SMO Group 4 - Quản lý và khai thác cảng biển, báo cáo giữa kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
SMO Group 4 - Quản lý và khai thác cảng biển, báo cáo giữa kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
LG303DV01 - QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN Tên nhóm Nhóm 4 Cơ sở Nguyễn Văn Tráng
Họ và tên Sinh viên & IDs
Nguyễn Quang Tùng – MSSV 22110218
Phạm Thị Lan Tuyền – MSSV 22122580
Ngô Trương Phương Thuỳ - MSSV 22110098
Võ Thị Thiên Thanh – MSSV 22118600
Huỳnh Tấn Khoa – MSSV 22001051
Trần Thị Diễm Quỳnh – MSSV 22005654 Giảng viên Đặng Huỳnh Anh Duy Số từ
Chúng tôi xin khẳng định rằng, trong việc nộp tất cả các bài làm cho bài đánh giá này, tôi/chúng tôi
đã đọc kỹ, hiểu rõ và đồng ý tuân thủ các quy định và kỳ vọng được nêu trong quy tắc về tính trung
thực học thuật của trường Đại học Hoa Sen. 0
Biểu mẫu đóng góp của nhóm.
Tên của tất cả các thành viên trong nhóm, đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của mỗi thành
viên trong việc hoàn thành báo cáo đánh giá nhóm. Được nộp cùng với đánh giá của nhóm. Đánh
giá những thành viên trong nhóm khi không đáp ứng được mong đợi của nhóm. Các xếp hạng có thể có như sau: Mức độ Chuẩn bị Xuất sắc (5)
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn
bị rất kỹ và hợp tác. Rất tốt (4)
Thường làm những gì mình phải làm, có sự
chuẩn bị chấp nhận được và hợp tác. Tốt (3)
Thường làm những việc phải làm, chuẩn bị tối thiểu và hợp tác. Ranh giới (2)
Đôi khi không có mặt hoặc không đóng góp
vào việc lập kế hoạch/báo cáo và thảo luận nhóm. Thiếu (1)
Liên tục không có mặt hoặc đóng góp vào
việc lập kế hoạch/báo cáo và thảo luận nhóm. Không đóng góp (0)
Không có sự tham gia nào cả. Ghi chú:
Những đánh giá này phải phản ánh mức độ tham gia, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá
nhân chứ không phải khả năng học tập của thành viên. Các thành viên trong nhóm có lý do chính
đáng để vắng mặt tham gia/các cuộc họp có thể bù đắp phần đóng góp còn thiếu của mình bằng
cách đóng góp nhiều hơn cho các nhiệm vụ khác. Việc xác định một quy trình công bằng là tùy
thuộc vào nhóm. Đánh giá như sau: 5 điểm - không bị trừ 4 điểm - trừ 10% 3 điểm - trừ 20% 2 điểm - trừ 40% 1 điểm - trừ 60%
0 điểm - không đóng góp, không điểm. Tên Rating
Phân công công việc Nguyễn Quang Tùng 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. Phạm Thị Lan Tuyền 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. Ngô Trương Phương Thuỳ 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. Võ Thị Thiên Thanh 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. Huỳnh Tấn Khoa 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. Trần Thị Diễm Quỳnh 5
Kiên trì làm những gì mình phải làm, chuẩn bị rất kỹ và hợp tác. 2 TỔNG QUAN
Thuật ngữ “cảng xanh” dùng để chỉ sự phát triển và quản lý cảng biển bền vững, thân thiện với môi
trường. Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và xã hội, mô hình này chú trọng việc lồng
ghép các tiêu chuẩn, giải pháp môi trường vào hoạt động khai thác cảng. Nhiều thành phần quan
trọng và thiết yếu đã được đưa vào quá trình hình thành và phát triển khái niệm cảng xanh, bao gồm
quản lý năng lượng thông qua mức tiêu thụ năng lượng được tối ưu hóa và tích hợp các nguồn năng
lượng tái tạo để giảm lượng khí thải. khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, bắt buộc phải xử lý rác
thải liên quan đến cảng, chẳng hạn như chất thải rắn và lỏng, bằng các phương pháp hiệu quả. Đồng
thời, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cảng như cầu cảng, bến bốc dỡ và các phương tiện vận tải
một cách tiết kiệm và bền vững. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa lịch trình của tàu có thể làm giảm tác
động đến hệ sinh thái biển bằng cách giảm thiểu giao thông và tiếng ồn từ giao thông hàng hải. Để
đảm bảo cảng hoạt động bền vững và lành mạnh, điều bắt buộc là phải thực hiện đúng các yêu cầu
về bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật hiện hành. Ngoài việc hạn chế những tác động xấu đến
môi trường, khái niệm “Cảng xanh” còn nhấn mạnh vào việc tạo ra giá trị cho cộng đồng, duy trì
môi trường kinh tế tích cực, cải thiện hiệu quả kinh tế và tạo cơ hội tăng trưởng bền vững. TÓM TẮT
Mô hình cảng xanh là một khái niệm nằm trong ngành Logistics và quản lý khai thác cảng biển với
mục đích tối ưu hoá các hoạt động của cảng và thân thiện hơn với môi trường. Trên phương diện
toàn cầu, các cảng lớn nhất hiện nay hầu hết đều đã áp dụng mô hình cảng này. Riêng tại Thái Lan,
quốc gia này đang tiến hành dự án biến Cảng Laem Chabang, một trong các cảng lịch sử phát triển
lâu đời, trở thành một cảng xanh. Việc Cảng Laem Chabang trở thành một cảng xanh hoàn toàn sẽ
đáp ứng được mong muốn biến vùng biển phía Đông quốc gia này trở thành một trung tâm vận tải
mới của khu vực Đông Dương. Thông qua hình thức phối hợp đầu tư chung giữ khu vực công và tư,
Cảng vụ Thái Lan đã triển khai dự án phát triển cảng xanh Laem Chabang. Trong dự án này, cảng
vụ Thái Lan và các nhà điều hành cảng đã tiến hành áp dụng những công nghệ xanh vào trong quá
trình vận hành cảng. Theo kế hoạch, việc áp dụng các công nghệ này mang lại một chiều hướng tích
cực cho cảng, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, tối ưu hoá được các hoạt động trong cảng. Không
chỉ vậy, những tác động tích cực với môi trường thông qua việc triển khai mô hình này càng chứng
minh rằng đây là một hướng đi đúng đắn của các nhà vận hành cảng. Tuy nhiên, kể từ sau đại dịch
Covid, việc áp dụng mô hình đã có những bước khó khăn kèm theo đó do việc mở rộng mô hình
cảng lại cần phần lớn không gian mà việc chuẩn bị một diện tích lớn cho việc triển khai là điều
không hề dễ dàng. Mặc dù các vấn đề trên đã gây cản trở cho quá trình triển khai tuy nhiên với tình
hình hiện tại cho thấy bức tranh tổng thể về Cảng Laem Chabang Xanh vẫn đang đi đúng tiến độ
mà Cảng vụ quốc gia này mong muốn. Trong năm 2025, một cảng xanh sẽ chính thức hoàn thành
với hi vọng loại bỏ hoàn toàn lượng carbon và đảm bảo cung ứng hàng hóa trong cảng, tăng năng
suất và nâng cao chuỗi cung ứng Logistics. 4 MỤC LỤC
TỔNG QUAN..................................................................................................................................3
TÓM TẮT........................................................................................................................................4
MỤC LỤC.......................................................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................................7
GIỚI THIỆU....................................................................................................................................8
1. Giới thiệu về Cảng Laem Chabang..........................................................................................8
1.1. Lịch sử xây dựng Cảng.....................................................................................................8
1.2. Vai Trò Của Cảng Laem Chabang....................................................................................8
1.2.1. Vị Trí Chiến Lược.....................................................................................................8
1.2.2. Vai Trò Kinh Tế.........................................................................................................8
2. Đánh Giá Về Cảng Laem Chabang.........................................................................................9
2.1. Thông lượng hàng hoá qua Cảng Laem Chabang............................................................9
2.2. Cở sở vật chất Cảng Laem Chabang.................................................................................9
2.3. Mục Tiêu Phát Triển Của Cảng......................................................................................10
3. Mô Hình Cảng Xanh..............................................................................................................10
3.1. Khái niệm........................................................................................................................10
3.2. Vai Trò Của Mô Hình Cảng Xanh..................................................................................11
3.3. Lý do tại sao các Cảng lại nên áp dụng Mô Hình Cảng Xanh........................................11
4. Áp Dụng Mô Hình Cảng Xanh Tại Cảng Laem Chabang.....................................................11
4.1. Lý do tại sao Cảng Laem Chabang là Cảng Xanh.........................................................11
4.2. Phương Án Tiến Hành....................................................................................................12
4.3. Các giải pháp đang dự định triển khai............................................................................15
4.4. Thách thức......................................................................................................................17
4.5. Định hướng phát triển.....................................................................................................18
KẾT LUẬN...................................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................20 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Ảnh quy hoạch Cảng Laem Chabang (Nguồn: Laemchabang International RO-RO
Terminal Limited, 2013)................................................................................................................10
Hình 2. Cần cẩu điện được sử dụng ở cảng Laem Chabang (Nguồn: Sahathaiterminal. (n.d.). ). 13
Hình 3. Xe điện không người lái “Qomolo” đang được nghiên cứu (Nguồn: Busandtruckmedia,
2023)..............................................................................................................................................16
Hình 4. Kết nối đường sắt trong cảng (Nguồn: Logistics-manager, 2023)...................................17
Hình 5. Định hướng phát triển của cảng Laem Changbang (Nguồn: Energynewscenter, 2023).. 18 GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu về Cảng Laem Chabang
1.1. Lịch sử xây dựng Cảng
Cảng Laem Chabang là cảng có lịch sử lâu đời nhất ở Thái Lan thuộc sở hữu của Cảng vụ Thái Lan
và được các doanh nghiệp tư nhân thuê để quản lý từ năm 1991. Cảng được bắt đầu xây dựng năm
1948 cho đến lần hoạt động cầu cảng đầu tiên vào năm 1991 (Sumalee Sukdanont, 2011). Quá trình
xây dựng kéo dài 43 năm gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên nhằm nghiên cứu để xác định vị trí
và địa điểm cho bến tàu kéo dài 33 năm (1952-1985), với sự tham gia nghiên cứu từ các cơ quan
chính phủ và 4 công ty tư vấn. Giai đoạn thứ hai được tiến hàng sau khi nhóm PASS Consortium
hoàn thành thiết kế vào ngày 30 tháng 6 năm 1985. Việc xây dựng được tiếp tục vào ngày 25 tháng
12 năm 1987 và kéo dài 48 tháng (Sumalee Sukdanont, 2011). Sau đó, bến tàu đa năng đầu tiên
được đưa vào hoạt động vào ngày 21/01/1991. Về vị trí, cảng Laem Chabang nằm ở vĩ độ 13°05'
Bắc, kinh độ 100°53' Đông thuộc huyện Si Racha, tỉnh Chonburi, cách Bangkok khoảng 110 km (Sumalee Sukdanont, 2011).
