-
Thông tin
-
Quiz
Quản trị thương hiệu-Nhóm Chương 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quản trị thương hiệu-Nhóm Chương 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Quản trị thương hiệu-Nhóm Chương 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quản trị thương hiệu-Nhóm Chương 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Nhóm chương 3 BÀI TẬP QTTH
PHẦN 1: TÓM TẮT 4 BƯỚC
1. Xác định và phát triển kế hoạch thương hiệu
Bắt đầu bằng việc định rõ mục tiêu và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Sau đó, tạo
kế hoạch chi tiết để xây dựng thương hiệu dựa trên hiểu biết về khách hàng và tạo
ra tầm nhìn dài hạn cho thương hiệu.
Mô hình vị trí Thương hiệu (Brand Positioning Model):
● Xác định mục tiêu vị trí thương hiệu để thể hiện giá trị độc đáo.
● Xây dựng nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu phù hợp.
● Phân biệt thương hiệu so với đối thủ.
● Đảm bảo hình ảnh và trải nghiệm thương hiệu phản ánh vị trí mong muốn.
● Thực hiện chiến dịch tiếp thị và đo lường hiệu suất thương hiệu.
Mô hình cộng hưởng Thương hiệu (Brand Resonance Model):
● Xây dựng nhận thức và sự hiểu biết về thương hiệu.
● Tạo trải nghiệm tích cực và tương tác tích cực với thương hiệu.
● Tạo đồng cảm và tạo niềm tin trong tương tác thương hiệu.
● Khuyến khích trung thành và hành vi mua hàng thường xuyên.
Chuỗi giá trị Thương hiệu (Brand Value Chain):
● Hiểu quá trình tạo giá trị cho thương hiệu.
● Đo lường tài chính của thương hiệu từ các hoạt động tiếp thị.
● Tối ưu hóa chi phí và đầu tư thương hiệu để tối đa hóa hiệu suất tài chính.
2. Thiết kế và triển khai các chiến dịch marketing
Lựa chọn các yếu tố thương hiệu
Thử nghiệm tốt nhất về sự đóng góp xây dựng thương hiệu của một yếu tố
thương hiệu là người tiêu dùng sẽ nghĩ gì về sản phẩm hoặc dịch vụ nếu họ chỉ biết Nhóm chương 3
tên thương hiệu hoặc logo liên quan hoặc yếu tố khác.
Tích hợp thương hiệu vào hoạt động marketing và chương trình marketing hỗ trợ
Mặc dù sự lựa chọn sáng suốt các yếu tố thương hiệu có thể đóng góp phần
nào vào việc xây dựng giá trị thương hiệu nhưng đóng góp lớn nhất lại đến từ các
hoạt động tiếp thị liên quan đến thương hiệu.
Tận dụng các hiệp hội thứ cấp
Bởi vì thương hiệu được xác định với một thực thể khác, mặc dù thực thể này
có thể không liên quan trực tiếp đến hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ, người
tiêu dùng có thể suy ra rằng thương hiệu có chung các liên tưởng với thực thể đó,
do đó tạo ra các liên tưởng gián tiếp hoặc thứ cấp cho thương hiệu.
3. Đo lường và giải thích hiệu suất của thương hiệu
Để thương hiệu mang lại lợi nhuận, doanh nghiệp cần thực hiện và triển khai
một hệ thống đo lường giá trị thương hiệu. Hệ thống này bao gồm các phần chính sau:
● Brand Audits (Kiểm tra thương hiệu): Là quá trình kiểm tra và phân tích nhằm
mục đích xác định được vị trí của thương hiệu trên thị trường. Từ đó rút ra
những ưu điểm của thương hiệu để thiết lập chiến lược phát triển phù hợp và
nhược điểm của thương hiệu để khắc phục.
● Brand Tracking Studies (Nghiên cứu theo dõi thương hiệu): Doanh nghiệp
cần thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra, thu thập dữ liệu về nhận thức
của khách hàng, sự hài lòng và mức độ trung thành để đánh giá hiệu suất
thương hiệu và đề ra các điều chỉnh cần thiết trong chiến lược tiếp thị.
● Brand Equity Management System (Hệ thống quản lý giá trị thương hiệu): Là
một cơ chế quản lý toàn diện để xây dựng và bảo vệ giá trị thương hiệu, bao
gồm việc xác định mục tiêu, phân loại nguồn lực và ngân sách cho thương
hiệu, định rõ chiến lược quản lý thương hiệu và đảm bảo rằng tất cả các hoạt
động thương hiệu được thực hiện một cách hiệu quả và liên tục.
