-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đầy đủ, ngắn gọn Ngữ văn 9
1. Tác giả, tác phẩm. a) Tác giả - Tác giả - Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự - Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi, sống ẩn dật như
nhiều trí thức đương thời khác. b) Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 9 110 tài liệu
Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đầy đủ, ngắn gọn Ngữ văn 9
1. Tác giả, tác phẩm. a) Tác giả - Tác giả - Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự - Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi, sống ẩn dật như
nhiều trí thức đương thời khác. b) Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 9 110 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Preview text:
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đầy đủ, ngắn gọn Ngữ văn 9
Bài viết dưới đây trình bày về vấn đề Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đầy đủ, ngắn gọn Ngữ văn 9
Mục lục bài viết
1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả
- Tác giả - Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự
- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi, sống ẩn dật như
nhiều trí thức đương thời khác. b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ.
- Thể loại: Truyện được viết theo thể loại truyền kì.
Đặc điểm của thể loại truyền kì: Thường có yếu tố kì lạ, hoang đường, nhưng cũng có khai thác những
truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những
người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và
cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật
khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp
- Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là một người con gái đẹp người đẹp nết, thùy mị, nết na được
Trương Sinh là người thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu, Trương Sinh
phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng
cũng lo ma chay chu toàn như đối với cha mẹ đẻ mình. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau
buồn. Con trai của Trương Sinh không nhận cha, Trương Sinh ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của
Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình với chồng, Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn. Phan Lang
do cứu được Linh Phi nên được báo đáp, sau đó gặp được Vũ Nương. Vũ Nương được giải oan,
Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Tác phẩm ca ngợi phụ nữ và thể hiện sự hà khắc của xã hội phong kiến.
- Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu -> "như đối với cha mẹ đẻ mình": cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh,
biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận
+ Đoạn 2: tiếp -> "nhưng việc trót đã qua rồi": kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương
+ Đoạn 3: còn lại: Vũ Nương ở Thủy Cung và nỗi oan được giải
2. Đọc hiểu văn bản
a) Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh
- Vũ Nương tính thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.
- Trong làng có chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến, liền xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Vũ Nương biết chồng có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức. Nhưng nàng cũng giữ gìn khuôn phép,
vợ chồng không có gì phải bất hòa.
- Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh tuy nhà hào phú nhưng vẫn bị bắt đi lính. - Khi chồng ra chiến
trường, nàng ở nhà hết mực lo lắng cho gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thì lo ma chay chu đáo.
=> Vũ Nương là một người vợ đảm đang, hiền thục và hết lòng vì chồng, gia đình nhà chồng.
b) Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương
- Hoàn cảnh: Trương Sinh đi lính trở về, biết tin mẹ mất liền bế con ra mộ thăm mẹ. Đứa con không
chịu nghe lời, ngây thơ hỏi: “Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?...”
=> Trương Sinh hiểu nhầm vợ ở nhà có người khác.
- Trương Sinh la um cho hả giận, Vũ Nương tìm cách giải thích nhưng không được. - Kết quả: biết
không thể giải thích được nỗi oan, Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên
trời than rằng: “Kẻ bạc mệnh này…” rồi nhảy xuống sông tự vẫn.
=> Vũ Nương đau đớn, thất vọng trước sự nghi ngờ của chồng. Nàng lựa chọn cái chết để rửa sạch nỗi
tủi nhục. Qua đây, thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
c) Vũ Nương được giải oan
- Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo: “Cha
Đản lại đến kìa”. Chàng hỏi đâu, đứa bé liền chỉ vào cái bóng ở trên tường.
- Khi hỏi rõ ra mới biết những lúc ở nhà một mình, vợ thường đùa con trỏ vào cái bóng của mình và
bảo đấy là cha Đản.
- Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh
Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.
- Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Trương Sinh làm theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, rồi thấy Vũ Nương
hiện về lúc ẩn lúc hiện.
=> Vũ Nương đã giải được nỗi oan khuất nhưng vẫn không thể tiếp tục cuộc sống nơi trần thế nữa.
3. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) Trả lời:
- Phần 1 (từ đầu đến "như đối với cha mẹ đẻ mình"): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà
Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về.
- Phần 2 (tiếp theo đến "nhưng việc trót đã qua rồi"): Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Vũ Nương được giải oan.
Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) Trả lời:
- Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ
phòng ngừa quá sức.”
=> “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà”.
- Trong tình huống chia li: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc
áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” => Tình nghĩa.
- Trong những ngày xa chồng: một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng:
“Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.”, thương yêu,
lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối
với cha mẹ đẻ mình.”.
=> Làm tròn nghĩa vụ của người con và người mẹ.
- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nhưng không có
kết quả. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng.
=> Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ
đậm nét một Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một
người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh
dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.
Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) Trả lời:
- Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ
hội trình bày, thanh minh.
- Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ
không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí,…..
Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) Trả lời:
- Tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng.
- Sự phát triển tâm lí nhân vật hợp lí: khởi đầu, đỉnh điểm.
- Chi tiết cái bóng xuất hiện đẩy kịch tính lên đến cao trào.
Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) Trả lời:
- Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là:
+ Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương - người cùng làng đã
chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế;
+ Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oản - Ý nghĩa:
+ Làm hoàn chỉnh phẩm chất đẹp đẽ vốn có của Vũ Nương – một người ở thế giới khác vẫn khao khát phục hồi danh dự.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan, đền trả xứng đáng.
+ Thể hiện niềm cảm thương với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.