Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y nhanh, chính xác

L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (Ví dụ: loan, luân, loa,...). Trong khi đó, N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa). Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý,... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 9 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y nhanh, chính xác

L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (Ví dụ: loan, luân, loa,...). Trong khi đó, N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa). Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý,... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y nhanh,
chính xác
1. Chính tả phân biệt l/n:
Lưu ý:
- L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (Ví dụ: loan, luân, loa,...). Trong khi đó, N không xuất hiện trong các
tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).
Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt
choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý,...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Cả l và n đều có từ láy âm nhưng chúng không láy âm với nhau. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể
chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n.
Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh,
len lỏi, lâm li,...
+ Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ
hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng
thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng
thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì
tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).
Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch,... gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy,
ảo não, ăn năn,... cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, ...
- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.
Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố
lăng,...
- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.
Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích - ních, cạy - nạy,...
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n.
Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép,...
2. Chính tả phân biệt ch / tr:
Lưu ý:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy
âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú,
cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt.
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu,
chăn, chảo, chổi,...
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,...
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết
với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền (`) viết tr.
Mẹo tr / ch:
- Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền (`), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì
đấy là từ thuần Việt.
- Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt. Cụ
thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà,
tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận,
trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá,
trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc,
trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước,
trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng, chương chưởng,
chướng (7 chữ).
3. Chính tả phân biệt gi/d
Lưu ý:
- Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò
dò, lai dai, líu díu,...)
- Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,...)
- Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ
nạt, doanh nghiệp,...)
- Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD:
bứt rứt, cập rập,...)
- Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.
>> Xem thêm: Dấu diếm hay giấu giếm, giấu diếm cách viết nào là đúng chính tả?
4. Chính tả phân biệt x/s
Lưu ý:
X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,...), s chỉ xuất hiện
trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất. X và s không cùng xuất hiện trong
một từ láy. Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là năm nghĩa
của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. Xem thêm:
5. Chính tả phân biệt c/q/k
Lưu ý:
Âm đầu "cờ" được ghi bằng các chữ cái c/k/q.
- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia).
- Viết c trước các nguyên âm khác còn lại
6. Chính tả phân biệt i/y
Lưu ý:
- Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ).
- Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ).
- Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).
- Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ).
- Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
7. Luyện tập chính tả
Bài 1: Điền c / k /q:
...ì ...ọ, ....iểu ...ách, ...uanh ...o, ...èm ...ặp, ...ì ...uan, ...ẻ ...ả, ....ập ....ênh, ...uy ...ách, ....im ...ương, ...ính
...ận, ....ảm ....úm, ...o ...éo, ...uả ......uyết, ....ảnh ....uan
Trả lời: kì cọ, kiểu cách, quanh co, kèm cặp, kì quan, kẻ cả, cập kênh, quy cách, kim cương, kính cận, cảm
cúm, co kéo, quả quyết, cảnh quan.
Bài 2: Điền l / n:
...o ...ê, ...o ...ắng, ...ưu ...uyến, ...ô ...ức, ...óng ...ảy, ...ăn ...óc, ...ong ...anh, ...ành ...ặn, ...anh ...ợi, ...oè
...oẹt, ...ơm ...ớp.
Trả lời: no nê, lo lắng, lưu luyến, nô nức, nóng nảy, lăn lóc, long lanh, lành lặn, lanh lợi, loè loẹt, nơm nớp.
Bài 3: Điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
a. ...ái cây, ...ờ đợi, ...uyển chỗ, ...ải qua, ...ôi chảy, ...ơ trụi, nói ...uyện, chương ...ình, ...ẻ tre.
b. ...ấp ngửa, sản ...uất, ...ơ sài, bổ ...ung, ...ung kích, ...ua đuổi, cái ...ẻng, ...uất hiện, chim ...áo, ...âu bọ.
c. ...ũ rượi, …ắc rối, …ảm giá, giáo …ục, rung …inh, rùng …ợn, …iang sơn, rau …iếp, …ao kéo, …iao
kèo, …iáo mác.
d. ...ạc hậu, nói ...iều, gian ...an, ...ết na, ...ương thiện, ruộng ...ương, ...ỗ chỗ, lén ...út, bếp ...úc, ...ỡ làng.
Trả lời:
a. Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
b. Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
c. Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
d. Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!
| 1/4

