Quy luật cạnh tranh - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam

Quy luật cạnh tranh - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

2.2.2.4 Quy luật canh tranh
Quy luật cạnh tranhquy luật kinh tế nói lên mối quan hệ cạnh tranh tất
yếu giữa những chủ thể trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Cạnh tranh sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể
trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh
tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt,
quyết liệt hơn.
Thật vậy, mục đích của người sản xuất thu được lợi nhuận tối đa. Tuy
nhiên, mỗi người lại có điều kiện sản xuất khác nhau (khác nhau về trình độ, số
lượng vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, thời gian, không gian...). Để giành
giật các điều kiện thuận lợi cho mình, họ phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều
kiện sản xuất lại luôn thay đổi, biến động; do đó cạnh tranh lại không ngừng tiếp
diễn. Vì vậy, cạnh tranh một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh
tế trên thị trường nhằm bảo đảm sự tồn tại phát triển của mình với mục đích
tối đa hoá lợi ích, chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
40
Quan hệ cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán người mua,
người bán với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong nội bộ
ngành, giữa các ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh giữa các tổ
chức có liên quan... Các mối quan hệ cạnh tranh nàyảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chủ thể cạnh tranh bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, người
mua, người bán, người cung ứng các dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, các tổ
chức, các trung gian.... Nội dung của cạnh tranh là chiếm các nguồn nguyên liệu,
giành các nguồn lực sản xuất, khoa học kỹ thuật, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ,
giành nơi đầu tư, giành hợp đồng, đơn đặt hàng...
Cạnh tranh động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học sự phát
triển lực lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, th ờng xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi phươngƣ
thức tổ chức quản hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị
trường hội tốt hơn. đâu độc quyền, thiếu cạnh tranh thì đó trì trệ
bảo thủ, kém hiệu quả vì mất đi chế tác dụng đào thải lạc hậu, bình tuyển
tiến bộ.
Mặt trái của cạnh tranh phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị
trường; cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi
cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. Điều này đòi hỏi nhà nước phải có
biện pháp để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh.
2.2.3 Kinh tế thị trường
2.2.3.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường nền kinh tế hàng hóa phát triển trình độ cao, mọi
hoạt động sản xuất, kinh doanh và các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông
qua thị trường, chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật kinh tế hoạt động trên
thị trường.
Kinh tế thị trường sản phẩm phát triển của văn minh nhân loại từ kinh
tế tự nhiên, tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa rồi phát triển lên kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của mọi cá nhân, doanh nghiệp
đều biểu hiện qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo sự dẫn
dắt của giá cả thị trường. Các nguồn lực của nền kinh tế chịu sự chi phối
được phân bổ bởi quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. Lực
lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi hệ thống các thể chế thị trường nhằm
đảm bảo cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả nhất.
Đến nay, kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô
hình khác nhau, song chúng đều có những đặc trưng chung bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc
lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể kinh tế độc lập và bình
41
đẳng với nhau trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song
lại có vai trò,vị thế và chức năng đặc thù trên thị trường.
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các
nguồn lực xã hội có sự tồn tại đồng thời của các thị trường khác nhau như
thị tr ờng hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tàiƣ
chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…
Thứ ba, giá cả được hình thành trên sở giá trị hàng hóa quan hệ
cung cầu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh vừa môi trường,
vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Thứ tư, động lực phát triển quan trọng nhất của kinh tế thị trường là lợi
ích kinh tế, trước hết lợi ích của các nhà đầu tư, của những người tiêu
dùng,lợi ích của nhà nước và toàn xã hội.
Thứ năm, nhà nước chủ thể của nền kinh tế, thực hiện quản toàn
bộ nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy
những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ
nền kinh tế.
Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn
liền với thị trường quốc tế.
Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị
trường. Thiếu bất cứ đặc trưng nào trong số đó đều không thể nền kinh tế
thị trường bình thường, vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi nền kinh tế thị
trường tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị hội của
mỗi quốc gia các đặc trưng đó thể hiện không hoàn toàn giống nhau, tạo
nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau.
| 1/3

Preview text:

2.2.2.4 Quy luật canh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế nói lên mối quan hệ cạnh tranh tất
yếu giữa những chủ thể trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể
trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh
tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.
Thật vậy, mục đích của người sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Tuy
nhiên, mỗi người lại có điều kiện sản xuất khác nhau (khác nhau về trình độ, số
lượng vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, thời gian, không gian...). Để giành
giật các điều kiện thuận lợi cho mình, họ phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều
kiện sản xuất lại luôn thay đổi, biến động; do đó cạnh tranh lại không ngừng tiếp
diễn. Vì vậy, cạnh tranh là một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh
tế trên thị trường nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích
tối đa hoá lợi ích, chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. 40
Quan hệ cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán và người mua,
người bán với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong nội bộ
ngành, giữa các ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh giữa các tổ
chức có liên quan... Các mối quan hệ cạnh tranh này có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chủ thể cạnh tranh bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, người
mua, người bán, người cung ứng các dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, các tổ
chức, các trung gian.... Nội dung của cạnh tranh là chiếm các nguồn nguyên liệu,
giành các nguồn lực sản xuất, khoa học kỹ thuật, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ,
giành nơi đầu tư, giành hợp đồng, đơn đặt hàng...
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát
triển lực lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương
thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị
trường và xã hội tốt hơn. Ở đâu có độc quyền, thiếu cạnh tranh thì ở đó trì trệ
bảo thủ, kém hiệu quả vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải lạc hậu, bình tuyển tiến bộ.
Mặt trái của cạnh tranh là phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị
trường; cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi
cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. Điều này đòi hỏi nhà nước phải có
biện pháp để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh.
2.2.3 Kinh tế thị trường
2.2.3.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, mọi
hoạt động sản xuất, kinh doanh và các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông
qua thị trường, chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật kinh tế hoạt động trên thị trường.
Kinh tế thị trường là sản phẩm phát triển của văn minh nhân loại từ kinh
tế tự nhiên, tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa rồi phát triển lên kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của mọi cá nhân, doanh nghiệp
đều biểu hiện qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo sự dẫn
dắt của giá cả thị trường. Các nguồn lực của nền kinh tế chịu sự chi phối và
được phân bổ bởi quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. Lực
lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi hệ thống các thể chế thị trường nhằm
đảm bảo cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả nhất.
Đến nay, kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô
hình khác nhau, song chúng đều có những đặc trưng chung bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc
lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể kinh tế độc lập và bình 41
đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song
lại có vai trò,vị thế và chức năng đặc thù trên thị trường.
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các
nguồn lực xã hội và có sự tồn tại đồng thời của các thị trường khác nhau như
thị trƣờng hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài
chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…
Thứ ba, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị hàng hóa và quan hệ
cung cầu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh vừa là môi trường,
vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Thứ tư, động lực phát triển quan trọng nhất của kinh tế thị trường là lợi
ích kinh tế, mà trước hết là lợi ích của các nhà đầu tư, của những người tiêu
dùng,lợi ích của nhà nước và toàn xã hội.
Thứ năm, nhà nước là chủ thể của nền kinh tế, thực hiện quản lý toàn
bộ nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy
những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn
liền với thị trường quốc tế.
Các đặc trưng trên là mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị
trường. Thiếu bất cứ đặc trưng nào trong số đó đều không thể có nền kinh tế
thị trường bình thường, vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi nền kinh tế thị
trường tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của
mỗi quốc gia mà các đặc trưng đó thể hiện không hoàn toàn giống nhau, tạo
nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau.