Quyền thừa kế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo bình luận khoa học BLDS năm 1995 của Bộ Tư pháp thì “ thừa” , “ kế” đều có nghĩa là tiếp nối, tiếp tục. Do đó, thừa kế thường được hiểu rằng: người sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Theo bình luận khoa học BLDS năm 1995 của Bộ Tư pháp thì “ thừa” , “ kế” đều có nghĩa là tiếp nối,
tiếp tục. Do đó, thừa kế thường được hiểu rằng: người sống thừa hưởng tài sản của người đã qua
đời. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì: Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
những người còn sống. Thừa kế luôn gắn với chủ sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và là
phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu.
Khoa học pháp lý thừa nhận quan hệ thừa kế là một quan hệ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
Thứ nhất, quyền thừa kế hiểu dưới hai nghĩa, nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan
Khách quan: quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định những trình tự,
điều kiện, hình thức để lại di sản và hưởng di sản thừa kế cùng quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.
Chủ quan: là quyền dân sự cụ thể của cá nhân trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế cùng
quyền kiện hay không kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
Thứ hai, tính khách quan của quyền thừa kế được thể hiện ở chỗ dù muốn hay không quan hệ thừa
kế vẫn diễn ra và tồn tại trong mọi chế độ. Quan hệ thừa kế bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội.
Tức là, khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì quan hệ thừa kế cũng thay đổi theo. Như vây, quan hệ
giữa thừa kế và điều kiện kinh tế xã hội là quan hệ giữa một bên thuộc về kiến trúc thượng tầng và
một bên là cơ sở hạ tầng.
Tóm lại, về mặt pháp lý, quyền thừa kế được hiểu là quyền của chủ thể được để lại tài sản của mình
cho người khác hưởng sau khi chết và quyền của chủ thể được hưởng di sản của người khác để
lại.Quyền này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật với các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục,
điều kiện chuyển dịch tài sản của người chết sang người còn sống. Ngoài ra, do mỗi chế độ xã hội với
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên các quy định về thừa kế cũng khác nhau. Đồng thời,
ngay cả trong cùng một chế độ xã hội thì tùy từng thời điểm khác nhau, các quy định về thừa kế cũng khác nhau
Những nguyên tắc về thừa kế
1. Nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế của chủ thể
Note: NN là tổ chức quyền lực lớn nhất chi phối toàn xã hội , NN đủ các điều kiện về mặt pháp lý và
quyền lực đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể trong xã hội được thực thi.
Cụ thể, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định:” Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền
thừa kế của công dân”
Để bảo vệ và thúc đẩy quan hệ thừa kế phát triển, Nhà nước ngoài việc sử dụng còn tạo điều kiện
thuận lợi, cơ hội để chủ thể tham gia vào hoạt động tham gia sản xuất kinh doanh và sở hữu sản
phẩm. Mọi thu nhập hợp pháp của chủ thể được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Không ai được
tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu hợp pháp của người khác.
Đồng thời, nhà nước xây dựng các thiết chế và đảm bảo việc thực thi nhằm bảo vệ quyền thừa kế
của chủ thể. Đây là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về thừa kế thể hiện bằng việc các chủ thể khi
bị vi phạm, ngăn cản quyền để lại thừa kế hoặc bị tước bỏ trái pháp luật quyền thừa kế đều bị xử lý
khi có yêu cầu. Thông qua các hình thức tố tụng và thủ tục hành chính, nhà nước thiết lập cơ chế giải
quyết tranh chấp và áp dụng chế tài để xử lý người vi phạm.
Chẳng hạn, điều 645 BLDS 2005 quy định :” Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản,
xác nhận quyền thừa kế yêu cầu chia di sản, xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền
thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế”
Hay Điều 643 BLDS 2005 quy định về người không được hưởng thừa kế:”…… người có hành vi lừa
dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc , giả mạo di chúc, sửa chữa di
chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”
2. Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế
Điều 52 Hiến pháp 1992 quy định : “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Thể chế hóa quy
định này của Hiến pháp vào quan hệ dân sự. Điều 632 BLDS 2005 quy định:” Mọi cá nhân đều bình
đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này là trong quan hệ thừa kế không phân biệt các con là nam hay
nữ, con trong giá thú hay ngoài giá thú, họ đều được hưởng một phần di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
Bình đẳng còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa vợ với chồng. Người chồng được thừa kế của
vợ và vợ được thừa kế cảu chồng đều ở hàng thừa kế thứ nhất.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế
Trong quan hệ dân sự nói chung, quyền định đoạt của các chủ thể được thể hiện thông qua việc các
chủ thể tham gia quan hệ một cách hoàn toàn tự nguyện vì lợi ích của chính mình. Trong quan hệ
thừa kế nói riêng, quyền định đoạt của các chủ thể được thể hiện dưới các nội dung như sau:
Một là, chủ thể có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà mình muốn
Hai là, chủ thể có quyền truất quyền thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật mà không cần phải nói lý do
Ba là, chủ thể có quyền phân chia di sản của mình cho những người được chỉ định trong di chúc theo ý chí của mình
Bốn là, các chủ thể có quyền dành một phần di sản của mình vào việc thờ cúng hoặc di tặng cho các
các nhân, tổ chức theo ý chí của mình.
