Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng - Con mối và con kiến | Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Soạn Văn 7 KNTT: Đẽo cày giữa đường | Ếch ngồi đáy giếng | Con mối và con kiến gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 6: Bài học cuộc sống (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đẽo cày giữa đường | Ếch ngồi đáy giếng | Con mối
và con kiến lớp 7 Kết nối tri thức
A. Trước khi đọc bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy
giếng, Con mối và con kiến
Câu 1 trang 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Kể một câu chuyện (em đọc được, nghe được hoặc tự mình trải qua) đã để lại cho em bài học sâu
sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?
Kể câu chuyện đã để lại cho em bài học sâu sắc
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện ngụ ngôn mà em rất yêu thích. Đằng sau câu
chuyện ấy, là bài học rất ý nghĩa mà em vô cùng tâm đắc.
Câu chuyện kể về một chú ếch sống dưới cái giếng nhỏ. Từ khi sinh ra, nó đã sống ở đó. Xung
quanh toàn là những con vật bé xíu, nhỏ hơn ếch, nên nghiễm nhiên nó là chúa tể của cái giếng.
Nhìn lên cao, bầu trời mà ếch thấy chỉ thu hẹp lại bằng cái nắp giếng mà thôi. Ấy thế mà nó cho
rằng đó là cả thế giới. Rồi một ngày, mưa lớn triền miên, khiến nước giếng dâng cao, đưa ếch ra
thế giới bên ngoài. Lúc này, nó vẫn quen thói ở dưới giếng, chẳng chịu nhìn ngó xung quanh, nên
bị con trâu đi ngang qua dẫm bẹp.
Từ hình ảnh con ếch, em đã rút ra được bài học ý nghĩa về cuộc sống. Rằng chúng ta không được
sống như con ếch đó. Phải biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng. Không được có thói tự cao, tự
mãn bởi núi cao thì ắt sẽ có núi cao hơn. Kho tàng kiến thức xung quanh ta là vô tận, không ai có
thể tự hào là đã chinh phục hết cả. Thế nên, từng ngày từng giờ, ta phải chăm chỉ học tập, rèn luyện
để nâng cao sự hiểu biết của bản thân, chớ nên như con ếch cứ ngồi mãi dưới đáy giếng rồi cho
rằng bản thân là giỏi nhất. Sự tù túng trong tư tưởng ấy là vô cùng sai lầm. Bầu trời ngoài kia rộng
lớn lắm, mà chúng ta thì nhỏ bé, nên đừng kiêu căng, ngạo mạn mà nên khiêm tốn học hỏi không ngừng.
Bài học đắt giá ấy đã theo em trong suốt những ngày tháng qua, làm kim chỉ nam cho hoạt động học tập và rèn luyện.
Kể một câu chuyện đã để lại cho em bài học sâu sắc
Câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, trích từ cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí là một câu chuyện mà
em vô cùng ấn tượng. Nó đã đem đến cho em bài học vô cùng ý nghĩa.
Câu chuyện ấy xoay quanh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên khỏe mạnh và cường tráng.
Với lối sống khoa học và lành mạnh, cậu ta có một cơ thể săn chắc và tự đào được cho mình một
chiếc hang tuyệt vời. Bà con làng xóm xung quanh ai cũng nể nang cậu, nên đâm ra cậu có thói
kiêu căng ngạo mạn. Sự xốc nổi của của một thanh niên tuổi dậy thì, khiến Dế mèn rất thích bày
trò nghịch dại. Cậu chọc phá khắp nơi, gây phiền hà cho mọi người. Cho đến một hôm, cậu ta gây nên họa lớn.
Hôm đó, Dế Mèn đã buông lời chọc phá chị Cốc - một kẻ nổi tiếng nóng tính. Sau khi khiến chị ta
phát điên, cậu lủi vào hang sâu, nằm rung đùi sung sướng. Ngờ đâu, cậu khiến cho Dế Choắt -
người hàng xóm ốm yếu tội nghiệp ở cạnh phải gánh tội thay. Dế Choắt đã phải ra đi đầy oan ức
và đau đớn sau những phát mổ như trời giáng của chị Cốc.
Sự ra đi ấy đã khiến Dế Mèn thức tỉnh, nhận ra lỗi sai của bản thân mình. Cậu ta nhận ra từ trước
đến nay, bản thân đã quá ngạo mạn, hành động xốc nổi. Cái chết của Dế Choắt khiến cậu ta ân
hận, dằn vặt bản thân vô cùng. Từ hôm ấy, Dế Mèn quyết tâm thay đổi, trở nên khiêm tốn, cẩn
thận, biết suy xét sự việc, không còn kiêu căng xốc nổi nữa.
