Quy phạm pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Có thể hiểu một cách đơn giản thì quy phạm chính là những điều đã được quyđịnh chặt chẽ và đòi hỏi mọi người cần phải tuân thủ theo đúng những quy địnhđã được đặt ra đó. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. QUY PHẠM
Khái niệm của quy phạm
Có thể hiểu một cách đơn giản thì quy phạm chính là những điều đã được quy
định chặt chẽ và đòi hỏi mọi người cần phải tuân thủ theo đúng những quy định đã được đặt ra đó.
=> Quy phạm là quy tắc hành vi, là chuẩn mực cho hành vi của con người
trong 1 điều kiện nhất định
Đặc điểm của quy phạm
-Là kết quả hoạt động có lý trí của con người -Phải có tính khuôn mẫu
-Là chuẩn mực để đánh giá hành vi con người
-Cấu trúc xác định: thông tin về điều kiện hoạt động, trật tự hoạt động, hậu quả khi vi phạm quy tắc Các loại quy phạm Quy phạm kỹ thuật Quy phạm xã hội: Quy phạm đạo đức Phong tục tạp quán Tín điều tôn giáo
Quy phạm của các tổ chức Quy phạm pháp luật II. KHÁI NIỆM QPPL
Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh các QHXH, qua đó uốn nắn hành vi của các chủ thể trong xã hội.
QPPL là các quy tắc xử chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
III. ĐẶC ĐIỂM QPPL
- Mang tính bắt buộc chung
- Xác định chặt chẽ về nội dung và hình thức
- Chủ thể có thẩm quyền ban hành
- Được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước IV. CẤU TRÚC QPPL
Cơ cấu của QPPL cũng là cơ cấu của quy phạm nói chung, đều gồm ba bộ phận: 1. Giả định: a) Khái niệm:
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống (hoàn
cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ
tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định b) Cách xác định: - Chủ thể nào ?
- Hoàn cảnh, điều kiện nào?
Ví dụ 1: Khoản 1 Điều 34 Luật HN-GĐ năm 2000 quy định:
“Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con…”
Ví dụ 2: Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định:
“Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.”
Ví dụ 3: Điều 128 BLHS 2015
Người nào đó vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Ví dụ 4: Điều 132 BLHS 2015
Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. c) Phân loại:
- Giả định đơn giản (chỉ bao gồm một điều kiện tác động của QP)
- Giả định phức tạp (bao gồm nhiều điều kiện tác động của QP) - Giả định cụ thể
- Giả định trừu tượng d) Yêu cầu:
Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng
nêu mập mờ, khó hiểu dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch
nội dung của quy phạm pháp luật. 2. Quy định: a) Khái niệm:
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các
chủ thể được, không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã
nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, là khi xảy ra
những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
thì nhà nước đưa ra những chỉ dẫn có tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để
các chủ thể thực hiện. b) Cách xác định: - Được phép làm gì?
- Không được phép làm gì? - Làm như thế nào? - Phải làm gì?
Ví dụ: Khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2005 quy định:
“ Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.” c) Phân loại:
- Quy định bắt buộc (phụ thuộc vào phương pháp, cách thức tác động lên các QHXH)
- Quy định tùy nghi (phụ thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi) d) Yêu cầu:
Mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu
trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong những điều kiện
để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. 3. Chế tài:
a) Khái niệm: Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện
pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp
dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy
định của quy phạm pháp luật. b) Cách xác định:
- Gánh chịu hậu quả gì ? Hậu quả như thế nào? Ví dụ:
Điều 94 BLHS năm 1999 quy định:
“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến
hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.” c) Phân loại:
Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh,
chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế
tài dân sự, chế tài thương mại... d) Yêu cầu: - Rõ ràng - Chính xác V. PHÂN LOẠI QPPL
1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh: - QPPL Hình sự - QPPL Dân sự - QPPL Hành chính
2. Căn cứ vào nội dung của QPPL:
- QPPL định nghĩa: Là loại QPPL có nội dung giải thích, xác định một vấn đề
nào đó hoặc nêu ra những khái niệm pháp lý.
- QPPL điều chỉnh: Là QPPL có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật.
