Quy định pháp luật và thực tiễn - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Quy định pháp luật và thực tiễn - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN
TRỪ NGOẠI GIAO............................................................................................2
1. Khái niệm quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.........................................2
2. Cơ quan đại diện ngoại giao......................................................................3
3. Viên chức ngoại giao..................................................................................4
4. Ý nghĩa của việc quy định quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao..............4 II.
NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.... ..... ..... ..... ...............................5
1. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao..... ..............5
2. Điều kiện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.... ..................6
3. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao dành cho Cơ quan đại diện ngoại
giao.....................................................................................................................7
4. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao dành cho Viên chức ngoại giao....10
5. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho những người không có thân phận
ngoại giao........................................................................................................14
6. Về thời hạn quyền ưu đãi, miễn trừ..........................................................15 II.
NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM. ..... ..... ....................................16
1. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao..........16
2. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao dành cho Thành viên Cơ quan
đại diện ngoại giao và thành viên gia đình họ.... ..... ..................................18
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO..... ..... ..................................25
1. Thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao trên thế giới...................................................................25
2. Thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam..................................................................28
a. Ưu điểm..................................................................................................28
b. Hạn chế..................................................................................................30
C. KẾT LUẬN..................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................32
ĐỀ SỐ 04: Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, hòa bình – hợp tác – cùng
phát triển vẫn là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Kể từ khi nhà nước
ra đời, sự giao lưu về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, …
giữa các nước ngày càng mở rộng, song song với đó là những bất đồng, xung
đột trở nên sâu sắc và gay gắt hơn. Đó chính là lý do mà hoạt động “ngoại giao”
đã xuất hiện, trở thành con đường lâu dài để củng cố mỗi quan hệ giữa các quốc
gia trong cộng đồng quốc tế, đồng thời quảng bá những nét văn hóa, truyền
thống của dân tộc mình ra toàn thế giới. Như vậy, vai trò của những cơ qua
ngoại giao, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng ngoại giao là vô cùng quan
trọng. Chính vì thế, Công ước Viên năm 1961 ra đời đã đưa ra những quy định
cụ thể về “quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao”. Tính đến nay Việt Nam cũng đã
và đang hoàn thiện các quy định pháp luật về các quyền đó. Trong bài tập lớn
này, nhóm nghiên cứu đề tài: “Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.” 1 B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO
1. Khái niệm quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Thuật ngữ “Ngoại giao” có nguồn
gốc từ tiếng La – tinh, xuất phát từ thuật
ngữ “diloma”, có nghĩa là bằng chứng nhận, cấp cho người được cử đi công tác
nước ngoài, làm đại diện của nhà nước trong quan hệ với nước khác. Ngoại giao
được hiểu là hoạt động chính thức của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà
nước, bằng các biện pháp hòa bình, nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm
vụ đối ngoại cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân mình như ở nước ngoài.
Ưu đãi và miễn trừ là hai khái niệm khác nhau. Trong đó, ưu đãi là dành
cho những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn so với những đối tượng khác. Miễn
trừ là miễn cho khỏi phải thực hiện một nghĩa vụ, một trách nhiệm hay một việc
gì đó mà lẽ ra phải làm. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu
đãi và miễn trừ đặc biệt mà nhà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, dành
cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ ngoại giao của các cơ quan đó.
Về bản chất, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao không nhằm dành
riêng và tạo ra lợi thế riêng cho cá nhân trong hoạt động ngoại giao mà chính là
những quyền mà các quốc gia dành cho nhau, để đảm bảo việc thực hiện có hiệu
quả chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện cho một nhà nước ở
nước ngoài. Nói cách khác, được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt để có sự độc
lập với thẩm quyền tài phán của nước sở tại mới bảo đảm cho thực hiện đầy đủ
chức năng của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. 2
2. Cơ quan đại diện ngoại giao
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ
của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và
với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại. Như
vậy, đây chính là mối quan hệ giữa nước cử với nước nhận và giữa các nước cử
với nhau. Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập dựa trên sự thỏa thuận
giữa hai quốc gia với nhau. Đây cũng chính là sự thể hiện của nguyên tắc thỏa
thuận – nguyên tắc chìa khóa vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại giao và lãnh sự.
Cơ quan đại diện ngoại giao có chức năng đại diện nước cử thực hiện hoạt
động ngoại giao ở nước nhận. Cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm đại sứ quán
(đại sứ đặc mệnh toàn quyền), công sứ quán (công sứ đặc mệnh tòa quyền) và
đại diện quán (đại diện thường trú).
