Soạn bài Gò Me | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Soạn bài Gò Me lớp 7 trang 93 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Gò Me lớp 7 trang 93 Kết nối tri thức Tập 1
A. Soạn bài Me Trước khi đọc
Câu 1 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em biết những bài tnào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn
thơ mà em yêu thích.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý bài thơ về miền đất Nam Bộ:
Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe
Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;
Sức ngày đã thắng bóng đêm,
Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.
“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,
Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.
Từ ngày chiếc gậy tầm vông,
Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta...
(trích Gửi Nam Bộ mến yêu - Ngô Xuân Diệu)
Tháng tám tiễn hè thương lời hứa
Sông nguồn đến hẹn lũ sẽ về,
Mê kông nước đổ dòng mong nhớ
Hạ nguồn trông ngóng dãi phù sa.
Miền Tây đồng vàng nay nhường chỗ
Thay màu nước đổ mới tinh nguyên,
Ngư cụ sào treo, mừng nước nổi
Sống cùng mùa lũ mỗi thường niên.
(trích Mùa nước nổi - Hoài Nam)
Câu 2 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Miền đất Nam Bộ là nơi thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, với rất nhiều loài động thực
vật. Khí hậu đây không có mùa đông, quanh năm ấm áp, rất phù hợp cho cây cỏ, động
vật phát triển. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở đây cũng rất phát triển. Tạo nên những
cảnh quan chợ nổi thú vị và đặc sắc.
B. Soạn bài Me Sau khi đọc
Câu 1 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Me hiện lên
như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua các chi tiết sau:
- Không gian:
mặt trông ra bể (nằm kề và hướng ra biển lớn)
con đê cát đỏ có viền
ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát (thiên nhiên ưu đãi, hiền hòa)
lúa nàng keo chói rực mặt trời
ao làng trăm rằm, mây bơi, nước trong vắt
lao xao vườn mía
hàng tre, hàng me xanh, lá me non cong cong
- Ánh sáng:
đốm hải đăng tắt lóe (hình ảnh quen thuộc ở các vùng biển)
trưa hanh hồng (ánh nắng hồng của buổi trưa)
- Âm thanh:
leng keng nhạc ngựa (âm thanh của chiếc chuông đeo cổ của những con
ngựa chở hàng)
hàng tre thổi sáo (tiếng tre rì rào trong gió)
tiếng bướm, tiếng chim ca hót
tiếng chim cu gáy
tiếng vút đầu bông lúa chín
điệu hò cổ truyền
→ Bức tranh thiên nhiên Gò Me sinh động, tươi mát, tràn ngập sức sống với thiên nhiên
trù phú, và sự bình yên, thư thả với các hình ảnh bình dị
Câu 2 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh người dân Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi
tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết sau:
Mái khoan thai thở làn khói nhẹ - hình ảnh làn khói bếp gợi về những bữa
cơm nấu từ bếp rơm, bếp củi của người mẹ tảo tần
Những chị, những em má lúm đồng tiền, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Véo von hát những khúc hò cổ truyền
Cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới gốc cây, gối đầu lên áo
Chị gái má đỏ, thẹn thùng, giã me bên nồi canh chua
Các chi tiết giúp em cảm nhận được sự bình dị, mộc mạc, chân phương của người
dân xứ Gò Me. Họ sống hòa vào thiên nhiên, với cuộc sống êm đềm, hạnh phúc
Câu 3 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu
hò gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò đã:
- Khẳng định được tình yêu của tác giả dành cho điệu quê hương, bởi dù đi xa bao
lâu ông vẫn nhớ mãi về điệu hò ấy
- 2 lần dẫn lại câu hò như một tín hiệu nghệ thuật giúp tạo ấn tượng sâu đậm với người
đọc, để giới thiệu đến mọi người một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương tác
giả
- Tạo nhạc điệu, chất trữ tình cho bài thơ
Câu 4 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Bài t Me nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào?
Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
- Em thích hình ảnh làng quê bình yên trong khổ thơ đầu của bài thơ. Với góc nhìn hướng
ra biển, ban đêm nhìn thấy hải đăng chớp lóe. Với con đê cát đỏ, cỏ mọc viền xanh.
tiếng leng keng của nhạc ngựa khi đi chợ chở hàng. cánh đồng lúa bao quanh
làng, quanh năm mát rượi.
- Em thích hình ảnh ấy, bởi đã vẽ n một bức tranh thiên nhiên làng quê bình yên,
hạnh phúc, vừa xa lạ bởi đó là làng quê trong kí ức của tác giả, nhưng cũng thân thuộc
bởi nó mang đậm đặc trưng làng quê trong kí ức bao thế hệ người dân ta.
