-
Thông tin
-
Quiz
Quy luật lượng chất và vận dụng? Quy luật lượng chất đối với vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non ở nước ta? | Bài tiểu luận học phần Triết học Mác - Lênin
Một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đó là quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”. Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung trong quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng và ngược lại. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt là yêu cầu cấp thiết vận dụng quy luật lượng chất vào phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Triết học Mác - Lênin (HCMUE) 1 tài liệu
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 40 tài liệu
Quy luật lượng chất và vận dụng? Quy luật lượng chất đối với vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non ở nước ta? | Bài tiểu luận học phần Triết học Mác - Lênin
Một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đó là quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”. Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung trong quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng và ngược lại. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt là yêu cầu cấp thiết vận dụng quy luật lượng chất vào phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học Mác - Lênin (HCMUE) 1 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 40 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC -----------* * *-----------
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(Chương trình Sau Đại Học)
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀ VẬN DỤNG
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
GIÁO DỤC MẦM NON Ở NƯỚC TA. MỤC LỤC lOMoARcPSD|48364463 3 MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu
Nước ta đang thực hiện công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinh
qua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến lên hình thái kinh tế xã hội xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên, nước ta vẫn kế thừa những tinh hoa của nhân loại đạt được
dưới hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoa
học và công nghệ để đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất. Trong đó, trước hết và
quan trọng nhất là phải đầu tư vào sự phát triển của người lao động, vì người lao động
là yếu tố giữ vai trò quyết định, là chủ thể của các yếu tố còn lại cấu thành nên lực
lượng sản xuất. Hiểu rõ tầm quan trọng của điều này, tại Đại hội VIII, Đảng ta đã đặc
biệt chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực Đảng ta xác định: “Con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển này. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định
này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được nhu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Đại hội VIII cũng đã nêu
rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Để
thực hiện được mục tiêu này, một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng nhất
đó là đầu tư đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, trước hết và quan trọng
nhất là đổi mới phương pháp dạy học nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Mặt
khác, giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm
non là giai đoạn đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em,
thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời để đem đến cho trẻ khởi
đầu tốt nhất có thể.
Để đổi mới phương pháp giáo dục một cách tốt nhất chúng ta cần nhận thức
được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành
nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm
“quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và
tính chỉnh thể của chúng. Các quy luật của tự nhiên, của xã hội đều mang tính khách 4
quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xóa bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức
và vận dụng nó vào trong thực tiễn.
Một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đó là quy luật “từ
những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”. Quy luật chuyển
đổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung trong quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu
sẽ làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng và ngược lại. Nhận thức được quy luật này
có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật,
hiện tượng. Đặc biệt là yêu cầu cấp thiết vận dụng quy luật lượng chất vào phương
pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Quy luật lượng
chất và vận dụng quy luật lượng chất đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
trong giáo dục mầm non ở nước ta”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Tiểu luận thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò phương pháp luận của quy luật lượng
chất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non ở nước ta
hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới
phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề chung của quy luật lượng chất trong phép biện chứng duy vật.
Tìm hiểu thực trạng sự vận dụng quy luật này trong đổi mới phương pháp dạy
học ở bậc học mầm non. Từ đó đề xuất một số biện pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật là chủ
yếu. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như:
• Phương pháp phân tích. 5
• Phương pháp so sánh, chứng minh.
• Phương pháp khái quát, tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tiểu luận chỉ dừng lại nghiên cứu việc vận dụng vai trò của quy luật lượng
chất trong đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay.
5. Ý nghĩa của đề tài.
Ý nghĩa lý luận: Khi tiểu luận được hoàn thành, tôi mong tiểu luận sẽ góp thêm
một phần vào kho tang mối quan hệ biện chứng của quy luật lượng chất
Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng quy luật lượng chất vào trong công tác giáo
dục mầm non của bản thân nói riêng và trong công tác của đồng nghiệp nói chung.
Từ đó, bản thân làm việc tuân theo quy luật vốn có của sự vật hiện tượng. Khi tích
lũy lượng cần thiết đến lúc thực hiện bước nhảy nhằm đột phá trong công tác, cuộc sống của bản thân.