Về chức năng, chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao cụ thể gồm có:
Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận;
Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại
Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;
Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận;
Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại
Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi;
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá
và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.
Về chức năng của Cơ quan đại diện ngoại giao, Luật Cơ quan đại diện của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 dành riêng cho một
chương (Chương II) để xử lý vấn đề này dưới tiêu đề là “Nhiệm vụ, quyền hạn
của Cơ quan đại diện. Theo quy định tại chương II này, Cơ quan đại diện ngoại
giao có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau: (i) Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã
hội, quốc phòng – an ninh; (ii) Phục vụ phát triển kinh tế đất nước; (iii) Thúc để 3
quan hệ văn hóa; (iv) Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự; (v) Hỗ trợ và bảo vệ cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài; (vi) Thống nhất quản lý hoạt động dã ngoại;
(vii) Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện; (viii) Phân công
thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện.
3. Viên chức ngoại giao
Theo khoản e Điều 1 của Công ước viên của Bộ ngoại giao ngày 18 tháng 4
năm 1961 về quan hệ ngoại giao có quy định: “Viên chức ngoại giao" là người
đứng đầu cơ quan đại diện hay một cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện”, ta
có thể hiểu là người có thân phận ngoại giao (có cấp, hàm ngoại giao) thực hiện
chức năng ngoại giao với tư cách đại diện cho nước cử tại nước tiếp nhận hoặc
đại diện cho nước thành viên tại tổ chức quốc tế. Viên chức ngoại giao phải là
công dân nước cử (có quốc tịch nước cử). Viên chức ngoại giao được hưởng
quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
4. Ý nghĩa của việc quy định quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) là Công ước quốc tế quy định
đầy đủ nhất các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Công ước Viên khẳng định
mục đích của việc ưu đãi, miễn trừ không để làm lợi cho các cá nhân mà tạo
điều kiện thuận lợi để cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao
thực hiện có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho nước
cử. Việc ký kết Công ước này sẽ góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa các
nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước và xã hội khác nhau. Là nước đã
tham gia Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, năm 1992 Việt Nam đã ban
hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Ngày
30/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh. 4
Từ đó ta có thể thấy, các quy định này có ý nghĩa đặc biệt là tạo điều kiện
thuận lợi để các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao thực hiện
chức năng của họ một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ví dụ, tại Điều 40 Công ước Viên 1961, ý nghĩa của quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao này được thể hiện rất rõ: “Nếu viên chức ngoại giao đi qua hoặc đang
ở trên lãnh thổ một nước thứ ba mà nước này đã cấp thị thực cho người đó,
trong trường hợp cần phải có thị thực, để đi nhận chức hoặc để trở lại nhiệm sở
của họ, hoặc để về nước thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm
phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về. Nước thứ
ba cũng làm như thế đối với những thành viên gia đình của viên chức ngoại giao
đó được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đó khi cùng đi với họ
hoặc đi riêng để đến với họ hoặc để về nước”. II.
NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Theo quy định tại Điều 37 Công ước Viên 1961 thì đối tượng được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, phái
đoàn đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế; viên chức ngoại giao và
thành viên gia đình họ; nhân viên hành chính – kĩ thuật và thành viên gia đình
họ; nhân viên phục vụ; nhân viên phục vụ riêng của viên chức ngoại giao. Cụ thể: Điều 37
1. Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với
người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những
quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36.
2. Các nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện cũng như
các thành viên gia định cùng sống chung với họ, nếu không phải là công dân
Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, được hưởng 5
những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 35; tuy nhiên
quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính đối với luật pháp của Nước tiếp
nhận nêu ở Đoạn 1 Điều 31 không áp dụng cho những hành vi ngoài việc thi
hành chức năng của họ. Họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi nêu ở Đoạn 1
của Điều 36 đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.
3. Các nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện không phải là công dân
Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này được hưởng
những quyền miễn trừ đối với những hành vi trong khi thi hành chức năng của
họ và được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về công
việc đã làm và được hưởng những quyền miễn trừ nêu ở Điều 33.
