Quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Tài chính - Kế toán

Quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Tài chính - Kế toán được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
BÀI LÀM:
Câu 1: Anh/ Chị hãy phân tích nội dung quy luật thống nhất đấu tranh giữa
các mặt đối lập (2 điểm). Thông qua việc nghiên cứu quy luật này, anh (chị) hãy
vận dụng phân tích một vấn đề thực tiễn đang đặt ra địa phương (Quận/huyện
hoặc tương đương) anh/chị đang cư trú? (3 điểm).
Trả lời
Phần 1: Quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập: trong triết học
Mác Lênin, phép biện chứng duy vật giữ một vị thế rất quan trọng, giúp
con người tư duy, nhìn nhận được bản thân và thế giới. Là một trong ba quy luật
bản của phép biện chứng duy vật, quy luật thống nhất đấu tranh giữa các
mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) được đánh giá cao là “hạt nhân”. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu quy luật này, trước khi vào nội dung quy luật cần hiểu một số khái
niệm cơ bản:
- Mặt đối lập: những thuộc tính, những tính quy định những mặt,
khuynh hướng trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan phổ biến
trong hiện thực.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập: sự cần đến nhau, nương tựa vào nhau,
làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập, nếu không mặt đối lập
này sẽ không mặt đối lập kia. Sự thống nhất còn cho thấy giữa chúng
điểm giống nhau: khi mâu thuẫn tác động điều kiện phù hợp, các mặt
đối lập có thể chuyển hóa vào nhau.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống
nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn: dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa
đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt
đối lập, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn có 3 tính chất:
Tính khách quan: mâu thuẫn cái vốn trong sự vật, hiện tượng,
bản chất của sự vật hiện tượng.
Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên,
hội, tư duy, ở mọi sự vật, mọi thời điểm.
1
Tính đa dạng, phong phú: mỗi một sự vật, hiện tượng đều những
mâu thuẫn khác nhau; các mâu thuẫn vị trí, vai trò, biểu hiện khác
nhau trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Quy luật thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập: đề cập tới vấn đề
bản quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật vấn đề nguyên nhân,
động lực của sự vận động, phát triển. Theo V.I. Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế
nắm được hạt nhân của phép biện chứng…”
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện
mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện
tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức
thực tiễn.
Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí mối quan hệ giữa các mâu
thuẫn điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
Phần 2: Vận dụng phân tích một vấn đề thực tiễn đang đặt ra địa phương
(Quận/huyện hoặc tương đương)
Mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta như: khi làm bài tập nhóm, một
nhân không chấp nhận phương pháp cả nhóm đã thống nhất... Thậm chí, với tôi,
mâu thuẫn còn xảy ra nơi tôi trú. Nơi đây đang một vấn đề mọi
người đặc biệt quan tâm, đó dự án xây dựng các khu công nghiệp. đã gây
ra mối mâu thuẫn giữa lợi ích khi xây dựng khu công nghiệp và rủi ro, khó khăn
phải. Việc xây dựng các khu công nghiệp thì mục đích cuối cùng lợi ích. Lợi
ích khi xây dựng khu công nghiệp rủi ro, khó khăn một mâu thuẫn biện
chứng, hai mặt của một vấn đề, không thể xây dựng khu công nghiệp không
rủi ro cũng giống như việc không thể tồn tại rủi ro, khó khăn không xây
dựng khu công nghiệp. Quê tôi thể nhận được rất nhiều lợi ích khi xây dựng
2
khu công nghiệp đồng thời cũng phải đối mặt với những rủi ro khó khăn to lớn.
Trước hết, những lợi ích thể đạt được: tạo ra lượng lớn công việc cho người
dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, thu hút được nhà đầu khiến cho nền kinh tế phát
triển, kéo theo sự phát triển của toàn thể các ngành… Bên cạnh đó cũng gặp
phải những rủi ro, khó khăn: cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chưa đủ hấp dẫn
để thu hút các nhà đầu tư; kinh phí hỗ trợ, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng,
thu hồi đất, tái địnhcòn vướng mắc làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự
án của các chủ đầu hạ tầng. Quê tôi đã sử dụng nhiều cách để khắc phục rủi
ro, khó khăn để mang đến lợi ích cao nhất chẳng hạn: việc góp đủ vốn chủ sở
hữu huy động vốn đúng tiến độ của nhà đầu để thực hiện dự án theo quy
định của pháp luật về đất đai pháp luật liên quan phối hợp với nhà đầu
triển khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định theo quy
định pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, không để xảy ra khiếu nại, khiếu
kiện; phương án xây dựng nhà ở; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị
thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút
đầu tư… Để giảm rủi ro, khó khăn, không phải bắt ép người dân thu hồi đất, bồi
thường ít hơn hay nhận nguồn đầu tư lớn từ những nhà đầu tư không rõ ràng,
rủi ro lớn. Thay vào đó, tự đổi mới chính sách, phát triển, làm tốt công tác lãnh
đạo… Như vậy, thị đã giải quyết được mâu thuẫn; rủi ro, khó khăn chuyển
hóa thành lợi ích; mặt này cho ta thấy được sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các
mặt đối lập. Và sự biến mất của mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mâu
thuẫn khác từ đó tạo ra động lực. Nhờ mâu thuẫn, quê tôi ngày càng phát triển.
Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (2 điểm). Qua đó, anh/chị cho biết Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quy luật này để
xác định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào? (3 điểm)
Trả lời
Phần 1: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất: Việt Nam đang trong quá trình đổi mới phát triển đất nước. Trong
quá trình này, Việt Nam đã đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt
lĩnh vực kinh tế. Việc vận dụng sáng tạo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ
thể quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất đã giúp cho Việt Nam rất nhiều. Để hiểu hơn về quy luật, ta cùng
điểm qua một vài khái niệm:
3
- Lực lượng sản xuất một khái niệm giữ vai trò rất quan trọng trong chủ
nghĩa duy vật lịch sử, nội dung của quá trình sản xuất tính năng động,
cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển.
- Quan hệ sản xuất hình thức hội của quá trình sản xuất, tính ổn định
tương đối.
- Phương thức sản xuất phạm trù duy vật, đây cách thức con người thực
hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại
phát triển của hội loài người. Nó đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi
mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính sự thống nhất
giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất quy
định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
* Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất: lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất hai mặt của một phương thức
sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Nếu
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Đây quy luật bản nhất của sự vận động
và phát triển xã hội.
* Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: trong sự
vận động của mâu thuẫn biện chứng đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
sản xuất. sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của
lực lượng sản xuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính
năng động cách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của
người lao động chủ thể sáng tạo, lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế
thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.
* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai
chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho
lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy qua phương thức sản xuất chiếm
4
hữu lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương thức sản xuất bản chủ
nghĩa và đang phát triển đến phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
* Ý nghĩa phương pháp luận: trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt
đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết phát triển lực lượng lao động
công cụ lao động. Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan
hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không
phải kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống,
từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy
tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Phần 2: Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
quy luật này để xác định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
quy luật bản nhất chi phối đến sự phát triển của loài người. tác động
trực tiếp đến sự phát triển của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Đòi hỏi Việt
Nam phải những chính sách, đường lối phát triển phù hợp. Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam nắm trong tay toàn bộ tương lai
vận mệnh đất nước, đã xác định được đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước dựa trên quy luật này. Đại hội XIII thống nhất nhận thức về vai trò, vị
trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước, coi "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm
của chiến lược phát triển kinh tế hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh
bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa". Gắn quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xây dựng nền
kinh tế, quốc gia độc lập tự chủ, dựa trên nội lực của đất nước, coi nội lực
quyết định. công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức để thực hiện mục tiêu
phát triển nhanhbền vững đất nước. Việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tất yếu khách quan
trong tình hình mới. Đại hội nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Ðảng luôn
lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực
cho sự phát triển, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cho đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là: "Ðẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, lấy con
người trung tâm, doanh nghiệp chủ thể". đây, Đảng xác định lực
5
lượng sản xuất, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ lực lượng sản xuất. Luôn
đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tổng thế chiến lược phát triển đất nước
để cách tiếp cận toàn diện; gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển
bền vững chú trọng giải quyết hài hòa các mối quan hệ lớn trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng hội, bảo vệ môi trường; gắn kết
chặt chẽ đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới
hình tăng trưởng, cấu lại nền kinh tế chuyển dịch cấu lao động".
Trên cơ sở đó, Đại hội đã xác định nội dung yêu cầu then chốt trong thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên sở không đồng nhất công
nghiệp hóa con đường duy nhất để xây dựng nước công nghiệp không
đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp. Tư duy lý luận của Ðảng
đã thể hiện snhất quán, vận dụng sáng tạo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin về
mục tiêu xuyên suốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm không
ngừng phát triển, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất
lao động hội, xây dựng sở vật chất từ đó cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, xây dựng, củng cố thế lực của đất nước, phát triển nhanh
bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Ðây cũng chính quá trình từng bước thực hiện hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tuấn Anh (2022), Chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
https://nhandan.vn/chu-truong-duong-loi-
cua-dang-ve-tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-post728965.html
2.
Nguyễn Văn Dương (2022), Quy luật quan hệ sản xuất p hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, https://luatduonggia.vn/quy-luat-quan-he-san-
xuat-phu-hop-voi-trinh-do-phat-trien-cua-luc-luong-san-xuat/
3.
Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB quốc gia sự thật, Hà Nội.
6
4.
Quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập,
https://hocluat.vn/quyluat-thong-nhat-va-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-
lap/#h_104951037611587654272592
7
| 1/7

Preview text:

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN BÀI LÀM:
Câu 1:
Anh/ Chị hãy phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập (2 điểm). Thông qua việc nghiên cứu quy luật này, anh (chị) hãy
vận dụng phân tích một vấn đề thực tiễn đang đặt ra địa phương (Quận/huyện
hoặc tương đương) anh/chị đang cư trú? (3 điểm). Trả lời
Phần 1: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: trong triết học
Mác – Lênin, phép biện chứng duy vật giữ một vị thế rất quan trọng, vì nó giúp
con người tư duy, nhìn nhận được bản thân và thế giới. Là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) được đánh giá cao là “hạt nhân”. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu quy luật này, trước khi vào nội dung quy luật cần hiểu một số khái niệm cơ bản:
- Mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong hiện thực.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập: là sự cần đến nhau, nương tựa vào nhau,
làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập, nếu không có mặt đối lập
này sẽ không có mặt đối lập kia. Sự thống nhất còn cho thấy giữa chúng có
điểm giống nhau: khi có mâu thuẫn tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt
đối lập có thể chuyển hóa vào nhau.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống
nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn: dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa
đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt
đối lập, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn có 3 tính chất:
 Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là
bản chất của sự vật hiện tượng.
 Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội, tư duy, ở mọi sự vật, mọi thời điểm. 1
 Tính đa dạng, phong phú: mỗi một sự vật, hiện tượng đều có những
mâu thuẫn khác nhau; các mâu thuẫn có vị trí, vai trò, biểu hiện khác
nhau trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: đề cập tới vấn đề cơ
bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân,
động lực của sự vận động, phát triển. Theo V.I. Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là
nắm được hạt nhân của phép biện chứng…”
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện
mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện
tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển
của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu
thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
Phần 2: Vận dụng phân tích một vấn đề thực tiễn đang đặt ra địa phương
(Quận/huyện hoặc tương đương)
Mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta như: khi làm bài tập nhóm, một cá
nhân không chấp nhận phương pháp cả nhóm đã thống nhất... Thậm chí, với tôi,
mâu thuẫn còn xảy ra ở nơi mà tôi cư trú. Nơi đây đang có một vấn đề mọi
người đặc biệt quan tâm, đó là dự án xây dựng các khu công nghiệp. Nó đã gây
ra mối mâu thuẫn giữa lợi ích khi xây dựng khu công nghiệp và rủi ro, khó khăn
phải. Việc xây dựng các khu công nghiệp thì mục đích cuối cùng là lợi ích. Lợi
ích khi xây dựng khu công nghiệp và rủi ro, khó khăn là một mâu thuẫn biện
chứng, hai mặt của một vấn đề, không thể xây dựng khu công nghiệp mà không
có rủi ro cũng giống như việc không thể tồn tại rủi ro, khó khăn mà không xây
dựng khu công nghiệp. Quê tôi có thể nhận được rất nhiều lợi ích khi xây dựng 2
khu công nghiệp đồng thời cũng phải đối mặt với những rủi ro khó khăn to lớn.
Trước hết, những lợi ích có thể đạt được: tạo ra lượng lớn công việc cho người
dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, thu hút được nhà đầu tư khiến cho nền kinh tế phát
triển, kéo theo sự phát triển của toàn thể các ngành… Bên cạnh đó cũng gặp
phải những rủi ro, khó khăn: cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chưa đủ hấp dẫn
để thu hút các nhà đầu tư; kinh phí hỗ trợ, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng,
thu hồi đất, tái định cư còn vướng mắc làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự
án của các chủ đầu tư hạ tầng. Quê tôi đã sử dụng nhiều cách để khắc phục rủi
ro, khó khăn để mang đến lợi ích cao nhất chẳng hạn: việc góp đủ vốn chủ sở
hữu và huy động vốn đúng tiến độ của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan phối hợp với nhà đầu tư
triển khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy
định pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, không để xảy ra khiếu nại, khiếu
kiện; phương án xây dựng nhà ở; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị
thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút
đầu tư… Để giảm rủi ro, khó khăn, không phải bắt ép người dân thu hồi đất, bồi
thường ít hơn hay nhận nguồn đầu tư lớn từ những nhà đầu tư không rõ ràng, có
rủi ro lớn. Thay vào đó, tự đổi mới chính sách, phát triển, làm tốt công tác lãnh
đạo… Như vậy, thị xã đã giải quyết được mâu thuẫn; rủi ro, khó khăn chuyển
hóa thành lợi ích; mặt này cho ta thấy được sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các
mặt đối lập. Và sự biến mất của mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mâu
thuẫn khác từ đó tạo ra động lực. Nhờ mâu thuẫn, quê tôi ngày càng phát triển.
Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (2 điểm). Qua đó, anh/chị cho biết Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quy luật này để
xác định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào? (3 điểm) Trả lời
Phần 1: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất: Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Trong
quá trình này, Việt Nam đã và đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế. Việc vận dụng sáng tạo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ
thể là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất đã giúp cho Việt Nam rất nhiều. Để hiểu rõ hơn về quy luật, ta cùng
điểm qua một vài khái niệm: 3
- Lực lượng sản xuất là một khái niệm giữ vai trò rất quan trọng trong chủ
nghĩa duy vật lịch sử, là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động,
cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển.
- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối.
- Phương thức sản xuất là phạm trù duy vật, đây là cách thức con người thực
hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại
và phát triển của xã hội loài người. Nó đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi
mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất
giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy
định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
* Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức
sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Nếu
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.
* Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: trong sự
vận động của mâu thuẫn biện chứng đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
sản xuất. Cơ sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của
lực lượng sản xuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính
năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của
người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế
thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.
* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai
chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho
lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy qua phương thức sản xuất chiếm 4
hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và đang phát triển đến phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
* Ý nghĩa phương pháp luận: trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt
đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động
và công cụ lao động. Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan
hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không
phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống,
mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy
tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Phần 2: Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
quy luật này để xác định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật cơ bản nhất chi phối đến sự phát triển của loài người. Nó tác động
trực tiếp đến sự phát triển của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Đòi hỏi Việt
Nam phải có những chính sách, đường lối phát triển phù hợp. Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam nắm trong tay toàn bộ tương lai và
vận mệnh đất nước, đã xác định được đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước dựa trên quy luật này. Đại hội XIII thống nhất nhận thức về vai trò, vị
trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước, coi "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm
của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và
bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa". Gắn quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xây dựng nền
kinh tế, quốc gia độc lập tự chủ, dựa trên nội lực của đất nước, coi nội lực là
quyết định. công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức để thực hiện mục tiêu
phát triển nhanh và bền vững đất nước. Việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tất yếu khách quan
trong tình hình mới. Đại hội nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Ðảng luôn
lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực
cho sự phát triển, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cho đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là: "Ðẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, lấy con
người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể". Ở đây, Đảng xác định rõ lực 5
lượng sản xuất, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ lực lượng sản xuất. Luôn
đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tổng thế chiến lược phát triển đất nước
để có cách tiếp cận toàn diện; gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển
bền vững và chú trọng giải quyết hài hòa các mối quan hệ lớn trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn kết
chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới
mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động".
Trên cơ sở đó, Đại hội đã xác định rõ nội dung và yêu cầu then chốt trong thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở không đồng nhất công
nghiệp hóa là con đường duy nhất để xây dựng nước công nghiệp và không
đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp. Tư duy lý luận của Ðảng
đã thể hiện sự nhất quán, vận dụng sáng tạo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin về
mục tiêu xuyên suốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm không
ngừng phát triển, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất
lao động xã hội, xây dựng cơ sở vật chất từ đó cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, xây dựng, củng cố thế lực của đất nước, phát triển nhanh và
bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Ðây cũng chính là quá trình từng bước thực hiện mô hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tuấn Anh (2022), Chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, https://nhandan.vn/chu-truong-duong-loi-
cua-dang-ve-tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-post728965.html
2. Nguyễn Văn Dương (2022), Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, https://luatduonggia.vn/quy-luat-quan-he-san-
xuat-phu-hop-voi-trinh-do-phat-trien-cua-luc-luong-san-xuat/
3. Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB quốc gia sự thật, Hà Nội. 6
4. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,
https://hocluat.vn/quyluat-thong-nhat-va-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-
lap/#h_104951037611587654272592 7