Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi | Ngữ Văn 6 Cánh Diều tập 1
Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi | Ngữ Văn 6 Cánh Diều, tài liệu bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các dạng bài tập trên lớp theo chương trình sách mới. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Preview text:
Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Cánh Diều
1. Soạn văn Đồng Tháp Mười phần Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài du kí này.
- Khi đọc du kí, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm xúc của người viết ra sao?
+ Cảnh sắc và con người ở đó như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách miêu tà, kể
chuyện, phát biểu cảm nghĩ hay kết hợp các yếu tổ đó?
+ Bài du kí mang lại cho em hiểu biết, thái độ và tình cảm gì?
- Tìm hiểu về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi “du lịch sinh thái”, du lịch
ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là “du lịch miệt vườn”; về vùng Đông Tháp Mười, Nam Bộ.
- Đọc trước văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Văn Công Hùng. Hướng dẫn giải
Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm
xúc của người viết ra sao?
+ Văn bản viết về chuyến đi đến đồng tháp Mười, đi bằng xe máy
+ Thái độ: hào hứng, ngạc nhiên, vui mừng khi được tham quan, ngắm nhìn mảnh đất này
Cảnh sắc và con người ở đó như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách miêu tà, kể
chuyện, phát biểu cảm nghĩ hay kết hợp các yếu tổ đó?
+ Cảnh sắc, con người ở đây đơn sơ mộc mạc, dân dã mà giản dị:
Khung cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước lũ
Kênh rạch chằng chịt, chim bay thẳng cảnh
Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm Di tích văn hóa cổ
Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động
Bài du kí mang lại cho em hiểu biết, thái độ và tình cảm gì?
+ Bài du kí cho em hiểu biết về vùng đất Tháp Mười, về khung cảnh thiên nhiên,
con người, nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử lâu đời và văn hóa ẩm thực nơi đây. Từ
đó khơi gợi cho em niềm yêu thích, thích thú, muốn khám phá mảnh đất này hơn nữa
Tìm hiểu về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi “du lịch sinh thái”, du
lịch ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là “du lịch miệt vườn”; về vùng Đông
Tháp Mười, Nam Bộ
+ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối
hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo
của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi
trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương
+ Du lịch miệt vườn là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn
trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật
phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem
đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Đọc trước văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tìm hiểu thêm thông tin
về tác giả Văn Công Hùng
+ Tìm hiểu về nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa,
hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Tp HCM. Anh Viết văn, viết báo và làm
thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt
Nam, Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số
Việt Nam. Anh nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, là Ủy viên
Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. Quan niệm văn chương của ông
là:“Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng
suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế
là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một
bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết.”
2. Soạn văn 6 Đồng Tháp Mười phần Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
+ Lũ quan trọng như thế nào đối với Đồng Tháp?
+ Thế nào là" tràm chim"?
+ Món ăn nào là đặc sản của Đồng Tháp Mười?
+ Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt?
+ Khu di tích Gò Tháp có những gì đặc sắc?
+ Tác giả có cảm nhận gì về Đồng Tháp Mười qua thành phố Cao Lãnh?
* Câu hỏi cuối bài:
1. Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu
những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?
2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ
ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.
3. Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?
4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du kí có tác dụng gì?
5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?