-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 104 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 104, 105, 106.
Vòng tay bè bạn (CTST) 12 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 104 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 104, 105, 106.
Chủ đề: Vòng tay bè bạn (CTST) 12 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Nói về tranh minh hoạ bài đọc:
● Mỗi người, vật, con vật trong tranh đang làm gì?
● Đoán xem chuyện gì xảy ra với người, vật, con vật trong tranh. Gợi ý trả lời:
Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang nằm trên giường bệnh và nhìn ra bên ngoài cửa
sổ. Bên ngoài cửa sổ là cành cây xanh với một bông hoa bằng lăng tím và chú chim nhỏ.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Đọc và trả lời câu hỏi
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
1. Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa
này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bọn của cây, phải nằm viện. Sẻ
non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
2. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa
lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
3. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh,
bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rối đáp xuống.
Cành hoa chào qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.
Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng.
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Theo Phạm Hổ (:)
Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng. Chúc: chải thấp xuốn
Câu 1: Vì sao mùa hoa này, bằng lăng không vui? Gợi ý trả lời:
Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bọn của cây, phải nằm viện.
Câu 2: Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? Gợi ý trả lời:
Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Câu 3: Sẻ non giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng bằng cách nào? Gợi ý trả lời:
Sẻ non giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng bằng cách đậu trên
cành hoa để bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Câu 4: Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? Gợi ý trả lời:
Em thích nhân vật sẻ non, vì sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp
bông hoa và bé Thơ. Sẻ thật tốt bụng vì đã giúp bé Thơ được ngắm bông hoa bằng lăng cuối cùng.
Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc. Gợi ý trả lời: Em tham khảo các tên sau: ● Tình bạn diệu kì.
● Bông hoa bằng lăng cuối cùng.
Đọc một truyện về bạn bè
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về đặc điểm, lời nói của nhân vật em thích trong truyện đã đọc. Gợi ý trả lời:
a. Em có thể tham khảo truyện sau: Đôi bạn
1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mỹ ném bom phá hoại
miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành về lại thị xã.
Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái
gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quả. Phố nào cũng nhà ngói san sát,
cải cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều,
những dòng xe cộ đi lại nườm nượp, Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa Có cầu trượt, đu quay,
có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở
làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại
nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện,
bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh : - Cứu Với!
Thành chưa kịp hiểu chuyện gì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu
bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu
la. Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, em đã đến bên cậu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ.
3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra.
Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo :
- Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng
sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. Nguyễn Minh
● Tên truyện: Đôi bạn ● Tác giả: Nguyễn Minh
● Nhân vật: Thành, Mến, bố của Thành
Đặc điểm: Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Thành yêu mến bạn, đón bạn ra
thành phố chơi và giới thiệu với bạn về mọi điều. Mến là người tốt bụng và đã
cứu một em bé khỏi chết đuối.
Lời nói: Bố bảo: - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến
tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.
b. Mến là nhân vật em thích nhất trong truyện. Cậu ấy là một cậu bé chân chất,
tốt bụng và dũng cảm. Mến đã không chần chừ khi thấy em bé bị đuối nước mà
nhảy xuống cứu ngay giúp em bé khỏi chết đuối, bạn ấy cũng bơi rất nhanh. Em vô cùng khâm phục Mến.
Viết: Ôn chữ hoa E, Ê
Câu 1: Viết từ: Ê-đê Câu 2: Viết câu:
Em về hội với Tản Viên
Bức tranh vẽ núi chiều êm Tây Hồ. Nguyễn Hoàng Sơn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bạn bè
Câu 1: Ghép các tiếng sau thành từ ngữ: Gợi ý trả lời:
Bạn bè, bạn thân, bạn học, đôi bạn, học đường.
Câu 2: Tìm 2 - 3 từ ngữ.
a. Chỉ tình cảm bạn bè M: thân thiết
b. Chỉ hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn M: trốn tìm Gợi ý trả lời:
a. Chỉ tình cảm bạn bè: yêu mến, yêu quý, giúp đỡ, thân mật.
b. Chỉ hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn: nhảy dây, học nhóm, đọc sách, trò chuyện.
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2 để:
a. Giới thiệu về bạn bè.
M: Mai, Minh và Châu là những người bạn thân thiết của em.
b. Kể về hoạt động học tập hoặc vui chơi cùng với bạn.
M: Giờ ra chơi, chúng em chơi trốn tìm rất vui. Gợi ý trả lời:
a. Giới thiệu về bạn bè.
Em rất yêu quý Hằng, bạn ấy thật tốt bụng và luôn giúp đỡ em.
b. Kể về hoạt động học tập hoặc vui chơi cùng với bạn.
Vào những ngày nghỉ, chúng em thường học nhóm cùng nhau.
Câu 4: Tìm từ ngữ chỉ các âm thanh được so sánh với nhau:
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Hồ Chí Minh b. Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. Nguyễn Viết Bình c. Tiếng mưa ròn rọt Như là đuổi nhau Tiếng mưa rào rào Như đang đổ thóc. Trần Lan Vinh Gợi ý trả lời: a. trong b. ào ào c. ròn rọt, rào rào
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Cùng bạn đóng vai, nói lời cảm ơn của bé Thơ tới những người bạn của mình.