Quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộctính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau,tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vũ
Tóm tắt về mục Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập.
1. Phân tích mặt đối lập
Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc
tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau,
tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến
trong tất cả các sự vật.
VD: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn và bài
tiết cùng tồn tại khách quan, trong thực vật có hai quá trình
quang hợp và hô hấp, Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại
thống nhất và đấu tranh lẫn nhau trong tác phẩm nghệ thuật, mối
quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội,...
Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái các mặt đối lập liên hệ,
tác động qua lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ
biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng
trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn
gốc phát triển của nhận thức.
Chúng ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu
thuẫn logic hình thức. Mâu thuẫn logic hình thức chỉ tồn tại trong
tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy.
2. Sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn
nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại
của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương
đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong
trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng
bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố
giống nhau đó là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Do có sự
thống nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của chúng.
Tuy nhiê, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra
sự cân bằng của các mặt đối lập.
3. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ
sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
Sự đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ
sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển làm mâu
thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc và khi đến một mức độ nhất
định, trong điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, sự
vật, hiện tượng chuyển hóa.
4. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
a. Các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Trong sự thống nhất đã ẩn chứa sự đối lập, trong mâu
thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự
đấu tranh giữa chúng. Bởi vì trong quy định ràng buộc lẫn nhau,
hai mặt đối lập vẫn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh lẫn nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thường được chia làm
nhiều giai đoạn. Thông thường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối
lập chưa thể hiện rõ những xung khắc, đối chọi lẫn nhau. Nhưng
khi các mặt đối lập này phát triển theo hướng ngược chiều nhau
đến một mức nào đó sẽ hình thành mâu thuẫn. Khi đó, các mặt
đối lập có xu hướng xung đột, bài trừ, phủ định lẫn nhau.
b. Vai trò mâu thuẫn với sự vận động và phát triển:
Kể từ khi Chủ nghĩa xã hội được xây dụng, các mức xã hội
chủ nghĩa đều thực hiện nề kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cơ
chế vận hành và quản lý kinh tế này được duy trì trong một thời
gian khá dài và xem như đặc trưng riêng biệt của Chủ nghĩa xã
hội, là các đối lập với nền kinh tế thị trường.
Các nước tư bản chủ nghĩa cũng đã từng sử dụng cơ chế
kinh tế tập trung nhưng nhanh chóng bãi bỏ nó ngay sau chiến
tranh và đã đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội. Nhưng
nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp phải rất nhiều mâu thuẫn tồn tại.
c. tính khách quan và phổ biến của quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt dối lập:
Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là tất cả các sự vật,
hiện tượng trong thế giới đều luôn luôn khác biệt nhau, nhưng
tất cả sự vật, hiện tượng đó lại luôn tồn tại mối liên hệ phổ biến
với nhau. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có
tính khách quan vì cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và
tính phổ biến do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
tồn tại trong tất cả các lĩnh vực.
Do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có tính
khách quan và phổ biến nên nó có tính đa dạng và phức tạp.
Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong mỗi lĩnh vực khác nhau.
Hay trong mỗi một sự vật hiện tượng không chỉ có một mức độ
nào đó thì mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đạt đến
một mức độ nào đó thì mâu thuẫn sẽ được giải quyết, sự vật
mới ra đời. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời và hình
thành một quá trình mới, làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
d. Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường nhìn từ góc độ triết học:
Nhìn chung, nền kinh tế trong thời kì quá độ là nền kinh tế
thị trường vận động theo cơ chế của nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần. Nếu để tự phát, nền kinh tế nhiều thành phần sẽ đi
lên Chủ nghĩa tư bản. Nhưng nếu có sự đấu tranh thì có thể giữ
vững được định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quá trình
khó khăn, phức tạp, nhất là đối với Việt Nam sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì vai trò quản lý của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà
nước trực tiếp quyết định các vấn đề kinh tế, xã hội.
Hiện nay, cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường đang
ở giai đoạn mới hình thành nên còn đang thiếu hụt, chưa hoàn
chỉnh, dẫn tới môi trường sản xuất, kinh doanh thiếu ổn định, an
toàn. Tính chất không rõ ràng, thiếu xác định trên cả phương
diện kinh tế - xã hội dường như đang rất phổ biên, rất đặc trưng
cho các quan hệ trong nền kinh tế nước ta. Do đó, quá trình
chuyển hóa này vấp phải khá nhiều mâu thuẫn nội tại.