4. Phát triển và duy trì tài sản thương hiệu
Xác định cấu trúc thương hiệu Nhóm chương 3
Cung cấp những hướng dẫn chung về chiến lược xây dựng thương hiệu và các
yếu tố thương hiệu sẽ được áp dụng trên tất cả các sản phẩm khác nhau mà công ty bán.
Hai khái niệm chính trong việc xác định cấu trúc thương hiệu:
● Danh mục thương hiệu: Tập hợp các nhãn hiệu khác nhau mà một công ty cụ
thể chào bán cho người mua trong một danh mục cụ thể.
● Thứ bậc thương hiệu: Hiển thị số lượng và tính chất của các thành phần
thương hiệu phổ biến và khác biệt trong tập hợp thương hiệu của công ty.
Quản lý tài sản thương hiệu theo thời gian
Quan điểm dài hạn về quản lý thương hiệu nhận thấy rằng bất kỳ thay đổi nào
trong chương trình tiếp thị hỗ trợ cho thương hiệu đều có thể ảnh hưởng đến sự
thành công của các chương trình tiếp thị trong tương lai.
Đưa ra các chiến lược chủ động được thiết kế để nâng cao giá trị thương hiệu
dựa trên khách hàng và các chiến lược phản ứng nhằm hồi sinh một thương hiệu đang gặp vấn đề.
Quản lý giá trị thương hiệu vượt qua ranh giới địa lý, văn hóa và phân khúc thị trường
Khi mở rộng thương hiệu ra nước ngoài, các nhà quản lý cần xây dựng sự công
bằng bằng cách dựa vào kiến thức cụ thể về trải nghiệm và hành vi của các phân khúc thị trường đó.
—-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN 2: ÁP DỤNG VÀO TH TRUE MILK
1. Xác định và phát triển kế hoạch thương hiệu
1.1. Mô hình Vị trí Thương hiệu (Brand Positioning Model):
Nghiên cứu Thị trường và Phân tích:
Tiến hành nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam để hiểu rõ thị trường, nhu cầu
của khách hàng, và cơ hội cạnh tranh.
Phân tích đối thủ: Xác định các đối thủ chính trong ngành công nghiệp sữa và
xem xét những điểm mạnh và yếu của họ. Nhóm chương 3
Xác định Mục tiêu Vị trí Thương hiệu:
Định rõ mục tiêu vị trí thương hiệu cho TH True Milk, ví dụ: "Thương hiệu sữa
tươi và tinh khiết nhất tại Việt Nam."
Nhận diện Thương hiệu:
Phát triển một nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với biểu trưng, logo, màu sắc và
thiết kế phù hợp với vị trí mục tiêu.
Chiến lược Tiếp thị:
Xây dựng chiến lược tiếp thị tích hợp để tạo ra nhận thức về thương hiệu và tối
ưu hóa lợi thế cạnh tranh.
Chọn phương tiện truyền thông, kế hoạch quảng cáo, và chiến dịch tiếp thị để
tương tác với khách hàng và đạt được mục tiêu vị trí thương hiệu.
1.2. Mô hình Cộng hưởng Thương hiệu (Brand Resonance Model): Tạo Mối Quan hệ:
Xác định những cảm xúc bạn muốn kích thích trong lòng khách hàng, ví dụ:
niềm tin, tình cảm gia đình, hoặc sức khỏe.
Tạo các chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo có thể kích thích những cảm xúc
này. Ví dụ: câu chuyện về nguồn gốc và chất lượng của sữa TH True Milk.
Trải Nghiệm Liên Tục:
Đảm bảo rằng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm TH True Milk luôn đáp
ứng mong đợi và tạo niềm tin.
Xây dựng dịch vụ khách hàng xuất sắc để khách hàng cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ.
Khuyến Khích Sự Tương Tác Khách Hàng:
Tạo ra chương trình khách hàng thân thiết với ưu đãi và phần thưởng để
khuyến khích sự trung thành.
Tương tác chủ đề thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội và đáp lại
phản hồi của khách hàng.
1.3. Chuỗi giá trị Thương hiệu (Brand Value Chain):
Theo Dõi Chi Tiêu Tiếp Thị:
Theo dõi chi phí liên quan đến quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, sự kiện thương
hiệu, và các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.
Đánh giá chi tiêu và xem xét xem các khoản đầu tư này có mang lại giá trị hay không.
Đo Lường Hiệu Suất Tài Chính: Nhóm chương 3
Sử dụng các chỉ số tài chính như tỷ lệ sinh lợi, tăng trưởng doanh số bán hàng,
và lợi nhuận để đo lường tác động tài chính của hoạt động tiếp thị.
