-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Cầu hiền chiếu Kết nối tri thức
Cầu hiền chiếu được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789. Tài liệu Soạn văn 11: Cầu hiền chiếu, sẽ được giới thiệu.Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu với những kiến thức bổ ích ngay sau đây.
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận 16 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Cầu hiền chiếu Kết nối tri thức
Cầu hiền chiếu được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789. Tài liệu Soạn văn 11: Cầu hiền chiếu, sẽ được giới thiệu.Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu với những kiến thức bổ ích ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Soạn văn 11: Cầu hiền chiếu Trước khi đọc
Câu 1. Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước
muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.
Một số câu chuyện như: Theo Giản yếu sử Việt Nam, là người chú trọng phát
triển giáo dục, năm 1075 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác
học và thi Nho học tam trường nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đó là
khoa thi đầu tiên trong lịch sử thi cử ở Việt Nam.
Câu 2. Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?
Việc trọng dụng người tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Đọc văn bản
Câu 1. Phần 1: Nêu vấn đề gì?
Vấn đề: Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
Câu 2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý
gì sẽ được trình bày ở phần 3?
Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý sẽ được trình bày
ở phần 3: Thực trạng đất nước và tầm quan trọng của hiền tài.
Câu 3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.
Lí lẽ sắc sảo, thấu đáo.
Câu 4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở
phần 4 có mối liên hệ như thế nào?
Lí lẽ trình bày ở các phần trước tạo tiền đề để nêu ra kế hoạch được thực thi ở phần 4.
Câu 5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.
Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung, cũng như tấm lòng trọng dụng nhân tài. Sau khi đọc
Câu 1. Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?
⚫ Lí do: Vương triều Tây Sơn mới thành lập, còn nhiều khó khăn và bất cập.
⚫ Mục đích: Kêu gọi nhân tài ra giúp nước.
Câu 2. Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng
mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thị Nhậm đổi điện với những khó
khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?
- Đối tượng: sĩ phu Bắc Hà
- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối
tượng trên ra gánh vác việc nước: Nhà nước mới được thành lập, kẻ sĩ có người
trốn tránh việc nước, có người sợ hãi…
Câu 3. Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần. - Văn bản có 3 phần:
- Mối quan hệ nội dung các phần:
⚫ Phần 1: Từ đầu đến “ thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như
vậy ”. Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
⚫ Phần 2. Tiếp theo đến “ không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp
cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? ”. Cách ứng xử của người
tài đối với vương triều Tây Sơn.
⚫ Phần 3. Còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Câu 4. Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng
chứng, phối hợp với các yếu tổ biểu cảm, thuyết minh?
Cách lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.
⚫ Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được.
⚫ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ Kinh Dịch và
đều mang tính ẩn dụ cao.
⚫ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.
Câu 5. Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?
⚫ Tư tưởng đúng đắn, quang minh chính đại được thể hiện qua luận đề: cần
người hiền tài ra giúp vua dựng đất nước
⚫ Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau chặt chẽ
⚫ Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, thái độ chân thành thể hiện sự thấu hiểu
lòng người, lời mời gọi tha thiết.
Câu 6. Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi
gắm khát vọng lớn lao nào đổi với đất nước?
Khát vọng: muốn thuyết phục người hiền tài vượt qua những e dè, nghi ngại,
đồng tâm hợp lực để cùng xây dựng triều đại mới, cũng chính là làm cho đất
nước ngày càng vững mạnh.
Kết nối đọc viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có
tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Gợi ý:
Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Bởi
mỗi người đều phải có trách nhiệm với cộng đồng, cùng chung tay xây dựng
mới thì cộng đồng mới phát triển được. Người có tài mang đến cho chúng ta
nguồn tài nguyên quý giá. Họ sẽ có ưu thế hơn người bình thường, phát huy tối
đa điểm mạnh thuộc về lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Vì vậy, họ sẽ giải
quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, khoa học hơn. Họ sẽ tạo ra những sản
phẩm có tính đột phá, độc đáo. Tài năng là yếu tố bẩm sinh, không phải người
nào cũng có được. Những người vẫn sẽ thành công dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Vì vậy, việc tận dụng nhân tài cũng là một vấn đề quan trọng. Những chính sách,
đãi ngộ để thu hút nhân tài là vô cùng quan trọng. Hiện tượng chảy máu chất
xám đang là một vấn diễn ra phổ biến. Chúng ta cần đặt ra những giải pháp để
khắc phục hậu quả này, tận dụng được nhân tài cho đất nước.