Quy tắc xuất xứ hàng hoá -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quy tắc xuất xứ hàng hoá -Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
B. Quy tắc xuất xứ hàng hoá NHIEN
1. Tổng quan về quy tắc xuất xứ hàng hoá 1.1. Khái niệm
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là các quy định pháp luật được thiết lập bởi các quốc gia hoặc tổ
chức quốc tế nhằm xác định nguồn gốc của hàng hóa. Chúng giúp xác định nơi sản xuất của một
sản phẩm, tức là quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ nào mà sản phẩm đó được sản xuất.
Có hai cách tiếp cận chính để xác định xuất xứ hàng hóa:
Tiêu chuẩn xuất xứ: Là những quy định chung được áp dụng cho tất cả các mặt hàng.
Ví dụ: tiêu chí về tỷ lệ giá trị gia tăng, tiêu chí về quy trình sản xuất, tiêu chí về nguồn gốc nguyên liệu.
Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng: Là những quy định chi tiết áp dụng cho từng
mặt hàng cụ thể. Ví dụ: quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may, quy tắc xuất xứ đối
với mặt hàng điện tử. 1.2. Mục đích
Quy tắc xuất xứ hàng hóa đóng vai trò như "giấy khai sinh" cho hàng hóa, xác định "quốc tịch"
của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, cơ quan hải quan có thể dễ dàng nhận diện nguồn
gốc hàng hóa, từ đó quyết định việc áp dụng ưu đãi thuế quan hay không.
Vai trò then chốt của quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA):
"Cánh cửa" ưu đãi thuế quan: Hàng hóa được xác định có "xuất xứ FTA" sẽ được hưởng
mức thuế ưu đãi, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, gia tăng kim ngạch thương
mại giữa các quốc gia thành viên.
"Rào cản" gian lận thương mại: Quy tắc xuất xứ giúp ngăn chặn hành vi gian lận, lách
luật để hưởng ưu đãi thuế quan không chính đáng, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thương mại.
" thước đo" mức độ thụ hưởng ưu đãi FTA: Chỉ số C/O: Thể hiện tỷ lệ giá trị hàng hóa
xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi so với tổng kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường FTA.
1.3. Danh mục các từ viết tắt và thuật ngữ trong quy tắc xuất xứ WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới WCO
Tổ chức Hải quan Thế giới ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATIGA
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN FTA
Hiệp định/ Khu vực Thương mại Tự do AANZFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân ACFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc AHKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc AIFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ AJCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản AKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc VCFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi -lê VJEPA
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc VN-EAEU
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế FTA Á Âu TPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương VN – EU FTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu EFTA-VN FTA
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối Thương mại Tự do châu Âu RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực VN-Israel FTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam -Israel ASW Cơ chế một cửa ASEAN B2B C/O; C/O giáp lưng MC CIF
Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí – Điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hang C/O
Giấy chứng nhận xuất xứ CMT
Cắt may khâu hoàn thiện sản phẩm CTC
Chuyển đổi mã số hàng hóa CC Chuyển đổi Chương CTH Chuyển đổi Nhóm CTSH Chuyển đổi Phân nhóm eC/O C/O điện tử EIF
(Thời điểm) có hiệu lực EOCVS
Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử FOB
Giá giao hàng tại mạn tàu FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài GR Quy tắc xuất xứ chung GSP
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập HS Hệ thống Hài hòa HS Code
Mã HS của mỗi loại hàng hóa MFN
(thuế suất) Tối Huệ Quốc NSW
Cơ chế Một cửa Quốc gia OCP
Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa PLF
Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN
được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 04 tháng 9 năm 2015 PQLXNK KV
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Khu vực PSR
Quy tắc cụ thể mặt hàng ROO Quy tắc xuất xứ RVC
Hàm lượng Giá trị Khu vực Self-Cert (SC) -
Tự chứng nhận xuất xứ TCNXX SP
Công đoạn gia công chế biến cụ thể VAC
Hàm lượng Giá trị Gia tăng WO Xuât xứ thuần túy PE
Được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ US$ Đô la Mỹ
2. Tổng quan xuất xứ hàng hoá 2.1. Khái niệm
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực
hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng của hàng hóa đó. 2.2. Mục đích
2.2.1 Thiết lập và thực thi chính sách thương mại:
Cấm vận, hạn chế nhập khẩu: Các quốc gia có thể áp dụng biện pháp cấm vận hoặc hạn
chế nhập khẩu đối với hàng hóa từ quốc gia khác dựa trên xuất xứ.
