Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ | Ngữ Văn 6 Cánh Diều tập 1

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ | Ngữ Văn 6 Cánh Diều tập 1, tài liệu bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các dạng bài tập trên lớp theo chương trình sách mới. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.  

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ Cánh Diều
1. Ng văn 6 Cánh Diều trang 45 phn Định hướng
a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em vẻ người thân trong gia đình (ông, bà,
cha, mẹ,...) kể về một sự việc, một hành động,... của người ấy em đã chứng
kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường
xưng “tôi”.
b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:
Xác định mt s việc, hành động, tình hung,... ca người thân trong gia đình
(ông, bà, cha, mẹ,...) mà em đã chứng kiến và để li ấn tượng sâu sc.
Xác định đi tựơng người nghe thi gian em s k để cách trình bày phù
hp.
Tìm ý và lp dàn ý cho bài nói.
Chun b các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến tri nghim s k (nếu có).
Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài hc em rút ra t tri nghiệm đáng nhớ đó.
S dng nét mt, ánh mắt, hành động,... phù hp vi cân chuyện đẻ tác động
đến người nghe.
2. Ng văn 6 Cánh Diều trang 45 phn Thc hành
Bài tp: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện em đã trải nghiệm ấn
tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
a, Chun b
- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu
sắc về một người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,...) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm
(đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.
- Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu thấy cần
thiết).
b) Tìm ý lp dàn ý
- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:
+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà) để lại
ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau), được mẹ chăm sóc.
+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn
ra vào thời gian vào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm
xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự
việc, tình huống đó?
Dàn ý:
1. Mi
- Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ mà em sẽ kể.
- Giới thiệu về người thân, bạn bè gắn với kỉ niệm đó (nếu có).
2. Thân bài
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ: vui hay buồn? được khen hay bị chê? may mắn hay xui
xẻo?
- Những nhân vật liên quan trong câu chuyện?
- Kỉ niệm đó xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
- Sự việc chính và các chi tiết: Điều gì đã xảy ra? Diễn biến như thế nào? Vì sao lại
xảy ra?
- Em có cảm xúc như thế nào khi câu chuyện diễn ra? Điều gì khiến em xúc động?
Xúc động như thế nào?
3. Kết bài
- Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? Bài học rút ra là gì?
- Suy nghĩ của em về người thân, người bạn đó (nếu kể về kỉ niệm với bạn bè,
người thân).
Bài gi ý
Ngày hôm nay, như thường lệ, sau bữa cơm tối sum vầy, đầm ấm cùng gia đình,
em lại giúp mẹ rửa bát, lau bàn ăn sạch sẽ rồi mới trở về phòng học bài. Thói quen
này được em giữ cũng đã khá lâu rồi, từ một lần em phạm phải một sai lầm đến tận
bây giờ vẫn còn nhớ rõ.
Hồi đó, em là một học sinh lớp 4, thường được thầy khen chăm ngoan, học
giỏi. Bố mẹ ai cũng tự hào về em. chính em cũng lấy m vinh dự về những
thành tích học tập mình đạt được. Những điều đó biến em trở thành một học
sinh cho rằng chỉ cần học tập chăm chỉ, giỏi giang tất cả. Chính thế, tự mãn
với những đạt được, ngoài giờ học “vất vả” em dành những thời gian còn lại đ
vui chơi, giải trí. đã học lớp 4 nhưng em chẳng khi nào động tay đến một công
việc nhà nào giúp bố mẹ cả. một phần cũng vì bố mẹ rất thương em, chẳng bảo
em làm việc gì hết, để em có thời gian học tập, vui chơi.
Điều đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày chủ nhật nọ. Hôm đó, em đã ngủ đến tận 10
giờ trưa mới dậy cả tuần dậy sớm đi học. Xuống nhà, một mâm cơm ngon lành
đã được bày sẵn, một mẩu giấy nhỏ với lời nhắn của mẹ: “Lan ơi, hôm nay bố
mẹ việc quan nên phải đi làm, đến chiều mẹ mới về. Con ăn cơm xong thì
dọn dẹp ngăn nắp nhé”. Thế nhưng, em chỉ đọc qua loa, rồi ngồi xuống ăn cơm.
