So sánh ngôn ngữ đơn nhất và ngôn ngữ liên bang | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu
So sánh ngôn ngữ đơn nhất và ngôn ngữ liên bang | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Quản trị du lịch (DH2020)
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
a) Nhà nước đơn nhất
* Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ)
– Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất
– Chủ quyền quốc gia chung, chỉ có 1 chủ thể duy nhất có quyền quyết
định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước.
Ví dụ: Tại Việt Nam, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có
quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước
* Xét về phạm vi (đối nội & đối ngoại) * Quốc tịch : – Có 1 quốc tịch
* Hệ thống cơ quan nhà nước :
– Hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung, thống nhất từ TW đến địa phương
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Việt Nam (Phụ lục 1) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính
quyền thống nhất theo chiều dọc từ TW xuống địa phương.
* Hệ thống pháp luật (HTPL)
– HTPL thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước
Ví dụ: Tại Anh có hệ thống một chính quyền. Quốc hội có quyền tối hậu về
tất cả mọi sự việc xẩy ra trong nước Anh. Tuy Quốc hội có ủy quyền
cho chính quyền địa phương nhưng Quốc hội có thể bắt buộc các thành phố
và quận hạt làm các điều mà Quốc hội thấy thích hợp; nếu muốn quốc hội
còn có thể bãi bỏ hay thay đổi ranh giới của địa phương
Ưu điểm của Nhà nước đơn nhất
– Mô hình tạo ra sự ổn định về an ninh chính trị
Nhược điểm Nhà nước đơn nhất
– Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế => là môi trường tốt của tham nhũng
b) Nhà nước liên bang
* Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ)
– Hợp thành từ 2 hoặc nhiều nhà nước thành viên => Lãnh thổ của nhà nước
liên bang bao gồm lãnh thổ của các nhà nước thành viên
Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang không được thay đổi biên giới Tiểu
bang nếu không được sự đồng ý của Tiểu bang, không được hạn chế quyền
và nghĩa vụ của công dân Tiểu bang
– Vừa có chủ quyền quốc gia của Nhà nước Liên bang vừa có chủ quyền của Nhà nước thành viên.
Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ:
* Chủ quyền của Liên bang: quy định về buôn bán giữa Liên bang với nước
ngoài, hệ thống tiền tệ, tuyên bố chiến tranh, quản lý các lãnh thổ xâm chiếm..
* Chủ quyền Tiểu bang: tổ chức các cuộc bầu cử, thành lập các cơ quan nhà
nước ở địa phương, điều chỉnh các quan hệ thương mại trong phạm vi tiểu bang
* Thẩm quyền chung: ban hành các đạo luật và tổ chức thực hiện các đạo
luật như: đánh thuế, phát hành công trái… * Quốc tịch – Có 2 quốc tịch
– Ví dụ: Tại Mỹ, công dân sinh ra chỉ có 1 quốc tịch Mỹ xét trong mối quan
hệ ngoại giao với các tiểu bang và tùy theo luật riêng của từng bang mà mỗi
công dân có quyền và nghĩa vụ riêng.
– Có 2 hệ thống cơ quan nhà nước:
* Hệ thống chung cho toàn Liên bang: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Liên bang
* Hệ thống mỗi nước thành viên: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Nhà nước thành viên
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Liên bang Hoa Kỳ (Phụ lục 2) thể hiện cơ cấu tổ chức
của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ địa phương lên TW. Ở đây, có
sự phân quyền cho địa phương và các bang có quyền nhất định do luật
pháp của các từng bang quy định.
Hệ thống pháp luật (HTPL) – Có 2 HTPL
* HTPL của Nhà nước Liên bang thống nhất trên toàn lãnh thổ
* HTPL trong từng bang: chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi bang.
Ví dụ: Tại Mỹ, Luật của chính quyền liên bang, tại Washington D.C., áp dụng
cho tất cả người dân sống tại Mỹ. Còn luật của từng tiểu bang trong số 50
tiểu bang thì chỉ áp dụng cho tiểu bang.
Ưu điểm của Nhà nước liên bang – Mô hình năng động
Nhược điểm của Nhà nước liên bang – Khó có sự ổn định