Câu 5 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể
hiện trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Gò Me là tên vùng đất quê hương của nhà thơ, đó cũng là nguồn ci ca cảm xúc để
nhà thơ viết nên bài thơ này. (2) Đc Gò Me, em cm nhận được tình cm sâu nng và
da diết của nhà thơ dành cho quê hương mình. (3) Tình cm y hin hu qua ni nh
ca ông v quê hương. (4) Dù xa ch đã lâu, nhưng ông vẫn không quên nhng b ao,
cánh đồng, con nước, vườn tược nơi mình khôn lớn. (5) Càng không th quên được
nhng hình nh ca m, ca ch to tn, du dàng. (6) Ngay c tiếng hò đã rất lâu chưa
đưc nghe, vn c văng văng bên tai nhà thơ, ràng đến tng tiếng ngân. (7) Chính
hình ảnh quê hương in đậm trong tâm trí nhà thơ đó minh chứng cho tình cm ca ông
dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên
Câu 6 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm em
đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Hy Lạp Sơn (Xuân Diệu), Dốc Ba Cô (Anh Ngọc), Chao Bảo (Tố Hữu), Châu
Ro (Tố Hữu), Việt Bắc (Tố Hữu)...
C. Viết kết nối với đọc: Cảm nhận của em về đoạn thơ Ôi
thuở ấu thơ
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ
đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Đoạn thơ với những câu thơ i ngắn khác nhau vi s t do, phóng khoáng đã giúp
th hin chân thực hơn nhng cm xúc của nhà thơ khi nhớ v thu ấu thơ. (2) Dòng
hi c ấy được bắt đầu bi thán t “ôi”. (3) Từ đó ph lên nhng hình nh tuổi thơ một
màu sắc xưa cũ, hoài nim, nh mong khôn xiết. (4) Đó những buổi chăn cắt c,
nằm phơi mình dưới hàng me, ri th hn theo tiếng sáo, theo cánh m, cánh chim.
(5) Khung cnh y mc mạc, nên thơ như thực như ảo. (6) Hình ảnh lá me xanh như dải
la mm lửng đã thi v hóa nhng s vt trong c của nhà thơ. (7) Chính tình yêu
thương và nỗi nh sâu sc của nhà thơ dành cho quê hương đã phủ lên tt c mt sc
màu c tích y.
E. Tóm tắt bài thơ Me lớp 7
Với giọng điệu hồn hậu, chất phác đặc trưng của Nam Bộ, nhà thơ Hoàng Tố Nguyên
đã khắc họa hình ảnh quê hương Gò Me của mình từ trong kí ức, với những hình ảnh,
âm thanh, cảnh sắc và con người quen thuộc. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được
nỗi nhớ da diết và tình cảm sâu nặng của ông dành cho quê hương.
-------------------------------------------------
| 1/5

Preview text:

Soạn bài Gò Me lớp 7 trang 93 Kết nối tri thức Tập 1
A. Soạn bài Gò Me Trước khi đọc
Câu 1 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý bài thơ về miền đất Nam Bộ:
Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe
Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;
Sức ngày đã thắng bóng đêm,
Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.
“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,
Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.
Từ ngày chiếc gậy tầm vông,
Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta...
(trích Gửi Nam Bộ mến yêu - Ngô Xuân Diệu)
Tháng tám tiễn hè thương lời hứa
Sông nguồn đến hẹn lũ sẽ về,
Mê kông nước đổ dòng mong nhớ
Hạ nguồn trông ngóng dãi phù sa.
Miền Tây đồng vàng nay nhường chỗ
Thay màu nước đổ mới tinh nguyên,
Ngư cụ sào treo, mừng nước nổi
Sống cùng mùa lũ mỗi thường niên.
(trích Mùa nước nổi - Hoài Nam)
Câu 2 trang 93 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Miền đất Nam Bộ là nơi thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, với rất nhiều loài động thực
vật. Khí hậu ở đây không có mùa đông, quanh năm ấm áp, rất phù hợp cho cây cỏ, động
vật phát triển. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở đây cũng rất phát triển. Tạo nên những
cảnh quan chợ nổi thú vị và đặc sắc.
