Quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phủ định: là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác, thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quy luật phủ định của phủ định
1:Khái niệm của phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó
-Phủ định: là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác, thay
thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá
trình vận động và phát triển
-Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt
khâu trong quá trình ra đời sự vật mới tiến bộ hơn sự vật cũ. Là sự phủ định tạo
điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.
- Những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng: có tính khách quan và tính kế thừa
+ Tính khách quan: nguyên nhân của sự phụ định nằm ngay trong bản thân của
sự vật chứ không phải ở bên ngoài sự vật hay 1 lực lượng siêu nhiên nào đó.
Nguyên nhân đó chính là những mâu thuẫn tồn tại bên trong sự vật. Việc giải quyết
những mâu thuẫn này làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển. Như vây,
phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người hay một lực lượng thần bí
+ Tính kế thừa: tính kế thừa của phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình
thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu
cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực.
2: Nội dung quy luật phủ định của phủ định
- Trong quá trình phát triển, sự vật trải qua nhiều lần phủ định biện chứng, mỗi lần
phủ định đó đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó.
Quá trình này diễn ra vô tận làm cho sự vật phát triển từ thấp đến cao, diễn ra có
tính chất chu kì theo hình thức “ xoắn ốc”. Quá trình phát triển đó được gọi là sự “
phủ định của phủ định “
- Sự “phủ định của phủ định’ diễn ra có tính chu kì. Mỗi chu kì đều trải qua ít nhất
2 lần phủ định biện chứng, trong đó, sự vật mới ra đời dường như lặp lại sự vật ban
đầu nhưng ở trình độ phát triển cao hơn về chất do kế thừa và biến đổi được những
nhân tố tích cực, hợp lý và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực, không hợp lý của
sự vật ban dầu qua những lần phủ định; đồng thời, điểm kết thúc của chu kì phát
triển này của sự vật lại là điểm khởi đầu cho chu kì phát triển mới của nó.
- Sụ phủ định biện chứng của sự vật diễn ra vô tận, các chu kì phát triển của nó nối
tiếp nhau tạo ra khuynh hướng phát triển có tính chất phổ biến; sự phát triển không
diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “ xoắn ốc “. Khuynh hướng phát triển
theo đường ‘xoắn ốc’ đã khái quát được tính chất viện chứng của sự phát triển bao
gồm: tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên vô tận, đồng thời tính quanh co, phức
tạp đa dạng của quá trình phát triển.
3: Vận dụng quy luật trong nhận thức và hoạt động thực tiễn * Trong đời sống:
-Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)
Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ
sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua
phủ định của phủ định
Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa
những yếu tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng
lỗi thời mang tính bảo thủ. *Trong nhận thức:
-Trong quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý
điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền
móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức
được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói
nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ.
Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trựng
tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên
cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa chính vì vậy mới có kết quả đáng
mừng của 20 năm đổi mới.