Xong xuôi, em vội chạy lên nhà thay áo quần rồi sang nhà bạn chơi, để lại bàn ăn
lộn xộn mà không dọn dẹp. Vì em nghĩ rằng, chờ mẹ về rồi mẹ sẽ dọn dẹp mà thôi.
Chiều hôm ấy, khi em trở về nhà thì mẹ đang lúi húi dọn dẹp ở trong bếp. Đứng từ
ngoài cửa nhìn vào, em thấy vmệt mỏi, chán chường trên khuôn mặt mẹ. Đôi
bàn tay thoăn thoắt mọi ngày hôm nay cũng chậm chạp hơn. Chợt em cảm thấy
mình sao tâm quá. Mẹ đã phải làm việc vất vả suốt ngày quan, về nhà lại
phải làm bao công việc khác. Còn em, chỉ phải đi học ở trường, về nhà thì vui chơi,
nghỉ ngơi thoải mái. Nhớ lại những suy nghĩ, hành động tâm của mình trước
đây, em thấy mình thật là một đứa con bất hiếu.
Vậy trước ánh mắt ngạc nhiên của mẹ, em tiến vào bếp, cầm lấy chiếc khăn rồi
lau bàn thật cẩn thận. Tuy chỉ một hành động nhỏ, nhưng em thấy được niềm
vui trên khuôn mặt của mẹ. Nhìn nụ cười ấy, em cố nén nước mắt và chào mẹ:
- Mẹ ơi, để con phụ mẹ nhé!
- - Mẹ trả lời bằng một giọng nói vô cùng hạnh phúc.
Từ hôm đó, cứ thời gian là em lại giúp mẹ làm các công việc nhà như quét nhà,
phơi áo quần… đặc biệt công việc rửa bát sau khi ăn cơm đã được em nhận
của mình, không để mẹ phải làm một lần nào. Bởi em đã nhận ra được lỗi lầm
của mình, và muốn bù đắp lại cho mẹ sau những hành động vô tâm của mình.
Giờ đây, em đã là một cô bé chăm chỉ và biết quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Bây giờ,
mẹ không chỉ tự hào em một học sinh giỏi, còn tự hào em đứa con
ngoan, biết giúp đỡ gia đình. Điều đó, khiến em cùng hạnh phúc, thêm
động lực để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.
| 1/4

Preview text:

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ Cánh Diều
1. Ngữ văn 6 Cánh Diều trang 45 phần Định hướng
a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em vẻ người thân trong gia đình (ông, bà,
cha, mẹ,...) là kể về một sự việc, một hành động,... của người ấy mà em đã chứng
kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.
b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:
 Xác định một sự việc, hành động, tình huống,... của người thân trong gia đình
(ông, bà, cha, mẹ,...) mà em đã chứng kiến và để lại ấn tượng sâu sắc.
 Xác định đối tựơng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp.
 Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
 Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có).
 Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
 Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,... phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.
2. Ngữ văn 6 Cánh Diều trang 45 phần Thực hành
Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn
tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình a, Chuẩn bị
- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu
sắc về một người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,...) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm
(đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.
- Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:
+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà) để lại
ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau), được mẹ chăm sóc.
+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn
ra vào thời gian vào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm
xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó? Dàn ý: 1. Mở bài
- Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ mà em sẽ kể.
- Giới thiệu về người thân, bạn bè gắn với kỉ niệm đó (nếu có). 2. Thân bài
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ: vui hay buồn? được khen hay bị chê? may mắn hay xui xẻo?
- Những nhân vật liên quan trong câu chuyện?
- Kỉ niệm đó xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
- Sự việc chính và các chi tiết: Điều gì đã xảy ra? Diễn biến như thế nào? Vì sao lại xảy ra?
- Em có cảm xúc như thế nào khi câu chuyện diễn ra? Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? 3. Kết bài
- Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? Bài học rút ra là gì?