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung tiểu luận gồm có 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về quy luật lượng chất.
Chương 2: Quy luật lượng chất đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non. CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT CỦA PHÉP
DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về phép biện chứng duy vật
1.1.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật
“Biện chứng” là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ, sự vận động và phát
triển của các sự vật, hiện tượng. 6
Phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ, về sự vận động và phát triển.
Với tư cách là học thuyết, phép biện chứng thể hiện tri thức của con người về các mối
liên hệ, về sự vận động và phát triển.
Phép biện chứng duy vật vừa là lý luận, vừa là phương pháp. Phép biện chứng
duy vật là lý luận vì phép biện chứng duy vật là học thuyết về các mối liên hệ, học
thuyết về sự vận động và phát triển, còn phép biện chứng duy vật là phương pháp vì
phép biện chứng duy vật là hệ thống những nguyên tắc, những yêu cầu đòi hỏi con
người phải nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ, trong sự vận động của quá trình
phát sinh, phát triển và diệt vong của nó.
Phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện chứng chất phác,
phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
1.1.2. Đặc điểm của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật do C.Mác & Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở kế thừa
trực tiếp những nội dung hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen.
Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật là phép biện chứng duy vật được
xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Hơn nữa, phép biện chứng
duy vật không chỉ giải thích các mối liên hệ, trạng thái vận động và phát triển của thế
giới mà nó còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
1.1.3. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật được khái quát thành hai nguyên
lý. Hai nguyên lý được cụ thể hoá qua các quy luật. Các quy luật được chia thành hai
loại: Các quy luật cơ bản và các quy luật không cơ bản – các cặp phạm trù cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
1.2. Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng,
qua quy luật lượng chất chúng ta nhận thấy rằng: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng
bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật,
hiện tượng. Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái 7
niệm lượng chất cũng như quan hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc vào
thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các trường phái triết
học. Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng
và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những
sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
1.2.1 Quan niệm về lượng chất của các nhà triết học cổ
Từ xa xưa cũng đã có những quan niệm khác nhau về lượng và chất. Đối với
nhiều nhà triết học tại Hy Lạp, vật chất thường đồng nhất với sự vật. Từ đó họ cố
gắng hiểu vật chất và các hình thức biểu hiện của nó từ phương diện chất. Trái lại
những người thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới vật
chất là nền tảng của mọi cái đang tồn tại. Họ xem những mối quan hệ số lượng là quy
luật cấu thành mọi sự vật của thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chất và lượng có được ý nghĩa với tư cách
là những phạm trù trong triết học của Aixtốt. Ông xem chất là tất cả những cái gì làm
cho sự vật là nó. Còn lượng là tất cả những cái gì có thể phân ra thành những bộ phận
cấu thành. Ông phân lượng thành hai loại: Số lượng và đại lượng. Ông cũng là người
đầu tiên tiến tới giải quyết một vấn đề quan trọng của quy luật: Vấn đề tính nhiều chất
của sự vật. Từ đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự
vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất đi của bản thân sự
vật; Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù độ, xem
độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng.
Sau này, quan điểm phiến diện tuyệt đối hoá đặc trưng về lượng đã được khắc
phục trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt trong triết học Hegel. Hegel đã phân tích
một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau
giữa lượng và chất, xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động và phát triển
không ngừng. Với quan điểm biện chứng, Hegel đã xem xét từ “chất thuần tuý” đến
“chất được xác định”; chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng; lượng cũng không
ngừng tiến hoá, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hoá. Trong việc xem xét 8
mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hegel đặc biệt chú ý tới phạm
trù bước nhảy. Chính dựa trên tư tưởng của Hegel, Lênin đã ra một kết luận quan
trọng là: Việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người
theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển. Tất nhiên, với tư cách là
nhà triết học duy tâm, Hegel đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc
thang tự phát triển của tinh thần, của “ý niệm tuyệt đối” chứ không phải là những nấc
thang nhận thức của con người đối với thế giới bên ngoài.
Về sau sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn phát triển
căn bản trong quan niệm về chất và lượng. Mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi về
lượng và sự thay đổi về chất nói chung. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ, sâu sắc hơn về
quan niệm lượng và chất.