4. Những người không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi
cư trú thường xuyên ở Nước này phục vụ riêng cho các thành viên của cơ quan
đại diện được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về
công việc đã làm. Về các mặt khác, họ chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và
miễn trừ trong phạm vi được Nước tiếp nhận cho phép. Tuy nhiên, Nước tiếp
nhận nên thực hiện quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho
không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
2. Điều kiện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Không phải tất cả các đối tượng nêu trên đều được hưởng quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Điều 8 Công ước Viên 1961 có quy đinh:
1. Các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện về nguyên tắc, là công dân Nước cử đi
2. Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện không thể là công dân của
Nước tiếp nhận, trừ khi có sự đồng ý của nước này. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận
có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào. 6
3. Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền đó đối với những người là
công dân nước thứ ba và không đồng thời là công dân Nước cử đi. Bên cạnh đó Công ước cũng nêu rõ: Điều 38
1. Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn
trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú
thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất
khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
2. Những thành viên khác của cơ quan đại diện và những người phục vụ
riêng là công dân Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước đó
chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công
nhận. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với
những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Như vậy, để được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không có
quốc tịch của nước nhận đại diện.
Thứ hai, người được hưởng không có nơi thường trú tại nước nhận đại diện.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, chủ thể dành và đảm bảo các quyền ưu đãi
và miễn trừ ngoại giao cho các đối tượng trên là nước nhận đại diện ngoại giao,
trên cơ sở hòa thuận của hai bên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Viên chức ngoại
giao cũng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao khi quá cảnh qua
lãnh thổ của một quốc gia thứ ba nào đó (Điều 40 Công ước Viên 1961).
3. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao 7
Theo quy định của Luật quốc tế, Cơ quan đại diện ngoại giao và Thành
viên của Cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng những ưu đãi (những ưu tiên,
phúc lợi mà người nước ngoài thông thường không được hưởng) và miễn trừ
(những ngoại lệ đối với quyền tài phán quốc gia) của quốc gia tiếp nhận hoặc sở
tại. Những quyền ưu đãi và miễn trừ này được xác lập cho Cơ quan đại diện
ngoại giao và Thành viên của Cơ quan đại diện ngoại giao nhằm tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho các cơ quan và cá nhân này thực hiện chức năng đại diện
ngoại giao tại nước tiếp nhận hoặc sở tại chứ không nhằm mục đích tư lợi.
Như vậy, quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao là của nước nhận dành cho
nước cử, do đó, chỉ có nước cử mới có thể từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao đó, còn các cá nhân thực hiện chức vụ ngoại giao sẽ được hưởng các quyền
ấy, nhưng không có nghĩa là họ có quyền từ chối không hưởng các quyền đó.
Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao về cơ bản
quyền này được thiết lập dựa trên Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao.
Nội dung cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, về quyền miễn trừ:
Một là, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Trụ sở của cơ quan đại diện là
bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu
không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện. Nước tiếp nhận có
nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập
hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm
tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc
và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện
không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Đồng thời, trụ sở của cơ quan đại diện không được đem sử dụng một cách
không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã được nêu trong Công 8
ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong
những hiệp định riêng hiện hành giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.
Hai là, quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu: Hồ sơ và tài
liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất kể địa điểm và
thời gian (Điều 24 Công ước Viên 1961). Quy định này được áp dụng ngay cả
khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã bị cắt đứt.
Ba là, quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao, valy
ngoại giao. Thư tín về việc công của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm.
"Thư tín về việc công" được hiểu là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan đại
diện và các chức năng của cơ quan đại diện. Túi ngoại giao không thể bị mở
hoặc bị giữ lại. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải mang các dấu hiệu bên
ngoài dễ thấy, chỉ rõ tính chất của các kiện này và chỉ được chứa dựng những tài
liệu ngoại giao hay những đồ vật dùng vào việc công. Giao thông viên ngoại
giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của họ, ghi rõ số
kiện tạo thành túi ngoại giao và khi thi hành chức năng của mình, họ được Nước
tiếp nhận bảo hộ. Họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không
bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước cử đi hay cơ quan đại
diện có thể cử giao thông viên ngoại giao ad hoc (được chỉ định theo từng việc).
Trong trường hợp đó, những quy định ở Đoạn 5 của Điều này cũng được áp
dụng, nhưng ngay sau khi giao thông viên trao túi cho mình phụ trách cho người
nhận thì các quyền miễn trừ đã nêu sẽ không được áp dụng nữa. Túi ngoại giao
có thể được giao cho người chỉ huy máy bay dân dụng sẽ hạ cánh tại một sân
bay được phép đến. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ
số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng người đó không được coi là giao thông
viên ngoại giao. Cơ quan đại diện có thể cử một thành viên của mình đến nhận
túi ngoại giao một cách trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy máy bay đó.
