-
Thông tin
-
Hỏi đáp
So sánh ngôn ngữ 3 miền Bắc-Trung - Nam đây là tài liệu cung cấp | Đại học công nghệ Sài Gòn
So sánh ngôn ngữ 3 miền Bắc-Trung - Nam đây là tài liệu cung cấp | Đại học công nghệ Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Hành chính văn phòng 3 tài liệu
Đại học Công nghệ Sài Gòn 128 tài liệu
So sánh ngôn ngữ 3 miền Bắc-Trung - Nam đây là tài liệu cung cấp | Đại học công nghệ Sài Gòn
So sánh ngôn ngữ 3 miền Bắc-Trung - Nam đây là tài liệu cung cấp | Đại học công nghệ Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hành chính văn phòng 3 tài liệu
Trường: Đại học Công nghệ Sài Gòn 128 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghệ Sài Gòn
Preview text:
Nguyên nhân : Cùng là tiếng Việt, nhưng tại sao ngôn ngữ 3 miền vẫn có sự khác nhau? (noron.vn) Lịch sử : -
Do thời phong kiến có phân chia giai cấp -
Sự du nhập văn hóa giao tiếp các vùng khác khi mở rộng lãnh thổ về phía nam -
Ảnh hưởng văn hóa pháp Thời gian : -
Sau một khoảng thời gian sinh sống tại khu vực vùng miền nhất định bạn sẽ
thích nghi và làm quen với những văn hóa giao tiếp từ nơi đó -
Ví dụ: Hai người ngoài Bắc vào nam kết hôn và sinh sống , khi có con có
cháu thì phần trăm con họ biết nói tiếng miền Bắc là còn có thể nhưng đến
đời cháu thì có thể không thể nói được . nói vui là “ mất gốc “ Vị trí địa lý: -
Do bị chia cắt bởi núi song cao nguyên nên tách biệt về lạnh thổ dẫn đến sự
cô lập trong điều kiện tự nhiên làm hạn chế đi sự giao thoa ngôn ngữ mạnh
ai nấy sử dụng ngôn ngữ vùng mình
Các quy tắc bất thành văn : -
Có những điều thuộc về ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể hướng dẫn một
cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu về ngôn ngữ vùng miền -
Ví dụ nếu bạn sinh sống ở Sài Gòn thì bạn sẽ phải dùng từ ngữ toàn dân
cho mọi người hiểu còn bạn về Quảng Nam, Nghệ An thì bạn phải nói tiếng
vùng miền để người dân nơi đây có thể hiểu
Điều kiện tự nhiên, đặc điểm , kinh tế, văn hóa, xa hội: -
Do mỗi vùng sẽ có điều kiện tự nhiên , đặc điểm , kinh tế , xã hội đặc trưng
riêng nên nó cũng sẽ ảnh hưởng để văn hóa giao tiếp của mỗi vùng . Có thể
vùng này có mà vùng kia lại không có . Tạo nên sự đa dạng các vùng miền -
Thổ nhưỡng khí hậu , điều kiện thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến ấm sắc
chất giọng => ảnh hưởng đến việc sử dụng vống từ vụng
Những điều này phải trãi qua giai đoạn rất dài để có thể hình thành sự khác biệt như bây giờ Ngữ điệu : ( Facebook) PHƯƠNG NGỮ MIỀN BẮC:
- Đầy đủ 6 thanh điệu của tiếng Việt.
- Nhiều địa phương không có các âm vị phụ âm đầu / /, ʂ / /, /z/, ʈ / /
z (chính tả là s, tr, gi và
r), tức là không phân biệt s/x, tr/ch, d/gi/r. Ngoài ra còn lẫn lộn phụ âm /l/ và /n/ (l và n).
Phân biệt rõ ràng /v/ và /z/ (v và d).
- Không phân biệt các vần được thể hiện trong chính tả là ưu/iu và ươu/iêu.
- Đầy đủ phụ âm cuối. PHƯƠNG NGỮ MIỀN TRUNG
- Gồm 5 thanh, thanh hỏi và thanh ngã bị lẫn lộn.
- Phụ âm đầu có 3 phụ âm uốn lưỡi /ş/, / /,
z // (tức s, r, tr). Nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật
hơi [ph, kh] thay cho phụ âm /f/, /χ/ (ph và kh) ở phương ngữ Bắc.
- Hệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa, trong chính tả ươ thành ư và uô thành u.
- Phụ âm cuối, từ Thừa Thiên Huế đổ vào, có sự biến đổi /-n/ sang /-ŋ/ (n sang ng) và /-t/ sang /-k/ (t sang c). PHƯƠNG NGỮ MIỀN NAM:
- Thanh điệu gồm 5 thanh, thanh hỏi và ngã trùng làm một.
- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, / /,
z / ( s, r, tr). Thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w]; âm [j] thay thế cho /z/.
- Âm đệm /-w-/ dần biến mất. Ví dụ: “rốt cuộc” biến thành “rốt cục”.
- Đồng nhất các vần tương đương trong chính tả là “in” với “inh”, “it” với “ich”, “un” với
“ung”, “ut” với “uc”. m “iêu” thành “iu”, “oai” thành “ai”.
Như vậy, mỗi phương ngữ có một đặc điểm riêng khác với chuẩn chính tả trong tiếng
Việt. Vì vậy, không có phương ngữ nào là chuẩn hoàn toàn.
Giao tiếp miền Bắc:
Nói về văn hoá giao tiếp của mình người Hà Nội chỉ gói gọn trong hai chữ Thanh và Lịch:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta
thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Những con người sống trên mảnh đất
là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Đây
cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời
đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà
Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, thì thử hỏi làm sao người Hà Nội không thanh lịch
cho được. Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói:
“Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”
Gái Hà Nội : giọng nghe rất êm tai, nhẹ nhàng
Nam Hà Nội: trầm, mang sự ấm áp, ít sự ồn ào
Ngoài ra giọng nói người hà Nội nghe như tiếng gió thổi
Tạo sự thoải mái cho người
nghe. Bên cạnh đó cái thanh còn được thể hiện ở trong giao tiếp xã hội. Người Hà thành
với vốn từ phong phú giàu có, lại dùng đúng nơi đúng chổ.
Các đặc trưng người miền Bắc là chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Khi
nói thì họ luôn dành sự tôn trọng của mình cho đối phương. Trong quan hệ với bạn bè,
khách khứa, người miền Bắc bao giờ cũng có thái độ hiếu khách, nồng nhiệt. Khi khách
đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời chào. Nếu đang mặc quần áo
ngắn, quần cộc, áo cánh thì phải xin lỗi khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới
tiếp khách. Trong cách pha trà đãi khách của người miền Bắc cũng thể hiện trình độ và
sự tinh tế riêng.Cùng là tiếng Việt, nhưng tại sao ngôn ngữ 3 miền vẫn có sự khác nhau? (noron.vn) Ăn uống :
Người miền Bắc rất ý tứ trong lời ăn tiếng nói. Có thể dễ dàng thấy rằng người miền Bắc
thường sẽ dùng từ “ạ“ ở cuối câu nói như là: “Chào buổi sáng ạ!”, “Mời mọi người ăn
cơm ạ!”… Đó là một sự kính trọng giữa mọi người với nhau. Khi ăn cơm, thì người Bắc
sẽ mời cơm cả nhà, kẻ cả những người có mặt ở đó mà không ăn. Đặc điểm: -
Nhìn người khác , nhìn cộng đồng và đánh giá bản thân mình. -
Hay so kè cạnh tranh, chú trọng học vấn. -
Chăm lo cho chất lượng cuộc sống. -
Họ luôn nói rỏ ràng ít luyến láy, không lên giọng, nhắn nhá quá nhiều khi nói. Khuyết điểm :
- Để ý, xét nét, lễ giáo mang đậm cốt cách của kẻ sĩ.
- Nóng nảy, bảo thủ khó chấp nhận cái mới.
- Văn hoa sâu sắc vẫn có người sống theo kiểu làng xã nên tư duy hơi bảo thủ.
Giao tiếp miền trung :
Họ thường thể hiện qua thái độ cử chỉ. Do điều kiện tự nhiên, phong thổ không được
bằng phẳng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, con nguời luôn đương đầu với mọi khó khăn
do thời tiết mang lại nên nhũng người này rất dũng cảm, tuy nhìn bề ngoài có phần khô
khan cục tính nhưng bên trong giàu lòng nhân ái, vị tha, điều kiện khắc nghiệt đã tạo cho
họ tính cách cần cù kiên nhẫn và cũng chính lý do đó nên học phải luôn tính toán xoay
sở, chi tiêu trong cuộc sống. Trong tố chất người miền Trung luôn lộ rõ phẩm chất chịu
thương chịu khó, không ngại khổ hạnh, luôn kiên trì tích tiểu thành đại, luôn vận động
đầu óc để vượt qua những trở ngại của cuộc sống. Có lẽ không ở nơi đâu, lòng kiên trì và
ý chí bám trụ lấy quê hương đất nước, không chịu thoái lui dù cuộc sống có mang đến
nhiều nỗi khốn khổ và bất hạnh, thì người miền Trung vẫn kiên cường và đầy nghị lực.