1.2.2. Quan niệm biện chứng duy vật về chất
Trong thế giới quanh ta tồn tại vô vàn sự vật, hiện tượng. Vì sao chúng ta biết
phân biệt đây là sự việc này và sự việc kia? Điều đó là đơn giản vì các sự vật khác
nhau, có những đặc trưng, thuộc tính, những quy định khác nhau. Mọi động vật và
thực vật đều được đặc trưng bởi đồng hóa, dị hóa nhưng chúng lại khác nhau. Sở dĩ
ta phân biệt được những sự vật hiện tượng khách quan đó là vì chúng có sự khác nhau
về chất. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên
chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không
phải là cái khác. Như vậy để xác định chất của sự vật thì cần phải xác định các thuộc
tính của nó. Muốn xác định thuộc tính của sự vật cần phải đặt sự vật ấy trong mối liên hệ với sự vật khác.
*Phân biệt chất và thuộc tính
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối
quan hệ qua lại với sự vật khác, là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố
cấu thành nên sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra 9
hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc
tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra qua sự tác động qua lại với các
sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn như, khi cho đường vào nước ta thấy đường có
tính tan, khi nếm biết đường có vị ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt... là thuộc tính của đường,
chúng ta chỉ nhận biết được điều đó nếu chúng ta nếm hay khi vị giác của chúng ta
tiếp xúc, tác động qua lại với chúng. Tất cả những thuộc tính của đường là những cái
vốn có của đường, nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan hệ của đường với nước hay
trong quan hệ của đường với vị giác của con người.
Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con người
đối với vật chất của sự vật. Để nhận thức được những thuộc tính, cần nhận thức nó
trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một
thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được chất với tư
cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phải nhận
thức sự vật trong tổng hoà các mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Mỗi
sự vật có vô vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợp những đặc
trưng về chất của mình, nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó
cũng có nghĩa, mỗi sự vật có vô vàn chất.
Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi sự
vật chỉ có một chất cơ bản, đó là tổng hợp những thuộc tính đặc trưng cho sự vật trong
toàn bộ quá trình tồn tại của sự vật; đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó
quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Mỗi sự vật hiện tượng đều có
những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản. Chỉ có những thuộc tính
cơ bản mới hợp thành chất của sự vật hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay
đổi thì chất của nó mới thay đổi, còn thuộc tính không cơ bản khi thay đổi thì chất
của sự vật hiện tượng vẫn chưa thay đổi. Nhưng việc phân biệt giữa những thuộc tính
cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Vì trong mối liên hệ này nó là
thuộc tính cơ bản còn trong mối liên hệ khác nó là không cơ bản. 10
Mặt khác, mỗi thuộc tính lại được hình thành từ các đặc trưng về chất của nó.
Vì vậy, mỗi thuộc tính lại đóng vai trò là một chất của sự vật. Do đó sự phân biệt giữa
chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối, trong mối quan hệ này nó là chất
nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là thuộc tính của sự vật. Sự vật có vô vàn thuộc
tính nên sự vật không chỉ có một chất mà còn có vô vàn chất. Có thể thấy chất của
đường là sự tổng hợp của vô vàn các thuộc tính: Hòa tan, nóng chảy, ngọt, mỗi thuộc
tính lại có các đặc trưng về chất: Thuộc tính hòa tan (nhiệt độ, mức độ,…)
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành,
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Nghĩa là bởi kết
cấu của sự vật. Trong tự nhiên và cả trong xã hội, chúng ta thấy không ít sự vật, mà
xét riêng về các yếu tố cấu thành. Chẳng hạn, kim cương và than chì là những sự vật
đều do cacbon (carbon) tạo thành. Nhưng kim cương là vật cứng nhất trong tất cả các
vật, có thể cắt được hầu hết mọi kim loại, có giá trị kinh tế cao, còn than thì không có
được những đặc trưng tương tự. Sự khác nhau đó được quyết định bởi phương thức
liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon. Chất của sự vật không chỉ thay đổi khi
có sự thay đổi những yếu tố cấu thành mà nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương
thức liên kết giữa các yếu tố đó. Do vậy, để làm biến đổi chất của sự vật, có thể cải
tạo các yếu tố cấu thành, hoặc biến đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
Chung quy lại, chất mang tính khách quan vì bất kì một sự vật nào cũng được
cấu thành từ các yếu tố cấu thành nên các bộ phận tạo nên tính quy định về chất; chất
gắn liền với sự vật, chất là chất của sự vật; không thể có sự vật không có chất, cũng
như không thể có chất ở bên ngoài sự vật. Theo Ăng-ghen: Chất lượng không tồn tại,
chỉ có sự vật có chất lượng mới tồn tại, hơn nữa sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn
tại; mỗi sự vật không chỉ có một chất mà còn có vô vàn chất; chất biểu hiện tính toàn
vẹn, tính chỉnh thể thống nhất của sự vật; dùng chất để phân biệt các sự vật hiện tượng
với nhau bác bỏ quan điểm triết học cổ đại của Aristote cho rằng phân biệt các chất
với nhau bằng hình dạng bên ngoài; chất quan trọng, nhưng không thể đồng nhất chất
với sự vật, vì còn vai trò của lượng, nếu đồng nhất chất với sự vật thì lượng bằng không. 11
1.2.3. Quan niệm biện chứng duy vật về lượng
Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều
hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,... Trong
thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như
vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước gồm hai nguyên
tử hidro (hydro) liên kết với một nguyên tử oxy,... Bên cạnh đó có những lượng chỉ
có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của
một người, ý thức cao hay thấp của một học sinh,... Trong những trường hợp đó chúng
ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái
quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật (số
lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống
xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều
rộng, chiều cao của sự vật).
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính
quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại
biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn số lượng trẻ đạt chuẩn trong năm
của một lớp sẽ nói lên chất lượng chăm sóc và giáo dục của lớp đó. Điều này cũng có
nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng; song, số lượng ấy cũng có
tính quy định về chất của sự vật. Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau
trong sự vật. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật không
đứng im mà chúng luôn vận động không phải biệt lập với nhau mà luôn luôn có quan
hệ qua lại theo một quy luật nhất định.
Lượng cũng như chất, mang tính khách quan (vì bất kì một sự vật nào cũng
chiếm một vị trí nhất định trong không gian - quy mô tồn tại, và được diễn ra trong
một khoảng thời gian nào đó - tốc độ, nhịp độ của nó); Sự vật không chỉ có một lượng
mà còn có vô vàn lượng; Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ mang tính tương
đối. Vì còn tùy vào những mối quan hệ nhất định. Chẳng hạn như thống kê số lượng 12
trẻ đạt chuẩn trong một lớp học: Tốt, khá, trung bình rồi đến lượng. Nhưng trong mối
qua hệ khác, thông qua sự thống kê ấy có thể đánh giá chất lượng trẻ của lớp đó là
như thế nào. Bất kì sự vật nào bao giờ cũng bao gồm 2 mặt lượng và chất, lượng và
chất tác động qua lại lẫn nhau tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
1.3.1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại:
• Khái niệm độ, bước nhảy, điểm nút:
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng.
Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn
tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về chất
của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi
đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của
sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất
của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể
chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật. Ở một giới hạn nhất
định khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Khuôn
khổ, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, được gọi
là độ. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Những giới hạn mà
khi lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Điểm
nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã
đủ làm thay đổi chất chất của sự vật.
