Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 9 Tập 1 trang 23 Chân trời sáng tạo
Thơ tám chữ là gì?
Yêu cầu khi làm một bài thơ tám chữ lớp 9
Gợi ý Bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc về gia đình, bạn bè, thiên nhiên
Đề bài: Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên….
Thơ tám chữ là gì?
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc
không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ
thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc (chẳng hạn
như: sông- hồng; cá-mã; giang-làng (Quê hương, Tế Hanh).
Yêu cầu khi làm một bài thơ tám chữ lớp 9
- Yêu cầu về hình thức:
● Có các dòng thơ tám chữ
● Gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ
● Sử dụng một số biện pháp tu từ
● Từ ngữ trong bài thơ thể hiện được điều người viết muốn nói.
● Có một số hình ảnh sinh động, thể hiện được chủ đề của bài thơ.
● Có độ dài tối thiểu bốn dòng thơ.
- Yêu cầu về nội dung
● Bài thơ thể hiện được cảm xúc, suy ngẫm về con người hoặc thiên nhiên
● Nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ
Gợi ý Bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc về gia đình,
bạn bè, thiên nhiên
Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. theo Hồ Chí Minh Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào theo Nguyễn Khuyến