Xác định ROI từ các chiến dịch tiếp thị cụ thể.
Tối Ưu Hóa Ngân Sách Tiếp Thị:
Dựa vào thông tin thu thập được, điều chỉnh ngân sách tiếp thị để tối ưu hóa hiệu suất và chi phí.
Chọn đầu tư vào những hoạt động thương hiệu có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất.
Xem Xét Tài Chính Dài Hạn:
Đánh giá tình hình tài chính của TH True Milk dài hạn và xác định làm thế nào
các đầu tư vào thương hiệu có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu trong tương lai.
2. THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH 2.1. Brand elements Brand name
Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là “Hạnh
phúc đích thực”. Đó chính là tâm nguyện của TH True Milk mang đến người tiêu
dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn nguyên tinh túy
thiên nhiên và do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn là thành tố quan trọng trong
tên các sản phẩm của TH True Milk là Tươi - Sạch - Tinh túy thiên nhiên. Đây cũng
là lời cam kết bình dị vì những giá trị thật dựng xây hạnh phúc thực sự của con người. Logo
Là một trong những khía cạnh dễ nhận biết thương hiệu của bạn nhất Nhóm chương 3
Đơn giản, không cách điệu
Font chữ có chân thể hiện sự chắc chắn, đáng tin cậy
Màu xanh tượng trưng sự an toàn, tươi sạch
Cánh sao vàng cách điệu tượng trưng cho đạt chuẩn và cam kết của TH True Milk Graphic and images
Các yếu tố đồ hoạ và hình ảnh thống nhất của thương hiệu tạo nên sự độc đáo của thương hiệu
TH true milk luôn gắn liền với hình ảnh các yếu tố thiên nhiên như đồng lúa, đồng hoa, bầu trời,… Color Scheme
Màu sắc thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các yếu tố
hình ảnh và đồ hoạ của doanh nghiệp.
Màu sắc kết hợp hài hòa của màu xanh da trời và màu trắng 2 tông màu chủ
đạo tạo cảm giác tươi mát, thanh tiết. Nhóm chương 3 Typography
Times new roman là phông chữ cố định. Việc có một phông chữ cố định giúp
việc tạo nội dung doanh nghiệp và giao diện gắn kết dễ dàng hơn. Tone and Voice
Truyền tải được cá tính thương hiệu. Nhẹ nhàng. Slogan, Jingle
Ăn sâu vào trong tâm trí người tiêu dùng, là yếu tố giúp người tiêu dùng nhận dạng thương hiệu.
TH True Milk - True Happiness ( Hạnh phúc đích thực )
“Lập lánh ngôi sao vàng, ngạt ngào hương hoa đất
TH True Happiness, là hạnh phúc vương xa.” Nhóm chương 3
2.2. Tích hợp thương hiệu vào hoạt động marketing và chương trình marketing hỗ trợ
Các hình thức, kênh tiếp thị ● DIrect email ● Print advertising ● Online advertising ● Search advertising ● Landing page Online campaign Nhóm chương 3 Billboard
Tiếp thị tại điểm bán hàng
Các chương trình khuyến mãi khi mua trực tiếp tại TH true mart
2.3 Tận dụng các hiệp hội thứ cấp Nhóm chương 3
Điểm ngang bằng (POP) là những đặc điểm mà cả sản phẩm của doanh
nghiệp có và đối thủ cạnh tranh đều có. Điểm ngang bằng là lý do người tiêu
dùng thêm thương hiệu của bạn vào danh sách các lựa chọn thay thế để xem xét
Công nghệ sản xuất: ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại, không hoocmon
tăng trưởng, không lạm dụng thuốc kháng sinh, không thuốc trừ sâu
Kênh phân phối: trên khắp mọi miền đất nước
Nguồn nguyên liệu: lấy từ hệ thống chuồng trại của hãng
Đa dạng sản phẩm, nhiều phân khúc trên thị trườngChất lượng sữa: Sữa tiệt
trùng có chất lượng tốt
Giá bán: Mắc hơn Vinamilk không nhiều
Điểm khác biệt (POD) là những thuộc tính tạo nên sự độc đáo cho thương hiệu.
Đó là đề xuất giá trị (value proposition) thương hiệu, là lợi thế cạnh tranh.
Không chỉ sản xuất sữa tươi tiệt trùng, còn nhiều sản phẩm khác như sữa chua, kem, nước trái cây
Sở hữu chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi sạch TH true mart
Dịch vụ giao hàng tận nhà, đến tay người tiêu dùng sớm nhất
Nhà máy sữa có công nghệ và quy mô hàng đầu Châu Á