Chống bán phá giá, chống trợ cấp, Tự vệ thương mại: Xuất xứ hàng hóa là yếu tố quan
trọng để xác định liệu sản phẩm có bị bán phá giá, trợ cấp hay không, từ đó áp dụng các
biện pháp tự vệ thương mại phù hợp.
2.2.2 Xác định hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) hoặc ưu đãi khác:
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (CEGSP): Một số quốc gia phát triển áp dụng Chế độ
ưu đãi thuế quan phổ biến (GSP) dành cho hàng hóa từ các nước đang phát triển và kém
phát triển. Xuất xứ hàng hóa là điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP.
Hiệp định Thương mại tự do (PT/AFTA): Các quốc gia tham gia Hiệp định Thương mại
tự do (FTA) có thể áp dụng thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành
viên. Xuất xứ hàng hóa là cơ sở để hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA.
2.2.3 Thống kê thương mại của một quốc gia:
Xuất xứ hàng hóa là dữ liệu quan trọng để thống kê hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia,
giúp đánh giá hiệu quả hoạt động thương mại, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và quản lý thương mại quốc tế.
3. Nguyên tắc xác định xuất xứ hàng hoá (3 quy tắc)
Quy tắc 1: Hàng hóa đương nhiên có xuất xứ
Theo Quy tắc 1 trong các quy tắc xuất xứ phổ biến, hàng hóa được coi là có xuất xứ của một
quốc gia hoặc khu vực khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
1. Hàng hóa được khai thác hoặc thu hoạch hoàn toàn tại quốc gia hoặc khu vực đó:
2. Hàng hóa được sản xuất tại quốc gia hoặc khu vực đó từ nguyên liệu khai thác hoặc thu hoạch
hoàn toàn tại quốc gia hoặc khu vực đó:
Ví dụ minh họa Quy tắc 1
Công ty TNHH MTV Dệt May X tại Việt Nam sản xuất áo thun với quy trình như sau: Nguyên liệu:
100% bông được thu hoạch tại Việt Nam.
Chỉ may được nhập khẩu từ Trung Quốc. Sản xuất:
Dệt vải từ bông thu hoạch tại Việt Nam.
Cắt may áo thun từ vải dệt.
Hoàn thiện áo thun (in logo, thêu thùa, v.v.). Kết luận:
Vải dệt từ bông thu hoạch tại Việt Nam: Có xuất xứ Việt Nam. Nếu trg hợp có hóa đơn xuất xứ
chứng minh dc là bao nhập từ VN
Áo thun: Không có xuất xứ Việt Nam.
Quy tắc 2: Tiêu chí xuất xứ nội vùng
Quy tắc 2 là một trong những quy tắc xuất xứ phổ biến được sử dụng để xác định nguồn gốc của
hàng hóa trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Theo Quy tắc 2, hàng hóa được coi là có xuất xứ của một quốc gia hoặc khu vực khi đáp ứng
một trong hai điều kiện sau:
1. Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại quốc gia hoặc khu vực đó:
2. Hàng hóa được sản xuất tại quốc gia hoặc khu vực đó từ nguyên liệu có nguồn gốc từ quốc gia
hoặc khu vực thành viên của Hiệp định thương mại tự do. ta xét ví dụ sau:
Việt Nam và Thái Lan có Hiệp định AFTA.
Công ty B tại Việt Nam sản xuất áo thun bằng vải dệt từ 100% bông thu hoạch tại Việt Nam và
chỉ may nhập khẩu từ Thái Lan. Kết luận:
Áo thun được coi là hàng hóa "có xuất xứ" theo Hiệp định AFTA vì được sản xuất hoàn toàn trên
lãnh thổ Việt Nam (thành viên AFTA) và sử dụng nguyên liệu "có xuất xứ" (bông thu hoạch tại
Việt Nam) và nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan (thành viên AFTA).
Quy tắc 3: Tiêu chí hàm lượng nội địa
Hàng hóa “có xuất xứ” là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ của một hoặc nhiều
nước đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ giá trị nội địa áp dụng cho loại hàng hóa đó.
Yêu cầu về tỷ lệ giá trị nội địa tối thiểu là 30%.
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) được tính toán bằng công thức sau:
RVC = Trị giá nguyên liệu có xuất xứ/ Trị giá hàng hóa điều chỉnh (FOB) x 100%