Preview text:

Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y nhanh, chính xác
1. Chính tả phân biệt l/n: Lưu ý:
- L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (Ví dụ: loan, luân, loa,...). Trong khi đó, N không xuất hiện trong các
tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).
Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt
choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý,... - Trong cấu tạo từ láy:
+ Cả l và n đều có từ láy âm nhưng chúng không láy âm với nhau. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể
chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n.
Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...
+ Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ
hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng
thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng
thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì
tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).
Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch,... gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy,
ảo não, ăn năn,... cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, ...
- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.
Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng,...
- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.
Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích - ních, cạy - nạy,...
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n.
Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép,...
2. Chính tả phân biệt ch / tr: Lưu ý:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy
âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú,
cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt.
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,...
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,...
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền (`) viết tr. Mẹo tr / ch:
- Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền (`), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì
đấy là từ thuần Việt.
- Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt. Cụ
thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà,
tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận,
trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá,
trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc,
trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước,
trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng, chương chưởng, chướng (7 chữ).
3. Chính tả phân biệt gi/d Lưu ý:
- Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu,...)
- Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,...)
- Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,...)
- Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,...)
- Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.
>> Xem thêm: Dấu diếm hay giấu giếm, giấu diếm cách viết nào là đúng chính tả?
4. Chính tả phân biệt x/s Lưu ý:
X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,...), s chỉ xuất hiện
trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất. X và s không cùng xuất hiện trong
một từ láy. Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là năm nghĩa
của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. Xem thêm:
5. Chính tả phân biệt c/q/k Lưu ý:
Âm đầu "cờ" được ghi bằng các chữ cái c/k/q.
- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia).
- Viết c trước các nguyên âm khác còn lại
6. Chính tả phân biệt i/y Lưu ý:
- Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ).
- Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ).
- Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).
- Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ).
- Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
7. Luyện tập chính tả
Bài 1: Điền c / k /q:
...ì ...ọ, ....iểu ...ách, ...uanh ...o, ...èm ...ặp, ...ì ...uan, ...ẻ ...ả, ....ập ....ênh, ...uy ...ách, ....im ...ương, ...ính
...ận, ....ảm ....úm, ...o ...éo, ...uả ......uyết, ....ảnh ....uan
Trả lời: kì cọ, kiểu cách, quanh co, kèm cặp, kì quan, kẻ cả, cập kênh, quy cách, kim cương, kính cận, cảm
cúm, co kéo, quả quyết, cảnh quan. Bài 2: Điền l / n:
...o ...ê, ...o ...ắng, ...ưu ...uyến, ...ô ...ức, ...óng ...ảy, ...ăn ...óc, ...ong ...anh, ...ành ...ặn, ...anh ...ợi, ...oè ...oẹt, ...ơm ...ớp.
Trả lời: no nê, lo lắng, lưu luyến, nô nức, nóng nảy, lăn lóc, long lanh, lành lặn, lanh lợi, loè loẹt, nơm nớp.
Bài 3: Điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
a. ...ái cây, ...ờ đợi, ...uyển chỗ, ...ải qua, ...ôi chảy, ...ơ trụi, nói ...uyện, chương ...ình, ...ẻ tre.
b. ...ấp ngửa, sản ...uất, ...ơ sài, bổ ...ung, ...ung kích, ...ua đuổi, cái ...ẻng, ...uất hiện, chim ...áo, ...âu bọ.
c. ...ũ rượi, …ắc rối, …ảm giá, giáo …ục, rung …inh, rùng …ợn, …iang sơn, rau …iếp, …ao kéo, …iao kèo, …iáo mác.
d. ...ạc hậu, nói ...iều, gian ...an, ...ết na, ...ương thiện, ruộng ...ương, ...ỗ chỗ, lén ...út, bếp ...úc, ...ỡ làng. Trả lời:
a. Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
b. Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
c. Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
d. Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!