Chẳng hạn như sự phát triển của một đứa trẻ đều tuân theo quy luật và phát
triển theo từng giai đoạn nhất định. Trong dân gian thường nói “ba tháng biết lẫy, bảy
tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa là sự phát triển của trẻ từ khi mới sinh
ra đến khi biết lẫy là cả một giai đoạn để phát triển, chủ yếu về mặt thể chất. Từ sơ
sinh đến biết lẫy cần ba tháng là một quá trình tích lũy thể chất một cách toàn diện
được gọi là độ và đến đúng ba tháng một đứa trẻ bình thường sẽ biết lẫy vì trẻ đã tích 13
lũy đủ lượng cho sự phát triển ấy thì đến điển nút nhất định lượng đủ, thì chất sẽ thay
đổi và trẻ biết lẫy một cách an toàn và cứng cáp. Cũng tương tự như biết bò, để trải
qua quá trình bò đến lúc này trẻ không chỉ cần sự phát triển thể chất mà cần cả đến
sự phát triển trí tuệ. Khi một đứa trẻ sơ sinh từ chưa dần nhận thức thế giới xung
quanh, đến khi trẻ biết lẫy, cũng thông qua khi lẫy bộ phận đầu của trẻ được nâng cao,
trẻ dần nhận thấy thế giới xung quanh lúc này đây sự khích thích trí tò mò ham hiểu
biết của trẻ được khơi dậy, trẻ mong muốn được đến với thế giới xung quanh, tìm
hiểu và khám phá chúng. Nhưng với thể chất hiện tại của trẻ chưa thể thực hiện được,
phải trải qua một quá trình cho đến bảy tháng đủ cho sự tích lũy thể chất chân tay đủ
cứng cáp, và sự mong muốn ham học hòi, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh đủ
lượng sẽ tạo động lực cho điểm nút đến nhanh và đến một thời điểm nhất định trẻ sẽ
bò được và bò một cách cứng cáp hơn. Đến bảy tháng sự phát triển trí tuệ, tình cảm,
thẩm mỹ của trẻ cũng phát triển hơn và khi biết bò trẻ được đến với thế giới xung
quanh một cách gần gũi hơn, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với sự vật hiện tượng. Nhưng
đồ dùng, đồ chơi ở trên cao trẻ vẫn phải nhờ đến người chăm sóc trẻ chứ trẻ vẫn chưa
tự lấy được, chính vì phải nhờ đến người chăm sóc lấy đồ chơi cho trẻ đôi lúc trẻ phải
đợi chờ nếu người chăm sóc phải bận làm việc khác nên trẻ vẫn mong muốn mình có
thể tự lấy khi trẻ cần, chính sự thôi thúc ấy trẻ khát khao được đi, được trực tiếp lấy
những đồ dùng trẻ thích, được trực tiếp chạm gần hơn và gần hơn nữa đến xung quanh
mà gần như xa lạ với trẻ trước đó. Sự khát khao ấy vẫn không được đáp ứng vì thể
chất, sự phát triển của trẻ chưa đạt đến một lượng nhất định, trẻ cần phải tích lũy thêm
đến một mức độ nào ấy cần bước nhảy đột phá trẻ sẽ đi một cách vững vàn hơn, khi
lượng đạt đến mức độ chín muồi, cứ tiếp tục như vậy, lượng càng ngày càng tích lũy
thì chất luôn luôn thay đổi một cách tích cực. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút
sẽ ra đời chất mới với lượng mới tương ứng của nó. Sự thống nhất giữa lượng và chất
mới tạo thành một độ mới với những điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là khôn
cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ. 14
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra được gọi là
bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc
một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển
mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có
thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và
sự liên tục là kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
+ Bước nhảy đánh dấu sự kết thúc một chu kì vận động của sự vật, nhưng đồng
thời là điểm xuất phát của một chu kì vận động, phát triển mới tiếp theo (vai trò của bước nhảy)
Hoạt động giao lưu cảm xúc Hoạt động với đồ vật Hoạt động vui chơi
(Lứa tuổi: Hài nhi) (Lứa tuổi: Ấu nhi) (Lứa tuổi: Mẫu giáo)
Ở lứa tuổi nhà trẻ có ít nhất là 3 bước nhảy mà trẻ phải vượt qua. Đó là ở lứa tuổi
Hài nhi hoạt động chủ đạo là hoạt động giao lưu cảm xúc, đến lứa tuổi Ấu nhi hoạt
động chủ đạo lại là hoạt động cảm xúc, cuối cùng hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ lứa tuổi Mẫu giáo. Mỗi khi chuyển qua một hoạt động chủ đạo khác
nhau đó là một bước nhảy mà mỗi đứa trẻ đều phải trải qua.
Có nhiều hình thức bước nhảy khác như: Bước nhảy nhanh và chậm, bộ phận
và toàn bộ,… Chẳng hạn như sự chuyển hóa từ vượn thành người; thần tốc, thần tốc
hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Là bước nhảy nhanh, trường kì kháng chiến, đáng
chắc thắng chắc là bước nhảy chậm, chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách các ngành
khác là bước nhảy cục bộ, còn đổi mới năm 1986 là bước nhảy toàn bộ (Theo Võ Nguyên Giáp).
Thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa dạng
với nhiều hình thức khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định trước
hết bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có. Với những sự vật 15
có tính chất khác nhau và với những mâu thuẫn khác nhau sẽ có những bước nhảy
khác nhau. Chẳng hạn, bước nhảy trong tự nhiên dẫn tới sự ra đời của những loài
động vật, thực vật mới phải trải qua hàng ngàn năm hoặc nhiều hơn. Nhưng cũng
trong tự nhiên, con người vẫn quan sát thấy cả những quá trình thay đổi về chất diễn ra một cách nhanh chóng.
Như một nghiên cứu Ăng-ghen (Engels) để làm rõ hơn về khái niệm: Độ, điểm
nút, bước nhảy. Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, hơi. Từ -2730C→00C: Nước
tồn tại ở thể rắn, từ 00C→1000C: Nước ở thể lỏng, từ 1000C→5500C: Nước ở thể hơi,
lớn hơn 5500C: Nước ở trạng thái Plasma. Xét khoảng giới hạn từ 00C→1000C: Nếu
như chất của nước là chất lỏng, thì lượng tương ứng để quy định chất này là nhiệt độ
của nước. Nhiệt độ tăng trong khoảng 0→100oC, chất của nước là thể lỏng thì ta thấy
lượng đổi nhưng chất chưa đổi, khoảng giới hạn 0→100oC triết học gọi là độ. Như
vậy, trong giới hạn độ, lượng đổi, chất chưa đổi nhưng trạng thái tồn tại của sự vật đã
thay đổi. (Nhiệt độ của nước khi tăng lên → lượng đổi, nhưng chất vẫn là chất lỏng
→ chất chưa đổi, nhưng trạng thái tồn tại của chất đã thay đổi: Vận tốc chuyển động
của các phân tử nước nhanh hơn, áp suất của nước lên thành bình lớn hơn). 16 Nước ở thể plasma Nước ở thể khí Nước ở thể lỏng Nước ở thể rắn Bước nhảy Độ Độ Độ -273 oC oC 0 oC 100 oC 550 Điểm nút
Tính đa dạng trong hình thức thay đổi về chất còn được quy định bởi điều kiện
trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Trong thực tế, sự thay đổi về chất thông qua các
bước nhảy hết sức đa dạng và phong phú. Nhìn chung, các bước nhảy thể hiện qua
một số cách cơ bản sau:
• Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần
Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn
làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
Sự phân chia như vậy được dựa trên không chỉ thời gian của sự thay đổi về chất,
mà còn dựa trên cả tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy đột biến, 17
khi chất của sự vật được biến đổi một các nhanh chóng. Chẳng hạn, sự chuyển hoá
của các hạt cơ bản… Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình
thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới
và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Chẳng hạn, quá trình chuyển hoá từ
vượn người thành người… Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu
không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, và cả ở cơ chế của sự thay đổi đó.
Khi nói về bước nhảy dần dần, ngoài nhân tố tốc độ, chúng ta còn nói đến cơ chế của
việc tạo ra chất mới. Ở đây, chất mới được tạo thành không phải ngay lập tức, mà
được tạo thành từng phần.
Mặt khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về
lượng. Nhưng sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ
của chất đang có; còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác,
là sự đứt đoạn của tính liên tục, là bước ngoặt quyết định trong sự phát triển.
• Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ
phận, các nhân tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi
một số mặt, một số nhân tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sự vật phức
tạp về tính chất, về những nhân tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành. Bước nhảy
thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất
toàn bộ. Quá trình cách mạng giải phóng dân tộc thủ tiêu chế độ thực dân (kiểu cũ)
trên thế giới cũng như quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa đã diễn ra theo con đường như vậy.