Đó cũng là bài học mà em nhận được sau khi đọc câu chuyện trên. Rằng, trong cuộc sống này,
không được có thói kiêu căng, hợm hĩnh. Trước lúc hành động, phải biết suy nghĩ thấu đáo, lường
trước kết quả. Không được ỷ vào sự yêu thương, nhường nhịn của mọi người mà có hành động
phá phách, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bài học quý giá ấy, chính nhờ câu chuyện
Bài học đường đời đầu tiên đã gửi đến cho em đó.
Câu 2 trang 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi."
Câu nói có sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng, để thể hiện nhân vật trong câu nói nhận ra một
sự thật rằng: sự hiểu biết của mình còn rất hạn hẹp, thiếu sót trước những người khác, vậy mà
trước giờ lại cho rằng bản thân đã biết nhiều, hiểu rộng rồi.
→ Từ đó, nhân vật trong câu nói thể hiện được sự tự đánh giá đúng về trình độ bản thân, đưa tới
những hành động học hỏi, rèn luyện tích cực ở phía sau, để đưa bản thân ra khỏi cái giếng cũ
B. Đọc văn bản Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng,
Con mối và con kiến
Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường
Theo dõi 1 trang 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. Trả lời
Người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ.
Theo dõi 2 trang 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. Trả lời
Người thợ mộc luôn làm theo lời khuyên của người qua đường ngay mà không suy nghĩ.
Suy luận trang 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Vì sao người thợ mộc không bán được cày? Trả lời
Vì những chiếc cày được làm ra đều khác lạ, to quá, nhỏ quá, thấp quá, không giống với chiếc cày thường dùng
Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng
Theo dõi 1 trang 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Sự khác nhau về môi trường của ếch và rùa. Trả lời : Ếch Rùa
Sống trong một cái giếng sụp → môi trường
Sống ở biển đông → môi trường sống rộng lớn sống nhỏ hẹp
Theo dõi 2 trang 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng. Trả lời
Điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là:
• Có thể nhảy ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong
những kẽ gạch của thành giếng
• Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá
• Một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội
Theo dõi 3 trang 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển. Trả lời
Biểu hiện của con ếch khi nghe rùa nói về biển là ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối
Văn bản 3: Con mối và con kiến
Theo dõi 1 trang 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả? Trả lời
Mối cảm thấy các chú kiến làm việc là khổ lao, có thái độ chế diễu khi kiến làm việc suốt ngày mà
vẫn gầy, còn mối thì ngồi chơi mà vẫn béo trục béo tròn
Theo dõi 2 trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối? Trả lời
Kiến tỏ ra không đồng ý và tỏ ra khiển trách về lối sống của mối
Theo dõi 3 trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Trả lời
Lối sống của mối sẽ dẫn đến đục rỗng hết mọi tủ hòm nhà cửa, khiến nhà đổ sập xuống đi đời nhà mối
C. Trả lời câu hỏi bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy
giếng, Con mối và con kiến
Câu 1 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến
công sức và của cải "đi đời nhà ma"? Trả lời: Lần khuyên Lời khuyên
Cách xử sự của người thợ mộc
Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ
Cho là phải, đẽo cày vừa to vừa cao 1 cày
Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày Cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa 2 thấp
Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá Liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày
hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tính
ro gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra
bằng voi cả. Nên đẽo cày cho thật cao, bán 3
thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày
được, bày ra hàng bán thì chắc là bán
được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn
→ Cả ba lần khi nghe lời khuyên, dù lời khuyên chỉ là lời nói từ người lạ, chưa có căn cứ xác
đáng nào, nhưng người thợ mộc nghe xong liền làm theo, không hề suy nghĩ, tính toán hay kiểm
chứng lại. Vì vậy hàng của anh ta bày ra bán bao nhiêu ngày tháng cũng không ai mua, dẫn đến
công sức, của cải đều mất cả.
