-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy chế pháp lý người nước ngoài - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thốngpháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật mà họ mang quốc tịch. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quy chế pháp lý người nước ngoài - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thốngpháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật mà họ mang quốc tịch. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
I. Người nước ngoài 1. Khái niệm
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam 2014
Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người
không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
2. Quy chế pháp lý hành chính
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống
pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật mà họ mang quốc tịch.
– Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đều bình
đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp.
– Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với
công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch.
Quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị
Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính
mạng, tài sản và những quyền, lợi ích hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam
và điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do tín ngưỡng, được bí mật về điện thoại điện tín, có quyền được bảo vệ tính
mạng, nhân phẩm, danh dự.
Có quyền khiếu nại đối với những hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật nước ta quy định cụ thể về cư trú, đi lại của người nước ngoài, tạo điều
kiện cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Người nước ngoài
được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã được
đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại.
Nhà nước Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cho các cơ quan ngoại
giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đạỉ diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam, thành viên những cơ quan đó và thành viên gia đình họ…
Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
Người nước ngoài có quyền lao động, có quyền kinh doanh, được hành nghề luật
sư theo pháp luật Việt Nam.,
Nhà nước khuyến khích đảm bảo hoạt động đầu tư của người nước ngoài vào Việt
Nam, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thương mại, đầu tư, dịch
vụ tại Việt Nam. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, công
nghệ cao trong một số lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp…
Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Người nước ngoài và con em của họ được vào học tại các trường học Việt Nam, trừ
một số trường đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các
trường có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Việc tuyển sinh, quản lý học sinh
nước ngoài theo quy chế tuyển sinh, quản lý học sinh của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được thành
lập, tham gia thành lập và tổ chức trường học quốc tế, trường đại học, trung tâm
dạy nghề, trường văn hóa nghệ thuật hoạt động tại Việt Nam.
Việc tiếp nhận, quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục
thuộc Bộ Quôc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Ban cơ yếu Chính phủ… được thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
Hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài phải tuân theo quy chế
quản lý thông tin của Nhà nước Việt Nam.
Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam, được phép nhận con
ngoài giá thú, nuôi con nuôi… phải tuân theo đúng thủ tục do pháp luật Việt Nam quy định.
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu
công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền của, Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ.
Nhà nước bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật, khoa học lần đầu được công bố và phổ biến tại Việt Nam.
Người nước ngoài được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt Nam và được
hưởng các chế độ bảo trợ xã hội.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt
Nam, có công với Nhà nước Việt Nam được khen thưởng.
Người nước ngoài và người không có quốc tịch là
chung một phần quyền và nghĩa vụ luôn á