Khi xem xét sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong xã hội, điều quan
trọng là phải chú ý tới độ sâu sắc và ý nghĩa của chúng. Xuất phát từ cách tiếp cận đó,
cả sự thay đổi về lượng lẫn sự thay đổi về chất có thể phân ra thành những thay đổi
mang tính cách mạng hay tính tiến hoá. 18
1.4. Sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Chất không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với lượng;
chất mới tác động đối với lượng của sự vật trên nhiều phương diện như kết cấu, qui
mô, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật. Có thể hiểu như: Khi chất của trẻ lứa
tuổi mẫu giáo ra đời, nó tác động lại đến lượng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở chỗ: Quy
mô lượng tri thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hơn so với quy mô lượng tri thức của
trẻ lứa tuổi nhà trẻ; tốc độ, quy mô, nhịp điệu vận động phát triển lượng tri thức của
trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhanh hơn so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ → chất của trẻ lứa tuổi mẫu
giáo khác chất của trẻ lứa tuổi nhà trẻ; trẻ lứa tuổi mẫu giáo tích luỹ kiến thức nhanh
hơn, kiến thức nhiều hơn trẻ lứa tuổi nhà trẻ vì trẻ lứa tuổi mẫu giáo đã phát triển tốt
hầu hết các loại tư duy, thể chất cũng năm mặt phát triển của trẻ vượt trội hơn nhiều
so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và trẻ lứa tuổi mẫu giáo cũng có thể học tập tự giác, sáng tạo hơn.
Bất kì sự vật nào cũng đều bao gồm hai mặt lượng và chất. Chất là mặt tương
đối ổn định, còn lượng có khuynh hướng biến đổi. Sự vận động, phát triển của sự vật
bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, lượng biến đổi đến một giới hạn nhất
định vượt quá độ, sự vật sẽ thực hiện bước nhảy, chất mới được ra đời thay thế cho
chất cũ, sự vật mới được ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng đồng thời chất mới ra
đời cũng có sự tác động trở lại đối với lượng. Ở sự vật mới, lượng lại tiếp tục biến
đổi đến một điểm nút mới, lại thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự ra đời của chất mới
và sự vật mới. Cứ như vậy, sự vận động phát triển của sự vật được diễn ra theo cách
thức lúc thì thay đổi dần dần về lượng, lúc thì thay đổi nhảy vọt về chất một cách vô tận.
1.5. Ý nghĩa phương pháp luận:
• Cần coi trọng cả hai mặt chất và lượng
Trong giáo dục mầm non chúng ta có thể hiểu: Lượng là các yếu tố như cở sở
vật chất, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên, trẻ, nhà quản lí… Chất là sự phát triển
của trẻ một cách toàn diện nhất. Nhà giáo dục, nhà quản lý cần coi trọng cả hai mặt
lượng và chất. Trong quá trình dạy học muốn một đứa trẻ phát triển toàn diện nhất 19
cần phải có đầy đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong
dạy học phải đẩy đủ để khích thích sự ham muốn hiểu biết, tìm tòi khám phá thế giới
xung quanh của trẻ. Không chỉ có vài đồ dùng cũ trẻ chán ngán hoặc không có đồ
dùng đồ chơi mà bắt trẻ phải phát triển một cách toàn diện 5 lĩnh vực phát triển: Nhận
thức, thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ. Vì vậy, muốn trẻ phát triển tốt nhất thì
cần phải có môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ. Bên cạnh đó yếu tố đội ngũ giáo
viên, số lượng trẻ và nhà quản lý hết sức quan trọng. Cần phải có đội ngũ giáo viên
đạt chuẩn, có đầy đủ phẩm chất nghề và số lượng trẻ trong một lớp hết sức quan trong,
không thể để số lượng trẻ vượt quá mức cho phép trong một không gian chật hẹp
được. Một nhà quản lý giỏi là người phải có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Tất cả
những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất sự phát triển của trẻ.
Chúng ta cần phải coi trọng cả hai mặt lượng và chất và có những biện pháp phát triển
song song kết hợp giữa lượng nhằm giúp chất phát triển một cách tối đa nhất. Nếu
như chỉ chăm chăm trang bị đầy đủ về lượng nhưng không coi trọng, phối hợp cùng
chất để phát triển thì những yếu cầu đặt ra trước đo sẽ không đạt được hiệu quả mong
muốn và trẻ cũng không phát triển toàn diện như chúng ta nghĩ. Chính vì vậy lượng
và chất cần phải luôn luôn quan trọng như nhau.
