-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 trang 90 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 4: Giai điệu đất nước (KNTT) 25 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 trang 90 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Giai điệu đất nước (KNTT) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 trang 91 Kết nối tri thức
1. Trước khi đọc bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ? Gợi ý trả lời:
Mùa xuân gợi lên trong em:
• Những niềm vui, phấn khởi khi một năm mới bắt đầu, với nhiều hoạt động lễ
hội vui chơi giải trí thú vị
• Những sự thích thú với cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời cùng các chuyến du xuân
• Sự mong chờ, kì vọng và động lực phấn đấu hơn cho một năm mới với nhiều cơ hội mới
Câu 2 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân. Gợi ý trả lời:
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
Xuân là lúc gió về không định trước.
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,
Như được nắm một bàn tay son trẻ…
(trích Xuân không mùa - Xuân Diệu)
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười…
(trích Thơ xuân - Nguyễn Bính)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
(trích Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
2. Sau khi đọc bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình
ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Hướng dẫn trả lời:
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh,
bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi...
- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về mùa xuân như sau: đó là một mùa xuân
tươi đẹp, rực rỡ với các gam màu tươi sáng, tràn ngập sức sống của cỏ cây, chim chóc.
Tất cả tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng, phơi phới của mùa xuân.
Câu 2 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những
dòng thơ: "Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?"
Hướng dẫn trả lời:
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua các dòng thơ là:
- Hai dòng thơ đầu: Sử dụng câu hỏi tu từ để hỏi và trò chuyện với chú chim chiền chiện,
nhưng không phải là để có câu trả lời mà chỉ là sự đồng điệu, cùng chia vui với chú chim
→ Thể hiện niềm vui sướng, phấn khởi của tác giả trước mùa xuân
- Hai dòng thơ sau: thể hiện khao khát của tác giả được chạm đến và cảm nhận những
tinh túy của mùa xuân, của niềm vui được co đọng lại thành giọt sương → Đó là khao
khát được hòa hợp với thiên nhiên, đất trời
Câu 3 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa
xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?
Hướng dẫn trả lời:
- Hình ảnh người cầm súng gợi cho em nghĩ đến những người lính chiến đấu vì tổ quốc
- Hình ảnh người ra đồng gợi cho em nghĩ đến những người nông dân ở hậu phương chăm chỉ cày cấy
- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì:
• Nhờ có những người lính chiến đấu hi sinh quên mình thì mới có độc lập, đất
nước mới có hòa bình, mới có mùa xuân của tự do như thế
• Nhờ có những người nông dân chăm chỉ lao động mới có lương thực, mới có
ruộng đồng vườn tược tươi xanh để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc, chào đón xuân về
→ Chính họ là những người góp phần tạo nên mùa xuân của quê hương, đất nước
Câu 4 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
Hướng dẫn trả lời: - Cách gieo vần:
• Gieo vần chân (lao - sao)
• Gieo vần lưng (ngàn - gian)
- Cách ngắt nhịp: 3 câu thơ đầu ngắt nhịp 2/3, câu thơ cuối ngắt nhịp 3/2
Câu 5 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ
với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn
gửi gắm qua những hình ảnh này?
Hướng dẫn trả lời:
- Theo em, tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”: bởi vì trong
khung cảnh đất trời mùa xuân tươi đẹp, tác giả muốn hòa mình vào không khí tưng bừng,
náo nức của mùa xuân ấy, muốn được dung nhập, cống hiến cho mùa xuân ấy thêm tươi
mới. Đó cũng là ước vọng được cống hiến bản thân cho mùa xuân của quê hương, đất nước.
- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1980 - khi đất nước vừa lập lại hòa bình không
lâu, cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ do bao năm chiến tranh tàn phá, kẻ thù áp
bức bóc lột. Trong bối cảnh đó, nhà thơ khát khao được góp sức mình, được tham gia
cống hiến cho đất nước, cho tổ quốc, để đất nước ngày càng phát triển, mùa xuân ngày
càng tươi vui, bền vững
Câu 6 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em,
việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc thay đổi cách xưng hô mang ý nghĩa như sau:
- Phần đầu, tác giả xưng tôi để bày tỏ niềm vui vẻ, thích thú, tự hào về mùa xuân của
quê hương, đất nước → Đó là tình cảm riêng tư, của chính bản thân tác giả
- Phần sau, tác giả xưng "ta" để thể hiện khát vọng được cống hiến cho đất nước, ước
mơ được góp sức mình xây dựng quê hương không cầu mong gì → Đại từ "ta" chỉ xưng
hô chung, từ đó khẳng định ước vọng cống hiến ấy là khát vọng chung của toàn bộ người
dân Việt Nam, ai ai cũng mong muốn, ra sức xây dựng đất nước
Câu 7 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa
xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời: - Nhận xét:
• Từ "nho nhỏ" là tác giả tự nói về bản thân, về những khát vọng cống hiến của
mình, chính nhà thơ cho rằng cống hiến của bản thân chỉ là nhỏ nhoi, không
quá to lớn hay vĩ đại. Điều đó thể hiện tâm thế khiêm nhường của nhà thơ
• Bài thơ được viết 2 tháng trước khi tác giả qua đời, nhưng trong bài thơ vẫn
là một niềm khát khao được cống hiến cháy bỏng và chứa đựng một sức sống
mãnh liệt, điều đó khiến bài thơ mang một tinh thần hiến dâng lạc quan, tích cực
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc: yêu thương, kính trọng tinh thần lạc quan, cống hiến của
nhà thơ, đồng thời ngưỡng mộ sự khiêm nhường, hiến dâng tất cả vì đất nước của ông
3. Viết kết nối với đọc: Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích
trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hướng dẫn trả lời:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”
(1) Khổ thơ trên với những nỗi niềm, khát vọng mãnh liệt, bộc trực của nhà thơ Thanh
Hải đã gây ấn tượng mạnh với em. (2) Tác giả sử dụng điệp từ “ta” liên tiếp ba lần để
nhấn mạnh khát vọng cồn cào đang chực chờ, mong cầu được thể hiện. (3) Ông muốn
được cống hiến, được làm một điều gì đó cho mùa xuân của đất nước. (4) Đó có thể là
một tiếng chim hót, một cành hoa khoe sắc nhỏ bé đơn giản, nhưng cũng giúp mùa xuân
đất nước thêm rạng ngời sắc hương. (5) Khát vọng được cống hiến ấy chân thành, tha
thiết mà giản dị, mộc mạc. (6) Nhà thơ muốn cống hiến vì tình yêu quê hương, vì niềm
tự hào tổ quốc nên chẳng cần nổi bật, chẳng cần ghi danh. (7) Ông chỉ cần được góp
giọng vào bản hòa ca, được góp sức mình cùng biết bao đồng bào khác, vậy là đã đủ vui sướng rồi.
5. Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ MÙA XUÂN NHO NHỎ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...
-------------------------------------------------