- Suy nghĩ của em về người thân, người bạn đó (nếu kể về kỉ niệm với bạn bè, người thân). Bài gợi ý
Ngày hôm nay, như thường lệ, sau bữa cơm tối sum vầy, đầm ấm cùng gia đình,
em lại giúp mẹ rửa bát, lau bàn ăn sạch sẽ rồi mới trở về phòng học bài. Thói quen
này được em giữ cũng đã khá lâu rồi, từ một lần em phạm phải một sai lầm đến tận
bây giờ vẫn còn nhớ rõ.
Hồi đó, em là một học sinh lớp 4, thường được thầy cô khen là chăm ngoan, học
giỏi. Bố mẹ ai cũng tự hào về em. Và chính em cũng lấy làm vinh dự về những
thành tích học tập mà mình đạt được. Những điều đó biến em trở thành một học
sinh cho rằng chỉ cần học tập chăm chỉ, giỏi giang là tất cả. Chính vì thế, tự mãn
với những gì đạt được, ngoài giờ học “vất vả” em dành những thời gian còn lại để
vui chơi, giải trí. Dù đã học lớp 4 nhưng em chẳng khi nào động tay đến một công
việc nhà nào giúp bố mẹ cả. Và một phần cũng vì bố mẹ rất thương em, chẳng bảo
em làm việc gì hết, để em có thời gian học tập, vui chơi.
Điều đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày chủ nhật nọ. Hôm đó, em đã ngủ đến tận 10
giờ trưa mới dậy vì cả tuần dậy sớm đi học. Xuống nhà, một mâm cơm ngon lành
đã được bày sẵn, và một mẩu giấy nhỏ với lời nhắn của mẹ: “Lan ơi, hôm nay bố
mẹ có việc ở cơ quan nên phải đi làm, đến chiều mẹ mới về. Con ăn cơm xong thì
dọn dẹp ngăn nắp nhé”. Thế nhưng, em chỉ đọc qua loa, rồi ngồi xuống ăn cơm.
Xong xuôi, em vội chạy lên nhà thay áo quần rồi sang nhà bạn chơi, để lại bàn ăn
lộn xộn mà không dọn dẹp. Vì em nghĩ rằng, chờ mẹ về rồi mẹ sẽ dọn dẹp mà thôi.
Chiều hôm ấy, khi em trở về nhà thì mẹ đang lúi húi dọn dẹp ở trong bếp. Đứng từ
ngoài cửa nhìn vào, em thấy rõ vẻ mệt mỏi, chán chường trên khuôn mặt mẹ. Đôi
bàn tay thoăn thoắt mọi ngày hôm nay cũng chậm chạp hơn. Chợt em cảm thấy
mình sao vô tâm quá. Mẹ đã phải làm việc vất vả suốt ngày ở cơ quan, về nhà lại
phải làm bao công việc khác. Còn em, chỉ phải đi học ở trường, về nhà thì vui chơi,
nghỉ ngơi thoải mái. Nhớ lại những suy nghĩ, hành động vô tâm của mình trước
đây, em thấy mình thật là một đứa con bất hiếu.
Vậy là trước ánh mắt ngạc nhiên của mẹ, em tiến vào bếp, cầm lấy chiếc khăn rồi
lau bàn thật cẩn thận. Tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng em thấy rõ được niềm
vui trên khuôn mặt của mẹ. Nhìn nụ cười ấy, em cố nén nước mắt và chào mẹ:
- Mẹ ơi, để con phụ mẹ nhé!
- Ừ - Mẹ trả lời bằng một giọng nói vô cùng hạnh phúc.
Từ hôm đó, cứ có thời gian là em lại giúp mẹ làm các công việc nhà như quét nhà,
phơi áo quần… Và đặc biệt là công việc rửa bát sau khi ăn cơm đã được em nhận
là của mình, không để mẹ phải làm một lần nào. Bởi em đã nhận ra được lỗi lầm
của mình, và muốn bù đắp lại cho mẹ sau những hành động vô tâm của mình.
Giờ đây, em đã là một cô bé chăm chỉ và biết quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Bây giờ,
mẹ không chỉ tự hào vì em là một học sinh giỏi, mà còn tự hào vì em là đứa con
ngoan, biết giúp đỡ gia đình. Điều đó, khiến em vô cùng hạnh phúc, và có thêm
động lực để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.