Thứ hai, về quyền miễn trừ: 9
Một là, quyền miễn thuế và lệ phí: Nước cử đi và người đứng đầu cơ quan
đại diện được miễn tất cả các thứ thuế và lệ phí của Nhà nước, khu vực hay
thành phố đánh vào trụ sở của cơ quan đại diện mà họ là người sở hữu hay
người thuê, trừ các loại thuế và lệ phí là các khoản thu về các dịch vụ cụ thể.
Việc miễn thuế nêu trong điều này không áp dụng cho các loại thuế và lệ phí mà
theo luật lệ của Nước tiếp nhận do những người giao dịch với Nước cử đi hay
với người đứng đầu cơ quan đại diện phải trả.
Hai là, quyền tự do thông tin liên lạc.
Theo quy định tại Điều 27 của Công ước: Nước tiếp nhận phải cho phép và
bảo vệ việc tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện về mọi việc công. Khi
liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện khác và các cơ quan
lãnh sự của nước mình đóng bất kỳ ở đâu, cơ quan đại diện Nước cử đi có thể
dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại
giao và điện tín bằng mật mã hay số hiệu. Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp
nhận đồng ý, cơ quan đại diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.
Ba là, quyền treo quốc kỳ, quốc huy.
Cụ thể, Điều 20 Công ước Viên 1961 quy định: Cơ quan đại diện và người
đứng đầu cơ quan đại diện có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nước cử đi
trên các trụ sở của cơ quan đại diện, kể cả trên nhà ở và các phương tiện đi lại
của người đứng đầu cơ quan đại diện
4. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao dành cho Viên chức ngoại giao
Pháp luật quốc tế dành cho viên chức ngoại giao những quyền ưu đãi và
miễn trừ đặc biệt và toàn diện nhất, giúp học có thể thực hiện hiệu quả chức
năng nhà nước mình giao cho khi công tác ở nước nhận đại diện. Bao gồm
quyền ưu đãi, miễn trừ:
Một là, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được quy định tại Điều 29
Công ước Viên 1961 như sau: “Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả
xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. 10
Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện
pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay
phẩm cách của họ.” Viên chức ngoại giao hưởng quyền bất khả xâm phạm về
thân thể đối với công dân nước nhận đại diện, đối với chính nhà nước đó. Không
chỉ vậy, nước tiếp nhận còn cần áp dụng mọi biện pháp thích đáng và cần thiết
để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể tại nước nhận đại diện.
Hai là, quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và
phương tiện đi lại, tương tự như trên, các đối tượng “nơi ở, tài liệu, thư tín, tài
sản và phương tiện đi lại” cũng là đối tượng của quyền bất khả xâm phạm của
viên chức ngoại giao nói riêng và quyền ưu đãi, miễn trừ nói chung. Theo quy
định tại Điều 30 Công ước Viên 1961 thì: Nhà riêng của viên chức ngoại giao
cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ
quan đại diện. Tài liệu, thư tín và, trừ những trường hợp nêu ở Đoạn 3 của Điều
31, tài sản của họ cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm.”
Mặc dù tại khoản 1 Điều 30 chỉ nhắc đến “nhà riêng” của viên chức, song
cần hiểu rộng hơn về khái niệm nơi ở của Viên chức. Cụ thể, nơi ở của viên
chức ngoại giao bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể, phòng trong khách
sạn được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chế ngoại giao.
Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài
liệu, thư tín ngoại giao, tài sản và phương tiện đi lại, được quy định cụ thể tại
các Điều 44, Điều 45 của Công ước Viên 1961 như sau: Điều 44
Nước tiếp nhận, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang, phải dành
sự giúp đỡ cần thiết để những người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ
không phải là công dân Nước tiếp nhận, cũng như các thành viên gia đình họ,
không phân biệt quốc tịch nào, được rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận trong thời
hạn sớm nhất. Đặc biệt, nếu cần, Nước tiếp nhận phải dành cho họ các phương
tiện vận chuyển cần thiết cho bản thân họ và tài sản của họ. 11 Điều 45
Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc cơ
quan đại diện được rút về hẳn hoặc tạm thời:
a) Nước tiếp nhận, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn
trọng và bảo vệ trụ sở cùng với tài sản và hồ sơ của cơ quan đại diện;
b) Nước cử đi có thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện và
những tài sản hồ sơ ở trong đó cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được;
c) Nước cử đi có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi của mình và của công
dân mình cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được.
