-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Lời tiễn dặn | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Lời tiễn dặn Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Lời tiễn dặn | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Lời tiễn dặn Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình 15 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Trước khi đọc
Câu 1: Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc
(nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm,...)
Nhan đề: Tống Trân Cúc Hoa
Tác giả: truyện thơ Nôm khuyết danh
Nội dung: Chuyện kể rằng, có chàng Tống Trân vốn là con cầu tự, lên ba
tuổi thì cha mất. Tám tuổi phải dắt mẹ đi ăn xin khắp làng. Một hôm, hai
mẹ con tới một nhà giàu xin ăn. Có một người con gái tên là Cúc Hoa,
con nhà Trưởng giả, thương tình đem gạo ra cho. Cha nàng bắt gặp, bèn
bắt nàng lấy Tống Trân, sau đó từ con, bỏ rể. Nhưng Cúc Hoa đảm đang
chẳng những nuôi được mẹ chồng mà còn đi mời thầy về dạy học cho
chồng. Đến kỳ, Tống Trân lên kinh dự thi và đỗ Trạng nguyên. Vua muốn
gả công chúa cho Tống Trân nhưng chàng khước từ. Con gái vua tức giận
bèn xui cha cử Tống Trân đi sứ ở bên Tàu mười năm. Sẵn lòng tức giận,
lại được con gái xúi giục, vua bèn truyền . lệnh cử ngay Tống Trân đi sứ
sang Tàu. Tống Trân từ biệt mẹ và Cúc Hoa lên đường. Với trí thông minh
và tài khôn khéo của mình, Tống Trân đã vượt qua nhiều thử thách của
vua Tàu, giúp vua Tàu xử thành công nhiều vụ án rắc rối. Vua Tàu từ chỗ
khinh thường chuyển sang mến phục, phong cho Tống Trân lưỡng quốc
Trạng nguyên và gả công chúa cho chàng. Nhưng Tống Trân đã từ chối.
Ở trong nước, Cúc Hoa một mình nuôi mẹ chồng, chờ chồng. Được bảy
năm, thấy Tống Trân không về, gia đình Cúc Hoa bèn ép nàng lấy một
người khác có chức sắc trong làng là Đình trưởng. Cúc Hoa không nghe,
cha nàng bèn nhốt nàng lại, đánh đập tàn nhẫn, rồi tống cả mẹ Tống Trân
xuống chuồng trâu ở. Quá đau khổ và để thủ tiết với chồng, Cúc Hoa đến
núi Sơn Vị định tự tử. Thần Sơn Tính thấu rõ cảnh tình của Cúc Hoa đã
hóa phép thành con mãnh hồ đi sang nước Tàu để đưa thư Cúc Hoa cho
Tống Trân. Nhận được tin và biết rõ sự tình ở nhà, Tống Trân đem thư
trình lên vua Tàu. Vua Tàu cho chàng về nước trước kỳ hạn ba tháng. Ba
năm ở rể của Đình trưởng đã mãn hạn, cha Cúc Hoa bèn tổ chức lễ cưới
linh đình và cho rước Cúc Hoa về nhà chồng. Cúc Hoa lòng dạ rối bời vẫn
một lòng kiên trinh, vừa nấn ná đợi chồng, vừa chuẩn bị quyên sinh để
giữ trọn tình nếu đến giờ chót Tống Trân không về. Giữa lúc mọi người
đang trong cỗ tiệc thì Tống Trân xuất hiện. Đám cưới tan vỡ. Mẹ gặp con,
vợ gặp chồng, cả nhà sum họp xiết bao mừng túi. Cha mẹ Cúc Hoa bị
vạch mặt vô cùng xấu hổ và nhục nhã, còn công chúa nước Tàu bấy lâu
vẫn một dạ yêu thương Tống Trân đã xin vua cha cho sang nước Việt để
gặp chàng. Trên đường biển đến nước Việt, thuyền gặp bão lớn, công chúa
bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, được hươu nai cứu sống rồi chăm sóc, nuôi
nấng. Một hôm, Tống Trân đi săn hươu trong rừng, bắt gặp công chúa bèn
đưa công chúa về nhà. Cúc Hoa vui lòng để cho Tống Trân lấy công chúa.
Thế là Tống Trân, Cúc Hoa và công chúa nước Tàu sống bên nhau hạnh
phúc sau bao năm tháng phân cách, khổ đau, đợi chờ.
Câu 2: Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một
câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì
khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
Tình yêu Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga là một tình yêu đã thực sự gây ấn tượng. Đọc văn bản
Câu 1: Hình dung về bối cảnh câu chuyện. Cô gái về nhà chồng
Câu 2: Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái.
Từ đầu đoạn trích, liên tiếp các từ ngoảnh lại, ngoái trông, đau nhớ, ngồi
chờ, ngồi đợi,… được sử dụng dồn dập, liên tiếp đã thể hiện rõ nỗi lòng
đau khổ, nhớ thương, quyến luyến của cô gái. Điều đặc biệt là hình ảnh
cô gái lại hiện lên qua cái nhìn, tâm trạng của chàng trai giống như qua
một thước phim quay chậm đến từng chi tiết. Điều này chứng tỏ chàng
trai đã âm thầm quan sát cô gái với tất cả sự trìu mến, xót thương. Họ đã
hiểu nhau đến từng hành động và ý nghĩ.
