-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 10: Tuần hoàn ở động vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (KNTT)
Môn: Sinh Học 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Dừng lại và suy ngẫm trang 63 SGK Sinh 11 Kết nối
Câu 1: Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ
đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Bài làm
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động
mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn
hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với
tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao
mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động
mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện
trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông
liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách
gián tiếp thông qua dịch mô.
Câu 2: Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ
đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái
niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Bài làm
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu
nghèo O2 ở tâm nhĩ của tim → Tâm thất của tim → Động mạch mang → Mao mạch
mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Động mạch lưng → Mao
mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) →
Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ của tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng
tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để
nhận O2 và thải CO2) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:
+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của
tim → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu
O2) → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái của tim.
+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất trái của
tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh
dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải của tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần
hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận O2 và thải CO2) và vòng tuần hoàn
hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).
Dừng lại và suy ngẫm trang 64 SGK Sinh 11 Kết nối
Câu 1: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu? Bài làm
Các van tim có vai trò đảm bảo cho máu đi theo một chiều.
- Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá
giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu
chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động
mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo
một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.
Câu 2: Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu? Bài làm
Hệ dẫn truyền tim hoạt động như sau: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau
một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra
khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His,
rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
→ Hệ dẫn truyền tim có vai trò giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.
Dừng lại và suy ngẫm trang 67 SGK Sinh 11 Kết nối
Câu 1: Quan sát Hình 10.7, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu. Bài làm
- Sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Trong suốt chiều dài của hệ
mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao
mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- Giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Tim co bóp đẩy máu
vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa
máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng
đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu
được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp
giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.
Câu 2: Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu. Bài làm
a) Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm
dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
b) Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: Vận tốc máu tỉ lệ
nghịch với tổng tiết diện mạch máu. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết
áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.
Câu 3: Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch? Bài làm
Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch vì:
- Số lượng mao mạch rất lớn phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể, tạo ra
diện tích trao đổi chất lớn giữa máu và tế bào cơ thể.
- Thành mao mạch rất mỏng cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua.
- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự
trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).
Dừng lại và suy ngẫm trang 67 SGK Sinh 11 Kết nối
Câu 1: Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế, ... về một số bệnh phổ biến
ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn
thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây: Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh Biện pháp phòng tránh 1.....?..... ? ? Bài làm Tên
Nguyên nhân gây bệnh
Biện pháp phòng tránh bệnh 1. Bệnh
● Do tình trạng thừa cân béo phì, lối mạch
sống ít vận động, chế độ ăn ● Ngưng hút vành
uống/sinh hoạt thiếu học và hút thuốc lá và
thuốc lá ở người trẻ tuổi. tránh khói
● Tình trạng cao huyết áp thuốc;
● Bệnh đái tháo đường ● Nói không với ● Rối loạn lipid máu rượu bia; ● Hút thuốc lá ● Chế độ ăn uống hợp lý ● Luyện tập thể dục đều đặn ● Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo ● Xây dựng lối sống tích cực, thanh thản, vui vẻ, tránh tính trạng căng thẳng quá mức, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc điều độ, quản lý thời gian hiệu quả.
2. Bệnh Do tăng thành lập các mảng xơ vữa trên ● Ngưng hút động
thành mạch. Đây là hệ quả của các bệnh lý thuốc lá mạch
gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa trong cơ ● Thăm khám ngoại
thể, nổi bật nhất là rối loạn lipid máu. thường xuyên biên
3. Thiếu Thiếu máu cơ tim thường do 3 nguyên nhân ● Tuân thủ chỉ
máu cơ xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành và rối định điều trị tim
loạn chức năng vi mạch gây ra. Trong đó rối của bác sĩ
loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân quan ● Xây dựng chế
trọng gây thiếu máu cơ tim ở người đái tháo độ ăn tốt cho
đường, tăng huyết áp nhưng ít được chú ý. tim mạch ● Luyện tập thể dục và giảm stress ● Bổ sung chiết xuất có lợi cho sức khoẻ 4. Suy
Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh. Các ● Điều chỉnh lối tim
nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết sống
áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh van ● Điều trị bằng
tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim giãn, thuốc
nghiện rượu, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, tiểu ● Sử dụng các kĩ
đường, cường giáp, bệnh tự miễn, bệnh tim thuật nâng cao
chu sản (suy tim xảy ra cho người mẹ trước
và sau thời gian sinh con vài tuần),...
Câu 2: Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích
tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Bài làm
Rượu, bia làm tim đập nhanh, mạnh dẫn đến huyết áp tăng cao. Đối với hệ thần
kinh, uống nhiều rượu, bia gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt
vốn có. Người uống nhiều rươu, bia khoogn làm chủ được bản thân, dễ nối nóng và
có những hành động thiếu chính xác. Chính vì vậy, khi tham gia giao thông sẽ không
thể xử lí các tình huống bất ngờ, thậm chí có thể gây tai nạn. Số lượng người tử
vong khi tham gia giao thông có sử dụng rượu bia nhiều. Vì thế, việc ban hành quy
định xử phạt đối với người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ góp một
phần bảo vệ tính mạng của người dân.
Luyện tập và vận dụng trang 68 SGK Sinh 11 Kết nối
Câu 1: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ? Bài làm
Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ. Bởi vì
tĩnh mạch phổi là dòng máu đi từ mao mạch phổi về tim, tại tĩnh mạch phổi, máu
vừa được nhận khí O2 và thải khí CO2 nên dòng máu đang có nồng độ O2 cao hơn.
Còn ở tĩnh mạch chủ là dòng máu đi từ các cơ quan về tim, tại đây, nồng độ O2 đã
được các cơ quan sử dụng và thải khí CO2, nên ở tĩnh mạch chủ có nồng độ O2 thấp hơn.
Câu 2: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật: Động vật Nhịp tim/phút Voi 25 - 40 Trâu 40 - 50 Lợn 60 - 90 Mèo 110 - 130 Chuột 720 - 780
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao
nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật? Bài làm
Quan sát Bảng ta thấy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng
chậm (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).
Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích
thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxy cao và ngược lại.
Câu 3: Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi
giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào? Bài làm
Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, nhịp tim sẽ tạm thời tăng lên và quay lại
trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi. Đối với những người thường xuyên luyện tập,
nhịp tim lúc nghỉ sẽ thấp hơi, điều này giúp tim không phải họat động quá nhiều và
gia tăng tuổi thọ so với người lười hoạt động.
Câu 4: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp
giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả. Bài làm
Tập thể dục thường xuyên. 30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp trái tim của bạn và
phần còn lại của hệ tuần hoàn khỏe mạnh. ...
Nói không với thuốc lá ...
Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn. ...
Giữ trọng lượng cơ thể ... Giảm stress.
-------------------------------------