So sánh là gì? Lấy ví dụ về biện pháp tu từ so sánh

Trong tiếng Việt, so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất, bên cạnh phép nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ... So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng..Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.8 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

So sánh là gì? Lấy ví dụ về biện pháp tu từ so sánh

Trong tiếng Việt, so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất, bên cạnh phép nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ... So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng..Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

74 37 lượt tải Tải xuống
So sánh là gì? Lấy ví dụ về biện pháp tu từ so sánh
1. So sánh là gì?
Trong tiếng Việt, so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất, bên cạnh phép nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ, chơi chữ... So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật,
hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét
tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.
Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...
2. Cấu tạo của phép so sánh
Từ định nghĩa của biện pháp so sánh, chúng ta có thể thấy được cấu tạo của phép so sánh. Thông thường,
mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A)
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
Từ ngữ chỉ ý so sánh (Từ so sánh)
Ví dụ:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Trong đoạn ca dao trên, vế A là công cha, nghĩa mẹ được so sánh với vế B là núi ngất trời, nước ở ngoài
biển đông bằng từ so sánh như. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở
ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là rất to lớn.
Hay một ví dụ khác:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ở đây, vế A là mồ hôi, vế B là mưa ruộng cày, từ so sánh như. Mồ hôi rơi nhiều như mưa ngoài ruộng cho
thấy sự vất vả của công việc đồng áng.
Tuy nhiên, trên thực tế mô hình trên có thể thay đổi đi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh (từ so sánh) có thể được lược bớt
- Vế B có thể đảo lên trước vế A.
Ví dụ:
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Như loài kiến, con người nên cố gắng chăm chỉ.
3. Tác dụng của biện pháp so sánh
Phép so sánh có rất nhiều tác dụng trong câu. Trước hế, so sánh làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm
trong diễn đạt. Thay vì miêu tả sự vật sự việc theo một các thông thường, ta có thể dùng phép so sánh để
làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, phép so sánh còn có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật lên ý cần diễn đạt. Từ đó, làm cho người
đọc, người nghe tập trung hơn vào lời văn, câu nói của tác giả hơn. Bên cạnh đó, so sánh cũng nêu bật lên
một đặc điểm, khía cạnh bất kì của sự vật, hiện tượng...
Bản chất của so sánh là việc đối chiếu hai đối tượng có nét tương đồng với nhau. Do đó, phép so sánh sẽ
giúp cho người nghe hoặc người đọc dễ dàng liên tưởng và hình dung ra các sự vật, sự việc để dễ nắm bắt
và hiểu được ý nghĩa của cả câu văn.
Ví dụ về tính gợi hình của phép so sánh được thể hiện qua đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp lánh.
4. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu
Phép so sánh trong các câu khá dễ để nhận biết. Chúng ta có thể nhận biết bằng các cách như sau:
- Trong câu văn hoặc lời nói có xuất hiện từ so sánh. Các từ so sánh thường gặp đó là: như, giống như, là,
ví như...
Ví dụ: "Quê hương là chùm khế ngọt" có sử dụng từ so sánh "là"
- Dựa vào nội dung, ý nghĩa diễn đạt trong một câu.Nếu trong câu văn có đối tượng, so sánh nét tương
đồng của hai sự vật, hiện tượng, đối tượng bất kì thì đó chính là biện pháp so sánh.
5. Phân loại các kiểu so sánh và ví dụ cụ thể
5.1. So sánh nhất
Khác với tiếng Anh, phép so sánh trong tiếng Việt thường chỉ có kiểu so sánh ngang bằng và so snahs hơn
- kém. Vì bản chất của so sánh là đối chiếu điểm chung, sự tương đồng của hai sự vật, hiện tượng với nhau
nên sẽ không có phép so sánh nhất.
5.2. So sánh ngang bằng
So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích
ngoài tìm kiếm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hoá các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự
vật, giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. Thông thường, trong so sánh ngang bằng
thường có các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống là...
Ví dụ:
Anh em như thể tay chân.
Trên trời mây trắng như bông/ Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Chậm như rùa.
Ngang như cua.
5.3. So sánh không ngang bằng
Đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. Các
từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì...
VÍ dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngon lửa hồng.
Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng
khó nhọc đời bầm sáu mươi.
6. Các phép so sánh thường dùng
- So sánh sự vật này với sự vật khác: đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một
sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.
Ví dụ:
Màn đêm tối đen như mực.
Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
- So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại: đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về
một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng là để làm nổi bật lên phẩm chất của
con người.
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- So sánh hoạt động với các hoạt động khác: đây là các so sánh thường được sử dụng với mục đích
cường điệu hoá sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.
Ví dụ:
Con trâu đen chân đi như đạp đất.
Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- So sánh âm thanh với âm thanh: đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh
này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.
Ví dụ:
Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.
7. Chức năng của phép so sánh
So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng
hoàn cảnh khác nhau.
Bên cạnh đó, so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so
sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp
cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.
Ngoài ra, biện pháp so sánh còn giúp cho câu văn, lời nói trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Chính vì vậy,
nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng biện pháp này trong tác phẩm của mình.
8. Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh
Khi sử dụng phép so sánh tu từ và so sánh thông thường cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.
Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.
- So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm:
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
| 1/5