Câu 3: Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai.
Vẻ đẹp của người con gái Thái được miêu tả bàng một nét phác hoạ chính
xác hết sức tài tình : “Xin hãy cho anh kề vóc mảnh” bởi ai đã từng tiếp
xúc với người phụ nữ Thái hẳn sẽ ấn tượng với dáng vóc mảnh mai có
phần kiêu sa của họ. Truyện thơ khác với các thể loại tự sự văn xuôi ở ưu
thế tả người, tả cảnh, tả tình, ơ phần khác của truyện thơ này có một số
dòng miêu tả vẻ đẹp của người con gái : “Ngón tay thon lá hành – Đuôi
mắt dài như mắt lá trầu xanh”.
Câu 4: Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình
cảnh của người yêu ở nhà chồng.
Chàng trai an ủi, động viên khi cô gái bị nhà chồng hành hạ, và một lần
nữa khẳng định sự chung thuỷ son sắt trong tình yêu. Để giữ lời thề
nguyền, quyết bảo vệ tình yêu và ước vọng được đoàn tụ cùng người yêu,
nàng tuy về nhà chồng nhưng cố tình phản kháng lại sự xếp đặt của số
mệnh, giả bộ ương bướng, ngớ ngẩn, vụng về để cho nhà chồng chán mình
mà đuổi về bàng những việc làm : “Rửa bát xóc cả rổ – Rửa ốc rửa từng
con”. Người phụ nữ về nhà chồng phải ăn cơm thừa canh cặn, phải làm
việc cực nhọc lại bị hành hạ, ngược đãi đủ đường. Trước phần 2 của đoạn
trích là cảnh cô gái bị nhà chồng đánh ngã lăn quay bên cối gạo. Đoạn đầu
của phần 2 miêu tả những hành động, cử chỉ ân cần, chăm sóc, lo lắng
thuốc thang của chàng trai dành cho cô gái. Lời nói của chàng thật dịu
dàng, chan chứa xót thương.
Câu 5: Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?
Kết thúc truyện thơ Tiễn dặn người yêu là một kết thúc có hậu theo truyền
thống của vân học dân gian : ước mơ thành sự thật. Hai người đoàn tụ,
làm lại cuộc đời trong tĩnh yêu bất diệt. Chàng trai đã giũ đúng lời nguyện
ước của mình “Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa
về già”. Con người đã vượt lên trên số phận khắc nghiệt bởi những hành
động tích cực đáng trân trọng, bởi lòng chung thuỷ, sự cao thượng và sức
mạnh tình yêu chân chính. Sau khi đọc
Câu 1: Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt
được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
Bối cảnh của câu chuyện là lời tiễn biệt của chàng trai với người con gái
mình yêu đi lấy chồng. Tâm trạng buồn không nỡ rời xa, lưu luyến không
muốn rời của người con trai. Bối cảnh của câu chuyện thật éo le, khi hai
người yêu nhau mà không đến được với nhau. Chàng trai tuyệt vọng, khi
phải rời xa người mình yêu. Và càng éo le hơn khi chàng trai chứng kiến
người con gái bị chồng đánh đập, câu chuyện thật bi thương, khi đẩy cả
hai nhân vật vào hoàn cảnh như vậy.
Câu 2: Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết
bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
Lời kể trong đoạn trích là lời của: người con trai.
So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi thì lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ là
sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Thơ nhưng lại đan
xen câu truyện, đây là một điểm đặc biệt và nổi trội khi tác giả đã viết tác
phẩm theo phong cách truyện thơ, thơ mà lại có cả câu truyện đan xen ở
trong đó. Lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ sự kết hợp của thơ và truyện, câu
chuyện trở nên sinh động và cuốn hút trước những tình tiết diễn biến của
câu chuyện. Đây là đặc điểm nổi bật của truyện thơ, khi thành công kết
hợp được cả hai yếu tố trong cùng một tác phẩm.
Câu 3: Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và
cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiến dặn 1.
Qua đoạn thơ 1 của đoạn văn lời tiễn dặn 1, ta có thể nhận thấy tâm trạng
của cô gái trên đường về nhà chồng là đau lòng, hoài niệm và lo lắng. Cô
gái không chỉ đau lòng vì sự chia ly với người yêu mà còn lo lắng về cuộc
sống mới, đồng thời cô gái cũng nhớ về những kỷ niệm buồn và vui cùng
người yêu đã trải qua. Điều này được thể hiện qua câu thơ như:
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Trong lời tiễn dặn, cô gái thể hiện tâm trạng của mình bằng cách nhắc nhở
người yêu về những điều cần phải làm khi ở nơi xa, cùng lời chúc người
yêu luôn vui vẻ, may mắn và bình an. Điều này cho thấy cô gái vẫn muốn
yêu thương và quan tâm đến người yêu của mình mặc dù đã phải chia xa.