Khi nói đến văn hóa giao tiếp của người miền Trung thì điều nổi bật là đặc tính ngôn ngữ
và giọng nói của con người nơi đây. Người miền Trung có chất giọng đặc trưng, trong
giao tiếp họ sử dụng rất nhiều từ ngữ mang đậm tính địa phương, vùng miền. Nếu xét về
văn hóa của miền Trung thì không thống nhất như miền Bắc hay miền Nam, vì mỗi tỉnh
cách nhau một núi, đèo hay một con sông nên giọng nói hay tập quán cũng khác nhau khá
rõ. Nói vui đùa người ta thường có câu: “Quảng Nam hay cải, Quảng Ngãi hay la, Bình Định hay lo”.
Nhìn chung người miền Trung có các đặc điểm giao tiếp như: -
Thích giao tiếp, hiếu khách nhưng lại rụt rè trong quá trình giao tiếp do ảnh hưởng
văn hóa nông nghiệp nên lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Như thế mới thấy câu
“một bồ cài lý không bằng một tí cái tình”. -
Họ coi trọng sự hòa thuận, coi trọng danh sự, trân trọng tôn ti vì thế họ phải tìm hiểu
để có cách xưng hô thích hợp -
Họ tìm hiểu, quan sát và đánh giá đối tượng giao tiếp của mình cực kì hào phóng,
thẳng thắn, bộc trực, nóng nảy nhưng mau nguội. Nếu có điều gì không hài long họ
thường nói ngay nói thẳng dù lời nói có đôi khi khó nghe nhưng lại dễ bỏ qua và
nguôi giận không nhắc lại.
Điểm đặc biệt của miền Trung như đã nói trước đó là do bị ngăn cách đại hình nên miền
trung được chia làm 2 vùng :
*Bắc Trung Bộ (Nghệ An Thừa Thiên Huế): - Ưu Điểm:
Giọng hơi mang ẩm hưởng của miền Bắc nhung lại có cảm giác nặng hơn nhiều.
Đặc biệt ở Nghê An và Hà Tĩnh thì nặng đến nổi khiến người nghe khó nghe và hiểu được.
Huế thì nơi đây có giọng nhẹ nhàng và trìu mến, đặc biệt là phụ nữ. Nơi đây được
xem là nơi vua chúa ở nên có lẽ giọng điệu nhẹ nhàng bắt nguồn từ văn hóa giao
tiếp của các quan lại triều đình ngày xưa.
Do được xem là nơi của vua chúa nên luôn cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói , lấy lời
“ dạ thưa” làm đầu , tiếng nói từ tốn nhẹ nhàng tránh bị vấp.
Tránh nói những điều kiên kị ảnh hưởng đến tâm lý người khác - Nhược Điểm: Thanh giọng hơi cao.
Giọng nói là rào cản lớn nhất khi giao tiếp với các miền còn lại.
Do tính hơi dè dặt nên gây cho đối phương giao tiếp tâm lí ức chế, khó chịu.
Cách nói quá nhanh có thể khiến người khác nghe không kịp.
Đôi khi phương ngữ còn xa vời gây khó hiểu cho người nghe.
E ấp ngại ngùng không dám nói ra sự thật.
* Nam Trung Bộ (Đà Nẵng Bình Thuận ): -Ưu điểm:
Mang âm hưởng giọng điệu miền Nam nên giọng nghe rất thú vị.
Bản tính thật thà như người miền Nam cũng là một tính cách thân thiện giúp
người dân nơi đây rất được lòng du khách.
Tôn trọng vị thế quy tắc cái tôi lẫn nhau.
Thân thiện hiếu khách.
Ý tứ khiêm nhường khi nói chuyện.
Rộng lượng phóng khoáng khi giao tiếp.
Coi trọng lời nói cử chỉ bằng đầu và mắt, hạn chế sử dụng tay.
Luôn lắng nghe người khác nhiệt tình. -Nhược điểm:
Còn vòng vo và lí lẻ giao tiếp.
Tính khí cọc cằn khó chịu khi không vừa ý.
Rất gắt gỏng khó tính một cách bất ngờ.
Đôi khi nói nhanh và hơi lớn tiếng.
Nhưng vẫn coi trọng lễ nghĩa
Nhưng nhìn chung thì họ cực kì quan tâm giúp đỡ người khác, thân thiện hiếu khách, coi
trọng tình cảm đề cao tinh thần đoàn kết, cách cư xử đậm chất truyền thống, rất cẩn thận
bởi vì của cải làm ra rất khó khắn trước điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên họ luôn đề cao sự tiết kiệm .