Ba là, quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp thì hành án.
Trước hết, theo quy định tại Điều 31 Công ước Viên 1961 thì viên chức
ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự của Nước tiếp nhận.
Tuy nhiên, quyền miễn trừ xét xử về dân sự vẫn có những hạn chế nhất
định. Họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự khi tham gia với tư
cách cá nhân các vụ kiện có đặc điểm như sau: “a) Một vụ kiện về tài sản liên
quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên
chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì
các mục đích của cơ quan đại diện. b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế,
trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo
hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân
danh Nước cử đi. c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp
hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận
ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.”
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. 12
Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải làm chứng tại cơ quan hành
pháp và tư pháp của nước nhận đại diện, trừ trường hợp họ tự nguyện; chính
quyền nước sở tại về nguyên tắc không được áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào với họ.
Cần lưu ý rằng, quyền miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối
với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật nước cử đi.
Bốn là, viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ với các biện pháp
thi hành án, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định pháp luật có liên quan
khi họ tham gia với tư cách cá nhân trong các vụ kiện về: Bất động sản tư nhân
có trên lãnh thổ Việt Nam; thừa kế; hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào
mà viên chức ngoại giao tiến hành ở nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức
năng chính thức của họ. Trong trường hợp tiến hành thì vẫn phải tôn trọng
quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của họ. Việc từ bỏ quyền quyền
miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi
như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án.
Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.
Năm là, quyền được miễn thuế, Điều 34 Công ước Viên 1961 quy định
viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí. Nhưng không bao gồm
các thuế và lệ phí sau: “a) Thuế gián thu, là thuế thông thường vẫn được tính
gộp vào giá hàng hoá hoặc công dịch vụ; b) Thuế và lệ phí đối với bất động sản
tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao không sở
hữu bất động sản đó trên danh nghĩa Nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại
diện. c) Thuế và lệ phí thừa kế do Nước tiếp nhận thu, trừ những quy định nêu ở
Đoạn 4 của Điều 39. d) Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập tư nhân có
nguồn gốc ở Nước tiếp nhận và thuế đánh vào vốn đầu tư các cơ sở thương mại
đóng tại Nước tiếp nhận. e) Thuế và lệ phí thu về việc trả công các dịch vụ cụ
thể; f) Các lệ phí trước bạ, chứng thư, toà án, cầm cố và cước tem về bất động
sản, trừ các quy định nêu ở Điều 23.” (có loại trừ). 13
Sáu là, quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan, theo quy định tại điều 36 Công
ước Viên 1961 thì viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan đối
với đồ dùng cá nhân của họ và thành viên gia đình họ. Nhưng không bao gồm
các thuế lưu kho, vận chuyển và cước phí về các dịch vụ tương tự.
Hành lí cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ
khi có cơ sở khẳng định rằng trong hành lí có chứa đựng những đồ dùng không
dùng vào việc công của cơ quan đại diện ngoại giao; đồ vật không dùng cho nhu
cầu cá nhân cũng như nhu cầu của các thành viên trong gia đình viên chức ngoại
giao và đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập hoặc cấm xuất.
Bảy là, quyền tự do đi lại. Không trái với luật lệ của mình về các khu vực
mà việc ra vào bị cấm hoặc phải theo quy định vì lý do an ninh quốc gia, Nước
tiếp nhận phải bảo đảm cho tất cả các thành viên của cơ quan đại diện được tự
do đi lại trên lãnh thổ của mình. (Điều 26 Công ước Viên 1961)
Tám là, quyền được miễn các tạp dịch. Nước tiếp nhận phải miễn cho viên
chức ngoại giao mọi nghĩa vụ lao động và Nhà nước bất luận mang tính chất nào
và những nghĩa vụ quân sự như trưng dụng, các thứ đảm phụ và việc cung cấp nơi ở cho quân đội.
5. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại giao
Thứ nhất, về các thành viên gia đình viên chức ngoại giao, theo quy định
tại Điều 37 Công ước Viên 1961 thì họ được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi
như viên chức ngoại giao. Tuy nhiên phái đáp ứng hai điều kiện sau:
- Sống chung với viên chức ngoại giao
- Không phải là công dân nước tiếp nhận.
