàng này lại rơi vào bất ổn sau khi đã chịu thua lỗ hàng tỷ USD
do sự sụp đổ của hai quỹ đầu tư là Greensill và Archegos.
2.4. Bị cáo buộc cho phép những kẻ buôn ma tuý rửa tiền ở Bulgaria. Cảnh báo
về lợi nhuận và đồn đoán về sự sáp nhập.
- Credit Suisse đối mặt với cáo buộc rửa tiền tại tòa án Thụy Sĩ khi một cựu
giám đốc quan hệ khách hàng của ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ được cho là
không ngăn chặn hành vi rửa tiền đến hàng triệu euro của những khách hàng buôn ma
túy người Bulgaria. Credit Suisse cũng bị cáo buộc đóng một phần trong vụ việc và là
ngân hàng lớn của Thụy Sĩ đầu tiên xuất hiện trong một phiên tòa xét xử rửa tiền ở
nước này. Tháng 7/2022, Credit suisse bị phạt 2 triệu USB trong vụ rửa tiền liên
quan tới mạng lưới cocaine Bulgaria.
2.5. Bị kiện do đã làm ngơ cho nhân viên lấy từ tài khoản của khách hàng nhằm
bù lỗ cho khách hàng khác
- Trong năm 2022, sau vụ bị cáo buộc rửa tiền ở Bulgaria, Credit suisse cũng bị
kiện vì với lý do đã làm ngơ cho nhân viên lấy tiền từ tài khoản của một khách hàng
nhằm bù đắp cho các khoản lỗ ngày càng tăng trong danh mục đầu tư của các khách hàng trong quá khứ.
2.6. Bổ nhiệm CEO mới
- Vào tháng 7/2022 Credit suisse đã bổ nhiệm CEO mới là Ulrich Koerner
một chuyên gia về tái cấu trúc. Vị CEO mới này đã cam kết sẽ cập nhật thường xuyên
tình hình hoạt động của công ty và sẽ công bố chiến lược mới vào ngày 27/10/2022.
2.7. Chiến lược mới và kế hoạch tái cấu trúc
- Cơ cấu lại toàn diện mảng ngân hàng đầu tư để giảm đáng kể tài sản rủi ro:
+ Đối với mảng ngân hàng đầu tư đang gặp khó khăn, ban lãnh đạo ngân hàng
đã cam kết "thực hiện các biện pháp quyết định để tái cấu trúc" mảng kinh doanh này,
tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
+ Ngân hàng cũng thành lập một bộ phận mới có tên "Đơn vị bán vốn" để bán
bớt bất kỳ tài sản nào mà ngân hàng cho là quá rủi ro và có tầm quan trọng chiến lược thấp.
+ Đơn vị mới được thành lập Credit Suisse First Boston, có các hoạt động trên
thị trường vốn và tư vấn, sẽ phải hoạt động độc lập. Ông Michael Klein sẽ rời Ban
Giám đốc Credit Suisse và trở thành tổng giám đốc của Credit Suisse First Boston vào năm tới.
+ Ngoài việc cắt giảm hoạt động ngân hàng đầu tư, Credit Suisse cũng đang
bán bớt một số danh mục đầu tư khác, bao gồm 334 triệu euro (328 triệu CHF) cổ
phần trong công ty fintech Tây Ban Nha Allfunds.
- Đẩy nhanh quá trình giảm chi phí: Credit Suisse quyết tâm giảm các khoản
chi phí xuống 15%, tương đương khoảng 2,5 tỷ CHF, xuống còn 14,5 tỷ CHF vào năm
2025. Một trong biện pháp thực hiện giảm chi phí là Credit Suisse sẽ giảm số nhân
viên từ 52.000 người hiện nay xuống còn 43.000 người vào cuối năm 2025. Trong số
9.000 nhân sự cắt giảm này có 2.000 tại Thụy Sỹ (tương đương với 10% nhân sự tại
Thụy Sỹ). Việc cắt giảm việc làm này sẽ bắt đầu ngay trong Quý 4 năm 2022, với số
lượng cắt giảm ban đầu là 2.700 người.
- Củng cố và phân bổ lại nguồn vốn: Đến năm 2025, ngân hàng sẽ tập trung
phân bổ gần 80% nguồn vốn cho 3 mảng kinh doanh có thế mạnh là quản lý tài sản
(Wealth Management), mảng hoạt động có trụ sở tại Thụy Sỹ (Swiss Bank), và quản
lý tài sản có (Asset Management). Credit Suisse cũng sẽ huy động thêm 4 tỷ CHF
(tương đương 4 tỷ USD) để củng cố nền tảng vốn đang bị suy yếu của mình bằng cách
phát hành cổ phiếu mới. Khoản vốn tăng thêm này bao gồm cả khoản mua cổ phần 1,5
tỷ CHF từ Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út, nếu được thông qua tại đại hội cổ đông
bất thường của Credit Suisse dự kiến diễn ra ngày 23/11/2022.
2.8. SNB giải cứu, UBS mua lại
- Ngày 18/3/2023, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và Ngân hàng Trung
ương Thụy Sĩ (SNB), UBS thực hiện mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF. Theo
đó, UBS sẽ hoán đổi cổ phiếu Credit Suisse theo tỷ lệ 1:22,48 (tức 22,48 cổ phiếu
Credit Suisse đổi được 1 cổ phiếu UBS). Thương vụ mua lại này được thực hiện
thông qua một sắc lệnh khẩn cấp của Chính phủ Thụy Sĩ mà không cần ý kiến của
cổ đông, nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính rộng hơn.