Preview text:

So sánh là gì? Lấy ví dụ về biện pháp tu từ so sánh 1. So sánh là gì?
Trong tiếng Việt, so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất, bên cạnh phép nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ, chơi chữ... So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật,
hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét
tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.
Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...
2. Cấu tạo của phép so sánh
Từ định nghĩa của biện pháp so sánh, chúng ta có thể thấy được cấu tạo của phép so sánh. Thông thường,
mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A)
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
Từ ngữ chỉ ý so sánh (Từ so sánh) Ví dụ:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Trong đoạn ca dao trên, vế A là công cha, nghĩa mẹ được so sánh với vế B là núi ngất trời, nước ở ngoài
biển đông bằng từ so sánh như. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở
ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là rất to lớn. Hay một ví dụ khác:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ở đây, vế A là mồ hôi, vế B là mưa ruộng cày, từ so sánh như. Mồ hôi rơi nhiều như mưa ngoài ruộng cho
thấy sự vất vả của công việc đồng áng.
Tuy nhiên, trên thực tế mô hình trên có thể thay đổi đi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh (từ so sánh) có thể được lược bớt
- Vế B có thể đảo lên trước vế A. Ví dụ:
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Như loài kiến, con người nên cố gắng chăm chỉ.
3. Tác dụng của biện pháp so sánh
Phép so sánh có rất nhiều tác dụng trong câu. Trước hế, so sánh làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm
trong diễn đạt. Thay vì miêu tả sự vật sự việc theo một các thông thường, ta có thể dùng phép so sánh để
làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, phép so sánh còn có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật lên ý cần diễn đạt. Từ đó, làm cho người
đọc, người nghe tập trung hơn vào lời văn, câu nói của tác giả hơn. Bên cạnh đó, so sánh cũng nêu bật lên
một đặc điểm, khía cạnh bất kì của sự vật, hiện tượng...
Bản chất của so sánh là việc đối chiếu hai đối tượng có nét tương đồng với nhau. Do đó, phép so sánh sẽ
giúp cho người nghe hoặc người đọc dễ dàng liên tưởng và hình dung ra các sự vật, sự việc để dễ nắm bắt
và hiểu được ý nghĩa của cả câu văn.
Ví dụ về tính gợi hình của phép so sánh được thể hiện qua đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp lánh.
4. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu
Phép so sánh trong các câu khá dễ để nhận biết. Chúng ta có thể nhận biết bằng các cách như sau:
- Trong câu văn hoặc lời nói có xuất hiện từ so sánh. Các từ so sánh thường gặp đó là: như, giống như, là, ví như...
Ví dụ: "Quê hương là chùm khế ngọt" có sử dụng từ so sánh "là"
- Dựa vào nội dung, ý nghĩa diễn đạt trong một câu.Nếu trong câu văn có đối tượng, so sánh nét tương
đồng của hai sự vật, hiện tượng, đối tượng bất kì thì đó chính là biện pháp so sánh.
5. Phân loại các kiểu so sánh và ví dụ cụ thể 5.1. So sánh nhất
Khác với tiếng Anh, phép so sánh trong tiếng Việt thường chỉ có kiểu so sánh ngang bằng và so snahs hơn
- kém. Vì bản chất của so sánh là đối chiếu điểm chung, sự tương đồng của hai sự vật, hiện tượng với nhau
nên sẽ không có phép so sánh nhất.
5.2. So sánh ngang bằng
So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích
ngoài tìm kiếm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hoá các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự
vật, giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. Thông thường, trong so sánh ngang bằng
thường có các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống là... Ví dụ: Anh em như thể tay chân.
Trên trời mây trắng như bông/ Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây Chậm như rùa. Ngang như cua.
5.3. So sánh không ngang bằng
Đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. Các
từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì... VÍ dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngon lửa hồng.
Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng
khó nhọc đời bầm sáu mươi.
6. Các phép so sánh thường dùng
- So sánh sự vật này với sự vật khác: đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một
sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng. Ví dụ:
Màn đêm tối đen như mực.
Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
- So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại: đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về
một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng là để làm nổi bật lên phẩm chất của con người. Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- So sánh hoạt động với các hoạt động khác: đây là các so sánh thường được sử dụng với mục đích
cường điệu hoá sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ. Ví dụ:
Con trâu đen chân đi như đạp đất.
Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- So sánh âm thanh với âm thanh: đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh
này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh. Ví dụ:
Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.
7. Chức năng của phép so sánh
So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Bên cạnh đó, so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so
sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp
cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.
Ngoài ra, biện pháp so sánh còn giúp cho câu văn, lời nói trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Chính vì vậy,
nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng biện pháp này trong tác phẩm của mình.
8. Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh
Khi sử dụng phép so sánh tu từ và so sánh thông thường cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.
Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.
- So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm: Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa