Soạn bài: Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Soạn bài: Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Văn bản thông tin (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 8: Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại 1. Chuẩn bị
Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy chuẩn bị những hiểu biết của
em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt. Gợi ý:
- Ý kiến của cá nhân: Rồi/Chưa
- Nguyên nhân xảy ra lũ lụt: Do nước biển dâng làm tràn ngập nước vùng ven biển.
- Tác hại của lũ lụt: Làm ngập nhà cửa, đường xá, ruộng đồng; Gây nguy hiểm
đến tính mạng con người… 2. Đọc hiểu
Câu 1. Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?
Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản.
Câu 2. Trong phần Lũ lụt là gì?, thông tin được trình bày theo cách nào?
Trong phần Lũ lụt là gì? thông tin được trình bày theo cách phân loại đối tượng.
Câu 3. Có những loại lũ nào?
Lũ ống, lũ quét, lũ sông
Câu 4. Bức ảnh là minh họa cho hiện tượng gì?
Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt
Câu 5. Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in nghiêng?
Các đề mục in nghiêng là ý nhỏ chứng minh cho đề mục in đậm.
Câu 6. Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?
Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo phân loại đối tượng.
3. Trả lời câu hỏi 1
Câu 1. Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại.
Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho
các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ. - Bố cục gồm 3 phần:
⚫ Phần 1. Từ đầu đến “vào khu dân cư”: Lũ lụt là gì?
⚫ Phần 2. Tiếp theo đến “nên nhiều thiên tai”: Nguyên nhân gây ra lũ lụt.
⚫ Phần 3. Còn lại: Tác hại của lũ lụt. - Đánh số thứ tự: (1) Lũ lụt là gì?
(2) Nguyên nhân gây ra lũ lụt
(3) Tác hại của lũ lụt
Câu 2. Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin
trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.
- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo:
⚫ Qua hệ nguyên nhân - kết quả: Đi từ giải thích hiện tượng lũ lụt đến nguyên
nhân gây ra lũ lụt và cuối cùng là tác hại của lũ lụt.
⚫ Phân loại đối tượng: Các loại lũ lụt, nguyên nhân và tác hại của lũ lụt
- Tác dụng: Giúp người đọc nắm được các thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Câu 3. Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác
hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?
Cách nội dung trình bày trong văn bản đã nêu rõ khái niệm, nguyên nhân và tác
hại của lũ lụt, giúp người đọc nắm được nội các thông tin một cách rõ ràng, chính xác và dễ nhớ.
Câu 4. Nêu nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này. 2
Tác giả đã giải thích khái niệm của từng thành tố “lũ” và “lụt”, sau đó kết luận
lại khái niệm “lũ lụt”. Nhờ vậy, người đọc có thể hiểu được một cách cụ thể,
chính xác hơn về khái niệm này.
Câu 5. Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng
và trên thế giới nói chung? Bản thân em cần biết thêm thông tin gì về lũ lụt?
- Lũ lụt là một trong những thiên tai xảy ra khá thường xuyên ở nước ta nói
riêng cũng như trên thế giới nói chung. Mỗi cơn lũ đi qua phá hoại của cải của
con người như nhà cửa, xe cộ, đồng ruộng, vật nuôi,... Không chỉ vậy, lũ lụt kéo
dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như sản xuất nông nghiệp, hạn chế các
hoạt động đi lại hay phát triển du lịch. Từ đó, cuộc sống của con người cũng sẽ
bị ảnh hưởng, ví dụ như thiếu lương thực, nước uống. Đặc biệt, lũ lụt còn khiến
nhiều người bị mất tích, thương vong. Bên cạnh đó, lũ lụt kéo theo những chất
thải, rác thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu dân cư, khu đổ rác gây ra nguy cơ ô
nhiễm trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Từ đó làm con người dễ bị nhiễm
virus, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,...
- Một số thông tin mà em cần biết thêm thông tin: cách phòng, tránh lũ lụt, biện
pháp khắc phục hậu quả của lũ lụt,...
Câu 6. Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ
sung (kênh chữ hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.
Học sinh có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau. 3