- Sự chấm dứt thương hiệu tồn tại 167 năm của Credit Suisse, một trong những
ngân hàng đầu tư lớn nhất tại châu Âu và có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, xuất
phát từ nhiều nguyên nhân:
+ Thứ nhất, khẩu vị đầu tư rủi ro cao. Mảng hoạt động ngân hàng đầu tư liên
tục thua lỗ khiến hiệu quả hoạt động thấp. Bên cạnh đó, một số vụ lùm xùm pháp lý,
scandal trong 2 năm qua khiến uy tín của Credit Suisse giảm sút, lượng tiền gửi của
khách hàng trong năm 2022 giảm mạnh, riêng quý IV/2022 mất khoảng 38% lượng tiền gửi.
+ Thứ hai, Credit Suisse thua lỗ 7,3 tỷ CHF trong năm 2022, sau khi năm
2021 lỗ 1,57 tỷ CHF (trong đó, Ngân hàng tiêu tốn 1,1 tỷ CHF cho “các vụ kiện tụng lớn”).
+ Thứ ba, trong bối cảnh mối lo ngại về bất ổn hệ thống tài chính - ngân
hàng toàn cầu tăng lên sau sự sụp đổ 3 ngân hàng tại Mỹ, cổ đông lớn nhất của
Credit Suisse là Ngân hàng Quốc gia Saudi Arabia tuyên bố sẽ không đầu tư thêm,
càng khiến Credit Suisse rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, buộc phải đề nghị
SNB ra một tuyên bố hỗ trợ.
3. Bài học về chính sách
Các ngân hàng cần học theo kinh nghiệm quốc tế, tích luỹ kinh nghiệm và cần
phản ứng nhanh hơn trong xử lý khủng hoảng. Khác biệt lớn ở đây so với việc sụp đổ
của 3 ngân hàng tại Mỹ, bao gồm Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature
Bank, là Credit Suisse là một ngân hàng đầu tư toàn cầu. Họ hoạt động trên nhiều thị
trường và quy mô tài sản của họ gấp gần 2 lần tổng quy mô của cả 3 ngân hàng Mỹ kể
trên. Điều này đặt ra các bài học không chỉ về nguyên nhân sụp đổ của Credit Suisse
mà còn về cách các nhà làm chính sách có thể phòng ngừa rủi ro tương tự trong tương lai.
Trường hợp thương vụ mua lại Credit Suisse bởi UBS với sự hỗ trợ từ Ngân hàng
Trung ương Thụy Sĩ đã nhanh chóng trở thành một tình huống kinh điển, đánh dấu vai
trò quan trọng của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn sự sụp đổ lan rộng
trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.
- Việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ nhanh chóng đưa ra các biện pháp
đảm bảo, tạo điều kiện cho UBS mua lại Credit Suisse chỉ trong 2 ngày cuối
tuần, nhằm tránh cuộc khủng hoảng lan rộng. Trong tình huống khẩn cấp,
ngân hàng trung ương sẵn sàng can thiệp và tìm kiếm giải pháp tối ưu với
các tổ chức để củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư và đảm bảo thị
trường hoạt động an toàn và trôi chảy.
- Các ngân hàng trung ương đã phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị kỹ lưỡng khi
nhận biết các tình huống sụp đổ lớn như Credit Suisse, để ngăn chặn nguy
cơ lan tràn của khủng hoảng.
Sụp đổ không phải lúc nào cũng xấu: Trong chu kỳ kinh tế, sự sụp đổ của các
doanh nghiệp yếu là một điều hiển nhiên. Điều này giúp tạo ra sự cạnh tranh và
khuyến khích sự đổi mới trong nền kinh tế, khi nguồn vốn di chuyển đến các doanh
nghiệp hiệu quả, tạo việc làm và đẩy mạnh nền kinh tế.
Thắt chặt quản lý rủi ro: Ngay cả các ngân hàng với lịch sử lâu đời như Credit
Suisse cũng không thể bỏ qua quản lý rủi ro. Cách tiếp cận đầu tư với mức độ rủi ro
cao mà không kiểm soát rủi ro có thể dẫn đến mất cân bằng tài chính và sụp đổ. Các tổ
chức tài chính, ngân hàng và quỹ đầu tư cần phải cân nhắc và nâng cao khả năng quản
lý rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản trong các tình huống bất lợi.
Sự học hỏi và thích ứng của Việt Nam: Chúng ta đã linh hoạt và thích ứng với
môi trường đầy biến động, đặc biệt là việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều
này là một bước đi quan trọng và táo bạo, nhưng lại rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta
cũng cần phải cẩn trọng và tiếp tục học hỏi từ kinh nghiệm của thế giới để điều hành
chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. 4. Kết luận
Thương vụ mua lại Credit Suisse bởi UBS với sự hỗ trợ quyết liệt từ Ngân
hàng Trung ương Thụy Sĩ có thể là một bài học quý báu không chỉ cho các ngân hàng
trung ương khác trên thế giới mà còn cho các quốc gia đang phát triển và thị trường
mới nổi. Nó đã đưa ra những bài học quan trọng về quản lý rủi ro, sự phối hợp và tốc
độ trong xử lý khủng hoảng tài chính, và vai trò quan trọng của sự học hỏi và thích
ứng trong môi trường tài chính đầy biến động.