Câu 2 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy? Trả lời:
Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện, em sẽ lắng nghe những lời khuyên đó, rồi đi tìm hiểu
hoàn cảnh thực tế, phân tích cẩn thận theo hoàn cảnh của mình, để xem nên làm một chiếc cày như
thế nào cho phù hợp để bày bán
Câu 3 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng? Trả lời:
Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng là:
• Có thể nhảy ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong
những kẽ gạch của thành giếng
• Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá
• Một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội
Câu 4 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng
như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật? Trả lời:
- Sự khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa là: Ếch Rùa
- Sống trong một cái giếng sụp - Sống ở biển đông :
Nước nông, chỉ đến nách và cằm của
Biển mênh mông, sâu thăm thẳm ếch
Dù lũ lụt, mực nước biển cũng không
Bùn dưới đáy giếng chỉ đủ láp tới mắt dâng lên
Môi trường cá chân ếch
Dù hạn hán, bờ biển cũng không lùi ra xa sống
Xung quanh chỉ có các con vật bé nhỏ Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay
như lăng quăng, con cua, con nòng nọc đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng
→ Môi trường sống nhỏ hẹp, cô đọng giảm
→ Môi trường sống rộng lớn, ổn định
- Ếch thỏa mãn với nơi mình đang
- Rùa cảm thấy tò mò, có ham thích khám
sống, không có mong muốn khám phá phá cái mới, nên muốn thử xem nơi ở của
Nhận thức và nơi ở khác. ếch cảm xúc
- Ếch cảm thấy ngạc nhiên về biển
rộng, thu mình lại, hoảng hốt và bối rối
Câu 5 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”? Trả lời:
Con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối” bởi vì nó đã quá quen với cuộc sống ở nơi
ẩm thấp, chật hẹp, tẻ nhạt, quá an toàn và quen thuộc với mình. Không gian tù túng ấy khiến nó
cảm thấy thỏa mãn và không còn ý chí khám phá, tìm hiểu cái mới. Nên khi nghe thấy về một nơi
ở mới, rộng lớn hơn, kì lạ hơn thì nó bỗng thấy sợ hãi, không dám bước ra để khám phá
Câu 6 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng? Trả lời: Con mối Con kiến
Mối gọi bảo: "Kiến ơi các chú
Kiến rằng: "Trên địa cầu muôn loại"
Tội tình gì lao khổ lắm thay!
Hễ có làm thì mới có ăn
Làm ăn tìm kiếm khắp ngày
Sinh tồn là cuộc khó khăn
Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia
Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò Lời thoại
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc
Các anh chẳng vun thu xứ sở
Mà ố ề béo trục béo tròn
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi
Ở ăn ghế chéo, bàn tròn
Đục cho rỗng hết mọi nơi
Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu?"
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh"
- Mối có lối sống lười biếng, chỉ thích
- Kiến có lối sống chăm chỉ, chịu khó
rong chơi, chơi bời, không chịu làm
làm lụng, tích cóp để chăm lo cho Quan niệm việc cuộc sống
sống bộc lộ qua - Mối chỉ biết nghĩ cho hiện tại, không - Kiến biết lo nghĩ cho tương laiu, lời thoại
nghĩ cho tương lai, nên tự phá nhà ở
vun vén cho nhà cửa, tổ ấm của mình của chính mình
Câu 7 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy? Trả lời:
- Thiện cảm của người kể chuyện dàng cho kiến. - Bởi vì:
• Dựa vào trong văn bản: tác giả dùng từ mang nghĩa chê bai "béo trục béo tròn" để miêu
tả mối, đồng thời còn khắc họa kết cục của chúng qua hình ảnh "đi đời các anh"
• Ở ngoài đời thực: loài mối là loài vật xấu, chuyên phá hoại nhà cửa và đồ vật làm từ
gỗ gây ảnh hưởng con người, còn kiến là loài vật chăm chỉ, chịu khó và đoàn kết
Câu 8 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi
đáy giếng, Con mối và con kiến. Trả lời:
Đẽo cày giữa đường
Ếch ngồi đáy giếng
Con mối và con kiến
- Đưa đến bài học: chúng ta
- Đưa đến bài học: chúng ta
- Đưa đến bài học: chúng ta cần
phải có chủ kiến riêng, biết
không nên tự hài lòng với
phải biết chăm chỉ làm việc, học
lắng nghe, chọn lọc và phân
những gì đã có, mà phải biết
tập, cố gắng tích lũy cho tương
tích những lời khuyên từ bên nhìn xa hơn, chủ động khám
lai, không nên lười biếng, ham
ngoài, để rút ra lựa chọn cuối phá, tìm hiểu và chinh phục chơi
cùng hợp lý với hoàn cảnh của cái mới bản thân
→ Điểm giống nhau về nội dung của 3 truyện, là từ các nhân vật được kể, nêu lên những đạo lý,
bài học cuộc sống ý nghĩa cho người đọc
D. Viết kết nối với đọc: Đoạn văn có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường. Đáp án: Đoạn văn tham khảo:
(1) Từ xưa đến nay "chính kiến" vẫn luôn là yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sự thành
công của mỗi người. (2) Bởi nếu ta luôn mặc nhiên nghe theo những góp ý, nhận xét của người
khác, mà chẳng biết phân biệt phải trái, đúng sai. (3) Thì cuối cùng cái chúng ta nhận lại được
cũng chỉ là một mớ bòng bong được sửa đổi nhiều lần theo quá nhiều cách thức, chẳng khác gì
"đẽo cày giữa đường". (4) Trên thực tế, việc nhận những góp ý từ người khác là rất quan trọng,
nhưng chẳng một ai có thể hiểu được chúng ta hơn chính chúng ta cả. (5) Vì vậy thay vì chỉ biết
nghe theo người khác, thì hãy có chính kiến của bản thân, biết giữ vững lập trường của mình.