Thứ hai, về các nhân viên hành chính - kỹ thuật, cùng với quy định tại
Điều 37 Công ước viên 1961 được hiểu như sau: 14
Các nhân viên hành chính - kĩ thuật và các thành viên gia đình họ (cùng
sống chung với họ, không phải công dân nước sở tại hoặc không thường trú tại
nước này), về cơ bản được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức
ngoại giao, gồm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở; quyền miễn trừ
xét xử về hình sự; quyền được miễn thuế và lệ phí đối với thu nhập cá nhân và
một số quyền ưu đãi hải quan nhất định.
Tuy nhiên, nhân viên hành chính - kỹ thuật có quyền ưu đãi và miễn trừ
hẹp hơn so với viên chức ngoại giao, cụ thể là họ chỉ được hưởng quyền miễn
trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính khi thi hành công vụ.
Thứ ba, nhân viên phục vụ: Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại
giao nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú tại nước
này, được hưởng quyền miễn trừ với các hành vi thực hiện trong khi thừa hành
công vụ của mình, được miễn trừu các thứ thuế và lệ phí về tiền công thu được từ công vụ.
Thứ tư, những người phục vụ riêng cho các thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao: Những người không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không
có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này phục vụ riêng cho các thành viên của cơ
quan đại diện được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh
về công việc đã làm. Về các mặt khác, họ chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và
miễn trừ trong phạm vi được Nước tiếp nhận cho phép. Tuy nhiên, Nước tiếp
nhận nên thực hiện quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho
không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
*Trừ những trường hợp cụ thể đã phân tích trên đây, theo Công ước Viên
1961 về quan hệ ngoại giao, viên chức ngoại giao không được hưởng quyền
miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
- Nước cử đại diện từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ
- Khi viên chức ngoại giao khởi kiện thì họ không còn được hưởng quyền
miễn trừ về tài phán đối với một đơn phản tố có liên quan. 15
6. Về thời hạn quyền ưu đãi, miễn trừ
Theo quy định tại Điều 39 Công ước Viên năm 1961 thì:
Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi
vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ
Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại
giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ
chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào
lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý
dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối
với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư
cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại
Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên
gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền
hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.
Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công
dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một
người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép
mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là
những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí
thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết
đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay
là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện II.
NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 16
Việt Nam tham gia Công ước Viên 1961 ngày 26/08/1980. Bên cạnh những
quy định của Công ước, pháp luật Việt Nam cũng có các quy định cụ thể về
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
1. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao
Phù hợp với Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, Pháp lệnh về
Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 quy định:
Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nhà
nước họ tại trụ sở của cơ quan, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của
người đứng đầu cơ quan đó.
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức
trách Việt Nam chỉ được phép vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý
của người đứng đầu cơ quan hoặc người được ủy quyền.
Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương
tiện giao thông của cơ quan không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.
Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở
của cơ quan đại diện ngoại giao.
Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ
quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể. Những khoản tiền mà cơ quan đại
diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức tại Việt Nam được miễn
thuế và lệ phí. Cơ quan đại diện ngoại giao cũng được nhập khẩu và miễn thuế
nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận
chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với đồ vật dùng vào công
việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao. Chủng loại, số lượng và khối 17
lượng các đồ vật được nhập khẩu nói trên cũng như việc tái xuất hoặc chuyển
nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam
Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.
Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những
mục đích chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao bằng các phương tiện thích
hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ
của nước cử. Việc đặt và sử dụng đài thu phát vô tuyến điện của cơ quan đại
diện ngoại giao chỉ có thể tiến hành khi có sự đồng ý của Việt Nam.
Thư tín chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.
Túi ngoại giao không bị mở hoặc giữ lại. Túi ngoại giao có thể bao gồm một
hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải được niêm phong,
mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao và chỉ
được chứa đựng tài liệu ngoại giao và những đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức
Giao thông viên ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, khi làm nhiệm vụ được nhà nước Việt Nam bảo vệ. Giao thông viên ngoại
giao phải mang giấy từ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện của túi
ngoại giao. Người được cử làm giao thông viên ngoại giao tạm thời, khi làm
nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Giao thông viên ngoại
giao cho đến khi họ chuyển giao xong túi ngoại giao.
Túi ngoại giao có thể được ủy nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng
chuyển. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo
thành túi ngoại giao, nhưng không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ
quan đại diện ngoại giao có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi ngoại
giao trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay này. 18