B. Soạn bài Gò Me Sau khi đọc
Câu 1 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua các chi tiết sau: - Không gian:
• mặt trông ra bể (nằm kề và hướng ra biển lớn)
• con đê cát đỏ có viền
• ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát (thiên nhiên ưu đãi, hiền hòa)
• lúa nàng keo chói rực mặt trời
• ao làng trăm rằm, mây bơi, nước trong vắt • lao xao vườn mía
• hàng tre, hàng me xanh, lá me non cong cong - Ánh sáng:
• đốm hải đăng tắt lóe (hình ảnh quen thuộc ở các vùng biển)
• trưa hanh hồng (ánh nắng hồng của buổi trưa) - Âm thanh:
• leng keng nhạc ngựa (âm thanh của chiếc chuông đeo ở cổ của những con ngựa chở hàng)
• hàng tre thổi sáo (tiếng tre rì rào trong gió)
• tiếng bướm, tiếng chim ca hót • tiếng chim cu gáy
• tiếng vút đầu bông lúa chín • điệu hò cổ truyền
→ Bức tranh thiên nhiên Gò Me sinh động, tươi mát, tràn ngập sức sống với thiên nhiên
trù phú, và sự bình yên, thư thả với các hình ảnh bình dị
Câu 2 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi
tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết sau:
• Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ - hình ảnh làn khói bếp gợi về những bữa
cơm nấu từ bếp rơm, bếp củi của người mẹ tảo tần
• Những chị, những em má lúm đồng tiền, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
• Véo von hát những khúc hò cổ truyền
• Cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới gốc cây, gối đầu lên áo
• Chị gái má đỏ, thẹn thùng, giã me bên nồi canh chua
→ Các chi tiết giúp em cảm nhận được sự bình dị, mộc mạc, chân phương của người
dân xứ Gò Me. Họ sống hòa vào thiên nhiên, với cuộc sống êm đềm, hạnh phúc
Câu 3 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu
hò gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò đã:
- Khẳng định được tình yêu của tác giả dành cho điệu hò quê hương, bởi dù đi xa bao
lâu ông vẫn nhớ mãi về điệu hò ấy
- 2 lần dẫn lại câu hò như một tín hiệu nghệ thuật giúp tạo ấn tượng sâu đậm với người
đọc, để giới thiệu đến mọi người một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương tác giả
- Tạo nhạc điệu, chất trữ tình cho bài thơ
Câu 4 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
- Em thích hình ảnh làng quê bình yên trong khổ thơ đầu của bài thơ. Với góc nhìn hướng
ra biển, ban đêm nhìn thấy hải đăng chớp lóe. Với con đê có cát đỏ, cỏ mọc viền xanh.
Có tiếng leng keng của nhạc ngựa khi đi chợ chở hàng. Có cánh đồng lúa bao quanh
làng, quanh năm mát rượi.
- Em thích hình ảnh ấy, bởi nó đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên làng quê bình yên,
hạnh phúc, vừa xa lạ bởi đó là làng quê trong kí ức của tác giả, nhưng cũng thân thuộc
bởi nó mang đậm đặc trưng làng quê trong kí ức bao thế hệ người dân ta.
Câu 5 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Gò Me là tên vùng đất quê hương của nhà thơ, đó cũng là nguồn cội của cảm xúc để
nhà thơ viết nên bài thơ này. (2) Đọc Gò Me, em cảm nhận được tình cảm sâu nặng và
da diết của nhà thơ dành cho quê hương mình. (3) Tình cảm ấy hiện hữu qua nỗi nhớ
của ông về quê hương. (4) Dù xa cách đã lâu, nhưng ông vẫn không quên những bờ ao,
cánh đồng, con nước, vườn tược nơi mình khôn lớn. (5) Càng không thể quên được
những hình ảnh của mẹ, của chị tảo tần, dịu dàng. (6) Ngay cả tiếng hò đã rất lâu chưa
được nghe, vẫn cứ văng văng bên tai nhà thơ, rõ ràng đến từng tiếng ngân. (7) Chính
hình ảnh quê hương in đậm trong tâm trí nhà thơ đó là minh chứng cho tình cảm của ông
dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên
Câu 6 trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em
đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Hy Mã Lạp Sơn (Xuân Diệu), Dốc Ba Cô (Anh Ngọc), Chao Bảo (Tố Hữu), Châu
Ro (Tố Hữu), Việt Bắc (Tố Hữu)...
C. Viết kết nối với đọc: Cảm nhận của em về đoạn thơ Ôi thuở ấu thơ
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ
đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Đoạn thơ với những câu thơ dài ngắn khác nhau với sự tự do, phóng khoáng đã giúp
thể hiện chân thực hơn những cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về thuở ấu thơ. (2) Dòng
hồi ức ấy được bắt đầu bởi thán từ “ôi”. (3) Từ đó phủ lên những hình ảnh tuổi thơ một
màu sắc xưa cũ, hoài niệm, nhớ mong khôn xiết. (4) Đó là những buổi chăn bò cắt cỏ,
nằm phơi mình dưới hàng me, rồi thả hồn theo tiếng sáo, theo cánh bướm, cánh chim.
(5) Khung cảnh ấy mộc mạc, nên thơ như thực như ảo. (6) Hình ảnh lá me xanh như dải
lụa mềm lửng lơ đã thi vị hóa những sự vật trong kí ức của nhà thơ. (7) Chính tình yêu
thương và nỗi nhớ sâu sắc của nhà thơ dành cho quê hương đã phủ lên tất cả một sắc màu cổ tích ấy.
E. Tóm tắt bài thơ Gò Me lớp 7
Với giọng điệu hồn hậu, chất phác đặc trưng của Nam Bộ, nhà thơ Hoàng Tố Nguyên
đã khắc họa hình ảnh quê hương Gò Me của mình từ trong kí ức, với những hình ảnh,
âm thanh, cảnh sắc và con người quen thuộc. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được
nỗi nhớ da diết và tình cảm sâu nặng của ông dành cho quê hương.
-------------------------------------------------