Năm là, quyền tự định đoạt còn được thể hiện chủ thể có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thể, hủy bỏ
di chúc đã lập bất cứ lúc nào mà không cần phải có lý do. Note:
Về nguyên tắc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điêm mở thừa kế. Tuy nhiên, có một
ngoại lệ cho quy định này là con sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày
3 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ đã quy định con sinh ra trong vòng 300 ngày kể
từ ngày người chồng chết được công nhận là con chung của vợ chồng. Do vậy, người vợ sinh con ra
và còn sống trong vòng 300 ngày sau khi người chồng chết thì người con đó đương nhiên được
hưởng thừa kế. Nếu sau 300 ngày mới sinh mà muốn được hưởng thừa kế của người chết phải có
căn cứ chứng minh là người con đó là con của người chồng đã chết
Ý nghĩa về mặt pháp lý của việc xác định thời điểm mở thừa kế
Thứ nhất, xác định thời điểm mở thừa kế là cơ sở để xác định chủ thể thừa kế. Bởi lẽ, theo quy định
của pháp luật, chủ thể phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng trước đó đã thành thai, nếu là tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau những chết cùng thời điểm thì họ
không được hưởng di sản của nhau theo quy định tại Điều BLDS 2005. Kể từ thời điểm mở thừa kế,
chủ thể thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, chủ thể hưởng di sản
thừa kế chỉ thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế, tương
ứng với tỷ lệ mà họ nhận được.
Thứ ba, xác định thời điểm mở thừa kế còn nhằm xác định di sản thừa kế, đó là tài sản của người chết để lại.
Thứ tư, xác định thời điểm mở thừa kế là để xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Theo quy
định tại điều 667 BLDS 2005, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết.
Thứ năm, xác định thời điểm mở thừa kế để xác định thời điểm từ chối nhận di sản. Theo quy định
tại khoản 3 Điều 642 BLDS năm 2005 thì” thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế là sáu tháng kể từ
ngày mở thừa kế. Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi
là đồng ý nhận thừa kế.”
Thứ sáu, xác định thời điểm mở thừa kế còn là cơ sở để xác định thời hiệu khởi kiện. Theo quy định
tại điều 645 BLDS 2005 thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
* Người quản lý di sản thừa kế
Đ/n: là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế cử ra để quản lý di
sản của người chết để lại.
Nhiệm vụ: lập danh mục di sản, thay mặt những người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại, tiến hành bảo quản tài sản. Người quản lý di sản không được
mua bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp di sản thừa kế. Nếu người quản lý làm di sản
mất mát, hư hỏng di sản thì phải bồi thường. Họ phải giao lại di sản cho những người thừa
kế khi người thừa kế yêu cầu( Ngược lại, người quản lý di sản cũng có quyền yêu cầu
thanh toán những chi phí hợp lý cho việc quản lý di sản).
* Trường hợp những người có quyền thừa kế tài sản của nhau
nhưng chết cùng thời điểm
Những người này không được hưởng thừa kế của nhau và di sản của mỗi người do người
thừa kế của người đó hưởng. Bởi lẽ, pháp luật quy định: người thừa kế phải còn sống vào
thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu họ chết cùng thời điểm mà chia cho nhau hưởng thì về
nguyên tắc, không thể chia được hoặc không có ý nghĩa vì chỉ chia qua chia lại đối với một
tài sản. Do đó, pháp luật quy định họ không được hưởng thừa kế của nhau, di sản của
người nào thì chia thừa kế cho những người thừa kế của người đó.
Người không có quyền hưởng di sản
Người không có quyền hưởng di sản là những người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm
thuần phong mỹ tục, trái luân thường đạo lý (bên kia có ghi)
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Theo quy định tại Điều 154 BLDS 2005 thì:” Thời hiệu là thời hạn do pháp luât quy định mà
khi kết thúc thời hạn đó chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự
hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”
Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính các chủ thể thừa kế hoặc những người có liên quan
Nhằm bảo vệ trật tự xã hội, cân bằng lợi ích của chủ thể có quyền thừa kế với lợi ích xã hội,
nhằm đảm bảo sự ổn định các quan hệ dân sự,tránh tình trạng tranh chấp kéo dài.
Đặc trưng của di chúc:
- Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân
- Mục đích chủ yếu của di chúc là nhằm định đoạt tài sản của cá nhân người lập di chúc sau khi người đó chết
- Di chúc là một giao dịch pháp lý trong hình thức
- Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết
- Trong lúc còn sống, bất kì lúc nào, người lập di chúc cũng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc.