-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy luật cạnh tranh trên thị trường môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Quy luật cạnh tranh trên thị trường môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN - BUỔI 2:
1. Với tư cách người sản xuất, phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người
tiêu dùng, cảm nhận quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí của
mình trên thị trường.
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản
xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, …
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với người
tiêu dùng. Khách hàng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành-bại trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà phân phối bán lẻ, cửa hàng tiện lợi nói riêng hay các
siêu thị, trung tâm thương mại, … cần chú trọng kiểm soát chất lượng đầu vào của các sản
phẩm, bảo đảm các hàng hóa được nhập vào phải có các quy trình đạt chuẩn trong sản xuất, chế biến, vận chuyển.
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng được thể hiện trong quan hệ hợp
đồng: Hình thức và ngôn ngữ của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; những nội dung bị
cấm đưa vào hợp đồng; các chi phí phát sinh trong giao dịch; bảo hành; quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng của người tiêu dùng; …
Nhà sản xuất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do lỗi trong sản phẩm
của mình gây ra hoặc do không đảm bảo được mức độ an toàn hợp lí cho người tiêu dùng.
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiều chi phối
của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có nhiều quan hệ hữu cơ với các
quy luật kinh tế khác nhau như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu, …
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loài hàng hóa
nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc
trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thé
về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua
kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Kinh tế thị trường càng phát
triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên và quyết liệt hơn. Trong nền
kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diển ra giữa các chủ thể trong nôi bộ ngành, cũng có
thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác nhau.
Cạnh tranh làm một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các
nhà kinh doanh khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh tranh có
thể coi là một cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh mà phải tìm
mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép
buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành,
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “bản lĩnh” của mình
trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn
nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dịch vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm,
đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng, của thị trường. Cạnh tranh gây nên
sức ép đối với doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã
hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì
mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng
không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu
thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định.
Vậy doanh nghiệp muốn giữ vững vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường ngày càng
hội nhập phát triển, ngày càng cạnh tranh, phải biết chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối
đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh. Phải thường xuyên cập nhật tri
thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận
kinh tế tri thức. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất,
chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để
đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần phải đầu tư cho giai
đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế
sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm
tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
Mỗi DN tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị,
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá
trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển
bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường,
hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…
Đồng thời, DN cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới
công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa
dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang
bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
2. Với tư cách là người tiêu dùng, hãy thảo luận và chỉ rõ vai trò của người tiêu dùng
để bảo vệ quyền lợi của mình trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của
người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan
trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
Thị trường hàng tiêu dùng đang dần phát triển theo hướng hiện đại hơn, nhiều phương thức
mua bán mới xuất hiện thuận tiện hơn cho người tiêu dùng và người sản xuất thực hiện
hành vi trao đổi buôn bán. Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, … đang xuất
hiện ngày một nhiều. Đặc biệt là sự xuất hiện của những hình thức buôn bán mới như bán
hàng qua mạng, bán hàng trên các kênh mua sắm, … đã cho người tiêu dùng nhiều sự lựa
chọn cũng như nhiều tiện ích hơn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường không thể tránh
khỏi có những khuyết điểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng,
có thể kể đến như lừa đảo, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán tràn lan,
đội giá, …. Lơ là sự nghiêm trọng của những vấn đề này đồng nghĩa với việc người tiêu
dùng đang lơ là với chính quyền lợi của bản thân mình.
Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, trước hết người tiêu dùng phải có kiến thức hay nhận
biết đầy đủ về quyền lợi của bản thân trong việc đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm
đến quyền lợi của người tiêu dùng. Cụ thể: Người tiêu dùng cần phải nghiên cứu kỹ thông
tin liên quan đến sản phẩm trước khi thực hiện hành vi mua hàng; Lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ có xuất xứ rõ ràng và bảo quản những giấy tờ liên quan như hóa đơn, chứng từ liên quan
đến giao dịch. Khi phát hiện có hỏng hóc hay những đặc điểm không đúng với những gì sản
phẩm được mô tả, phải liên hệ ngay với nhà sản xuất để yêu cầu đối phương thực hiện
những nghĩa vụ của họ như bảo hành, bồi thường thiệt hại,… Nếu như nhà cung cấp hàng
không thực hiện đúng trách nhiệm hoặc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì người tiêu
dùng có quyền khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Cục quản lý cạnh
tranh, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương, Hiệp hội bảo vệ Người tiêu dùng,… để được giải quyết vấn đề.
3. Phân tích vai trò của các chủ thể trung gian trong nền kttt. Liên hệ với Việt Nam
trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid năm 2020-2021
Các chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ
thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Do sự phát triển của sản xuất và
trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa
sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian
trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin
trong các quan hệ mua bán.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường
không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian
phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian
môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ, … Các trung gian trong thị
trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế.
4. Phân tích vai trò của Nhà nước trong nền kttt định hướng XHCN ở Việt Nam. Lấy VD minh họa
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển kinh tế thông qua
việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của
họ, Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động kinh doanh từ phía Nhà nước sẽ làm kìm hãm
động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, Nhà nước còn sử dụng
các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền
kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.