Cần chú ý khâu tích luỹ về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ
thay đổi về chất của sự vật. Trong cuộc sống, đã tổng kết thành nhiều kinh nghiệm
quý báu mang đậm tính quy luật lượng chất: “Tích tiểu thành đại”, “góp gió thành
bão”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, “góp từng nửa bước để có ngàn dặm, góp
từng giọt nước nhỏ để trở thành biển rộng sông dài” (theo Tuân Tử)
Trong công tác giáo dục mầm non: Để chuẩn bị cho trẻ vào từ trường mầm non
vào lớp 1, là cả mộ quá trình chăm sóc và giáo dục, người giáo viên cần chủ động và
định hướng cho trẻ cách lĩnh hội tri thức, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, tình cảm, đạo
đức, kỹ năng tự phục vụ… Vì khi học ở môi trường mầm non vui chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ nhưng khi vào lớp 1 hoạt động học tập chiếm ưu thế giữ vị trí chủ
đạo. Khi chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ là cả một quá trình tích lũy lượng để
đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ thay đổi chất: Tri thức được tích lũy, đạo 20
đức được tích lũy, các kỹ năng cần thiết khi vào lớp 1. Trẻ cũng đã có đầy đủ và đến
khi này đây trẻ sẽ được kích thích lòng ham muốn đi học để được đọc viết giống anh
chị lớp 1 và sẽ có cơ hội tiếp thu nhiều tri thức mới mà trẻ chưa học được ở lứa tuổi
mầm non. Trong giáo dục – đào tạo chúng ta cũng có thể hiểu lượng là nâng cao cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, số lượng cán bộ quản lí giáo dục, số lượng
giáo viên,… Chất lượng lượng giáo dục đào tạo: Mục tiêu phát triển con người toàn
diện phải có lí tưởng, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, tri thức,…
Cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí biểu hiện ở chỗ lượng biến đổi chưa đến
điểm nút đã vội vàng thực hiện bước nhảy. Có khi chúng ta vội vàng tạo ra cái mới
khi chưa có đủ điều kiện chín muồi. Trong giáo dục mầm non hiện nay phụ huynh
luôn luôn muốn con mình là thiên tài, ngoại trừ những trường hợp đặt biệt là đứa trẻ
khi mới sinh ra có tư chất của một thiên tài, những trẻ bị tự kỉ thiên tài có nghĩa là
một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống trẻ phát triển trội hơn những trẻ bình thường,
những lĩnh vực còn lại trẻ chậm hơn so với những trẻ bình thường và lĩnh vực trội
hơn ấy của trẻ giúp trẻ thành công trong cuộc sống và giỏi hơn những trẻ khác được
gọi là thiên tài. Ngoài ra những trường hợp còn lại là những trẻ phát triển hết sức bình
thường nhưng cha mẹ lại luôn muốn con mình phát triển thiên tài như con người ta
và thúc ép trẻ học khi trẻ còn rất nhỏ. Trong khi lứa tuổi ấy các bạn đồng trang lứa
còn đang chơi là hoạt động chiếm ưu thế thì trẻ lại phải ép học. Hiện nay giáo dục
nước ta luôn phê phán tình trạng học trước chương trình lớp 1, nhưng bên cạnh đó
vẫn còn rất nhiều bộ phận phụ huynh bắt ép trẻ phải học trước chương trình. Phụ
huynh không hiểu rằng để một đứa trẻ phát triển một cách tự nhiên là tốt nhất, hiện
trạng học trước có rất nhiều bất lợi cho trẻ sẽ làm co trẻ cảm thấy chán ghét việc học,
làm cho trẻ khi vào lớp 1 sẽ thấy chương trình mình đã được học hết không còn hứng
thu khi đi học nữa, khi thúc ép trẻ học mà trẻ chưa đủ tuổi. Cần phải học khi lúc này
đây thể chất của trẻ chưa đáp ứng đầy đủ cho việc học, trẻ dễ bị cong vẹo cuộc sống
hay trẻ còn nhỏ thời gian duy trì chú ý của trẻ còn kém nếu học thời gian như trẻ tiểu
học trẻ sẽ dễ sao nhãng việc học kết quả thu đươc cũng không bao nhiêu. Chính vì