Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2)

Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn Văn 9 Kể một câu chuyện tưởng tượng
Đề bài: Truyện kể của em phần Viết được chọn để kể lại cho các bạn cùng lớp
nghe. Dựa vào bài viết, em hãy kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình.
Hướng dẫn các bước Kể một câu chuyện tưởng tượng
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian không gian nói
Xác định đề tài, người nghe, thời gian không gian nói bằng cách trả lời các câu
hỏi sau:
Người nghe ai? Họ những mong muốn gì?
Em bao nhiêu thời gian để kể chuyện, thể sử dụng các phương tiện
thuật (âm thanh, ánh sáng,...) trong quá trình kể hay không?
Nên chọn cách trình bày như thế nào cho phù hợp với đối tượng người
nghe, địa điểm thời gian kể chuyện?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Từ nội dung truyện kể sáng tạo phần Viết, tóm tắt truyện dưới dạng
đồ theo trình tự: mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.
Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh liên quan đến nhân vật
hoặc chi tiết tiêu biểu, đồ tóm tắt cốt truyện, nhạc nền, đoạn phim,...).
Bước 3: Luyện tập, trình bày
Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, giới thiệu tên của truyện,
đề tài truyện.
Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.
Lên, xuống giọng, điều chỉnh cảm xúc trong khi nói để phù họp với diễn
biến của sự kiện suy nghĩ, tình cảm, hành động của các nhân vật, giúp
người nghe dễ dàng phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật, lời đối
thoại lời độc thoại.
Nhấn mạnh sau các chi tiết miêu tả đặc sắc, các câu văn biểu cảm, lời đối
thoại, lời độc thoại.
Dự kiến câu hỏi, phản hồi của người nghe câu trả lời.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Sử dụng Bảng kiểm năng kể một câu chuyện tưởng tượng đã học phần Nói
nghe, Bài 4 để tự đánh giá lại năng kể chuyện của bản thân.
- Ghi lại những suy ngẫm của em về cách kể câu chuyện, dựa trên gợi ý sau:
1. Ba điều em đã thực hiện tốt trong hoạt động kể một câu chuyện tưởng
tượng.
2. Hai điều em cần khắc phục trong hoạt động kể một câu chuyện tưởng
tượng.
3. Một kinh nghiệm em rút ra cho bản thân.
| 1/2

Preview text:

Soạn Văn 9 Kể một câu chuyện tưởng tượng
Đề bài: Truyện kể của em ở phần Viết được chọn để kể lại cho các bạn cùng lớp
nghe. Dựa vào bài viết, em hãy kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình.
Hướng dẫn các bước Kể một câu chuyện tưởng tượng
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói
Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
● Người nghe là ai? Họ có những mong muốn gì?
● Em có bao nhiêu thời gian để kể chuyện, có thể sử dụng các phương tiện
kĩ thuật (âm thanh, ánh sáng,...) trong quá trình kể hay không?
● Nên chọn cách trình bày như thế nào cho phù hợp với đối tượng người
nghe, địa điểm và thời gian kể chuyện?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
● Từ nội dung truyện kể sáng tạo ở phần Viết, tóm tắt truyện dưới dạng sơ
đồ theo trình tự: mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.
● Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh liên quan đến nhân vật
hoặc chi tiết tiêu biểu, sơ đồ tóm tắt cốt truyện, nhạc nền, đoạn phim,...).
Bước 3: Luyện tập, trình bày
● Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, giới thiệu tên của truyện, đề tài truyện.
● Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.
● Lên, xuống giọng, điều chỉnh cảm xúc trong khi nói để phù họp với diễn
biến của sự kiện và suy nghĩ, tình cảm, hành động của các nhân vật, giúp
người nghe dễ dàng phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật, lời đối
thoại và lời độc thoại.
● Nhấn mạnh sau các chi tiết miêu tả đặc sắc, các câu văn biểu cảm, lời đối
thoại, lời độc thoại.
● Dự kiến câu hỏi, phản hồi của người nghe và câu trả lời.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng kể một câu chuyện tưởng tượng đã học ở phần Nói và
nghe, Bài 4 để tự đánh giá lại kĩ năng kể chuyện của bản thân.
- Ghi lại những suy ngẫm của em về cách kể câu chuyện, dựa trên gợi ý sau:
1. Ba điều em đã thực hiện tốt trong hoạt động kể một câu chuyện tưởng tượng.
2. Hai điều em cần khắc phục trong hoạt động kể một câu chuyện tưởng tượng.
3. Một kinh nghiệm mà em rút ra cho bản thân.