3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL:
- QPPL bắt buộc: Là loại QPPL quy định một cách xử sự rõ ràng và chặt chẽ.
- QPPL tùy nghi: Là loại QPPL nêu ra hai hay nhiều cách xử sự cho phép chủ
thể lựa chọn cho mình cách xử sự tối ưu.
- QPPL hướng dẫn: Là loại QPPL có nội dung hướng dẫn các chủ thể tự giải
quyết một số công việc nhất định.
4. Căn cứ vào phạm trù nội dung và hình thức:
- QPPL nội dung: Là loại QPPL điều chỉnh mặt nội dung của QHXH hiện thực,
quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia qua hệ. QPPL nội
dung được thực hiện theo đúng quy định của PL, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ thể pháp luật.
- QPPL hình thức: Là loại QPPL điều chỉnh thủ tục pháp lý nhằm đảm bảo các
QPPL nội dung được thực hiện theo đúng quy định của PL, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của chủ thể pháp luật.
VI. HÌNH THỨC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Hình thức quy phạm pháp luật là kết cấu thông thường của các quy phạm pháp
luật trong các điều luật để đảm bảo tính logic chặt chẽ Hình thức bao gồm:
+ Thứ nhất: Một QPPL có thể trình bày trong một điều luật nhưng cũng có thể
trình bày nhiều QPPL trong một điều luật.
Điều 57 Hiến pháp VN 1992 quy định:
‘’Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
+Thứ hai: Trật tự các bộ phận của QPPL có thể thay đổi chứ không nhất thiết
phải theo trình tự: giả định, quy định, chế tài. Ví dụ:
K1 Điều 8 Nghị định số 113/2004 quy định
. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong những hành vi sau đây:
a) Không công bố danh sách người lao động bị thôi việc theo các quy định của pháp luật lao động;
b) Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc lâm thời khi cho
người lao động thôi việc;
c) Không thông báo với cơ quan lao động cấp tỉnh trước khi cho người lao động thôi việc;
d) Vi phạm một trong những quy định về thủ tục tuyển người lao động Việt
Nam vào làm tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
+ Thứ ba: một điều luật có thể không nhất thiết có đầy đủ ba bộ phận, cũng có
thể một bộ phận nào đó của QPPL lại được viện dẫn sang các điều khoản khác,
thậm chí là trong các văn bản pháp luật khác. Ví dụ:
Điều 31 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động và
việc thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại các điều từ
Điều 54 đến Điều 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
VII. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
*Thẩm quyền ban hành và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt
Nam (Điều 4 Luật ban hành VB QPPL 2015 và có 1 số điều bổ sung bởi Luật
số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội) 1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3.[2] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên
tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8.[3] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a.[4] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Hiệu lực của VB QPPL
Hiệu lực về đối tượng tác động
VBQPPL trung ương ban hành tác động đến mọi công dân VN, mọi cơ quan, tổ chức VN.
VBQPPL cũng có hiệu lực với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở VN, trừ
trường hợp PLVN hoặc điều ước Quốc tế mà VN tham gia có quy định khác.
VBQPPL do địa phương phát hành tác động đến đối tượng ở địa phương đó.
Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực theo thời gian của VBQPPL là giá trị tác động của văn bản được xác
định trong phạm vi thời gian kể từ khi nó phát sinh cho đến khi nó chấm dứt hiệu lực
Thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực của văn bản.
- Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được quy định trong văn bản nhưng
không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành
- Trường hợp VBQPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn
cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai,
dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng
phải được đăng ngay trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải
được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng
Thời điểm hết hiệu lực
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của
chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Hiệu lực về không gian
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là giá trị tác
động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ, vùng hay khu vực nhất định.
- Văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ướng: có giá trị trong phạm vi cả nước.
- Văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương: chỉ có giá trị trong phạm vi địa phương đó.
*Áp dụng văn bản QPPL:
• Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
trở về trước thì áp dụng theo quy định đó
• Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi
xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới
• Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì:
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn
Áp dụng văn bản ban hành sau
Áp dụng luật chuyên ngành và điều ước quốc tế