1.2. Vai Trò Của Cảng Laem Chabang
1.2.1. Vị Trí Chiến Lược
Cảng Laem Chabang được đánh giá là cảng có vị trí chiến lược tốt trong khu vực. Cảng nằm tại các
điểm tham chiếu quan trọng trên các tuyến thương mại hàng hải toàn cầu, được bao quanh bởi các
khu công nghiệp và đặc khu kinh tế của Thái Lan, Hành lang Kinh Tế phía Đông (EEC), một trong
những trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của Châu Á (Finn, 2021). 1.2.2. Vai Trò Kinh Tế
Cảng Laem Chabang được xem như một cửa ngõ toàn cầu thúc đẩy phát triển nền kinh tế Thái Lan .
Ngoại trừ các cảng gateway tại Trung Quốc, Cảng Laem Chabang được đánh giá là cảng cửa ngõ
lớn thứ ba toàn cầu năm 2020. Trong năm này, ban quản lý cảng ghi nhận thông lượng container đạt
7,642 triệu TEU trong đó thông lượng container xuất khẩu là 3,811 triệu TEU (Finn, 2021). 8
2. Đánh Giá Về Cảng Laem Chabang
2.1. Thông lượng hàng hoá qua Cảng Laem Chabang
Cảng Laem Chabang hiện là cảng container quan trọng ở Thái Lan với công suất xử lý 11,1 triệu
TEU/năm, hỗ trợ xuất nhập khẩu 1,95 triệu ô tô/năm... So sánh với dự báo về lượng container dự
kiến tăng trong thời gian tới, người ta thấy rằng hiện nay, sản lượng container qua cảng Laem
Chabang là 8 triệu TEU/năm và sẽ tăng lên hơn 10 triệu TEU/năm vào năm 2025 (Dự án phát triển
cảng Laem Chabang giai đoạn 3, 2019). Với thông lượng hàng hoá mỗi năm đều có dấu hiệu tăng
trường cùng với vị trí về chiến lược tốt, đây là minh chức cho việc Chính Phủ quốc gia này muốn
đầu tư tăng trưởng phát triển cảng nước sâu Laem Chabang.
2.2. Cở sở vật chất Cảng Laem Chabang
Cảng hiện có hai lưu vực neo đậu hình chữ U. Lưu vực số 1 rộng 450 mét, dài 1.600 mét, với độ
sâu 14 mét, đê chắn sóng dài 1.300 mét có thể tiếp nhận tàu cỡ Panamax, với 11 bến, bao gồm 6
bến nhóm A và 5 bến nhóm B. Lưu vực số 2 rộng 500 mét, dài 1.800 mét, với độ sâu 16 mét, đê
chắn sóng dài 1.900 mét có thể tiếp nhận tàu Post Panamax, với 4 bến nhóm C và 3 bến nhóm D
(Sumalee Sukdanont, 2011). Tổng cộng, cảng có 11 bến container, trong đó 5 bến ở lưu vực 1 và 6
bến ở lưu vực 2. Tổng chiều dài mặt trước bến cảng là 1.600 mét, với khả năng chứa container lên
đến 3,2 triệu TEU mỗi bến mỗi năm cho lưu vực 1, và 3,4 triệu TEU mỗi năm cho lưu vực 2. Tổng
công suất của cảng Laem Chabang là 10 triệu TEU mỗi năm (Sumalee Sukdanont, 2011).
Về số lượng bến cảng, hiện tại cảng có tất cả 18 bến, gồm các bến A, B, C, D và 3 bến nữa được
quản lý và khai thác bởi các công ty tư nhân. Các công ty này bao gồm Hutchison Ports (Thailand),
LCB Group, LCIT Group, Laem Chabang Cruise Center, Kho bãi Ao Thai, Miền Đông, và T.I.P.S.
Các công ty này quản lý và khai thác từng bến cụ thể, như Terminal A2, Terminal A3, C1, C2, D1,
D2, D3, C0, B1, A0, B5, C3, A1, A4, và B3. Công ty ESCO quản lý của LCB Container Terminal 1
tại B1 (Sumalee Sukdanont, 2011).