Câu 4: Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những
đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
Hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm:
+ Xót xa khi tiễn biệt người yêu đi lấy chồng,
+ Lưu luyến không nỡ rời xa người yêu.
+ Tuyệt vọng khi không còn người yêu
==> Thể hiện tình yêu và sự chung thủy của chàng trai đối với cô gái.
+ Khi chứng kiến người mình yêu bị đánh đập, chàng trai xót thương cô gái.
+ Điểm sáng của tác phẩm là khi chàng trai thể hiện ý chí quyết tâm đưa
cô gái trở về bên cạnh mình.
=> Chàng trai hiện lên với những đặc điểm là một người con trai tốt, yêu
thương hết lòng và xót xa, thương cảm trước tình cảnh của cô gái.
Xúc động nhất là khi chàng trai quyết tâm đưa cô gái trở về đoàn tụ với
mình. Bởi lẽ, đó là khi chàng trai thể hiện tình yêu thương vô bờ của mình
dành cho cô gái, không còn chấp nhận số phận là cô gái đi lấy chồng nữa
mà quyết tâm đưa cô về khi cô bị chồng đánh đập. Đỉnh cao của tình yêu
dành cho cô gái, bởi khi đó cô gái vô cùng khổ cực nên quyết định của
chàng trai quả là một quyết định đúng đắn và cũng làm cho cô gái cảm
nhận rõ hơn về tình cảm chàng trai dành cho mình.
Câu 5: So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời
thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
"Lời thề nguyền" trong bài lời tiễn dặn là một cam kết, một hứa hẹn và
đồng thời cũng là một lời hứa nhằm đảm bảo rằng người được tiễn dặn sẽ
giữ lời và tránh xa những điều không tốt. Trong bài thơ, "lời thề nguyền"
được sử dụng để thể hiện tình cảm đau đớn của người gửi gắm cho người
nhận và đồng thời cũng là một cách để giữ gìn mối quan hệ.
Trong đoạn thơ, câu "Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại, được
dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi" là lời thề nguyền. Bằng cách
này, người gửi đang cố gắng thuyết phục người nhận thực hiện điều họ đã
hứa. Tuy nhiên, nó cũng là một lời cảnh báo, thể hiện rằng nếu người nhận
không giữ lời, họ sẽ gây tổn thương và mất đi sự tín nhiệm của người gửi.
Vì vậy, lời thề nguyền trong bài Lời tiễn dặn không chỉ là một cam kết mà
còn là một cách để thể hiện tình cảm và giữ gìn mối quan hệ, đồng thời
cũng là một cảnh báo để đảm bảo sự tin tưởng và tôn trọng giữa hai bên.
Câu 6: Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn
dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái
thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của
những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của
thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc
điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh
điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
Câu 7: Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bài dân tộc Thái - chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Không gian núi rừng bình dị, quen thuộc của đồng bào Thái được miêu tả
trực tiếp như một tấm phông rộng lớn cùng chia sẻ, đồng cảm với lòng người.
Trong thơ ca dân gian của người Thái, người Mông hay nhắc đến cái chết.
Đó là một thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện ý chí quyết bảo vệ tình yêu
đến cùng. Cái chết là giới hạn cuối cùng của thử thách, nhưng “cái chết”
cũng chỉ là cách biểu hiện quyết tâm (thực chất người trong cuộc không
nghĩ đến cái chết và quả thực trong truyện này hai người đã quyết sống
một cách mạnh mẽ và họ đã tìm lại được tình yêu).
Kết nối Đọc - Viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn
bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc. Bài làm
Tiễn dặn người yêu là một trong những truyện thơ tiêu biểu và đặc sắc
trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số, được bổ sung qua
nhiều thế hệ người Thái. Người Thái coi đây là cuốn sách quý nhất trong
mọi cuốn sách quý vì nó thể hiện rõ nét cuộc sống và tâm hồn Thái. Mở
đầu đoạn trích, chàng trai đã âu yếm gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”,
“anh yêu em”. Cách xưng hô, cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho
lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. Vẻ
đẹp của người con gái Thái được miêu tả bàng một nét phác hoạ chính
xác hết sức tài tình : “Xin hãy cho anh kề vóc mảnh” bởi ai đã từng tiếp
xúc với người phụ nữ Thái hẳn sẽ ấn tượng với dáng vóc mảnh mai có
phần kiêu sa của họ. Truyện thơ khác với các thể loại tự sự văn xuôi ở ưu
thế tả người, tả cảnh, tả tình, ơ phần khác của truyện thơ này có một số
dòng miêu tả vẻ đẹp của người con gái : “Ngón tay thon lá hành – Đuôi
mắt dài như mắt lá trầu xanh”.Chính đoạn thơ này đã trở thành điểm nhấn
và là cảm hứng tạo nên đầu đề của truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Vì chỉ
ở thời điểm này, tình yêu mới bộc lộ được hết sắc độ của nó, với yêu
thương, đớn đau, tuyệt vọng và quyết tâm không gì lay chuyển.
-------------------------------