Soạn bài Mộng đắc thái liên | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Mộng đắc thái liên Kết nối tri thức được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Văn 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 Kết nối
Đề tài, cảm hứng sáng tác Bài làm Đề tài: hoa sen
Cảm hứng sáng tác: sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy
hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long. Có sách nói rằng "cô
hàng xóm" trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi
như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi "Cần Chánh Điện
Học Sĩ Nguyễn Hầu". Bài Mộng Đắc Thái Liên của Thi hào Nguyễn Du
(Tập Nam Trung Tạp Ngâm bài thứ 80 đến 84) gồm có năm đoạn. Ðặc
biệt, khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác
giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe
tiếng cười nói của cô ấy.
Câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 Kết nối
Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng Bài làm
Thể thơ ngũ ngôn được hiểu là một thể loại trong thơ Đường luật (xét về
mặt số tiếng trong một dòng thơ). Đó là những bài thơ một câu có 5 tiếng
(ngũ ngôn), trong bài thơ có 4 câu (tứ tuyệt hay tuyệt cú) hoặc 8 câu (bát
cú) hoặc 10 câu trở lên (bài luật) làm theo luật thơ Đường luật. Tính theo
số câu trong bài thì thể thơ ngũ ngôn có ba dạng cơ bản:
1.1. Thơ ngũ luật [五律] là loại thơ gồm 8 câu (bát cú), mỗi câu có 5 tiếng
(ngũ ngôn) được làm theo quy định chặt chẽ của luật thơ Đường luật; cho
nên còn gọi là ngũ ngôn luật thi. Thơ ngũ luật giống như bài thơ thất ngôn
bát cú Đường luật bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn năm tiếng sau. Về niêm,
luật, vần, đối và kết cấu thì vẫn như bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Về luật thơ (thi luật [詩律]): căn cứ vào chữ thứ nhất, chữ thứ nhì của
dòng đầu tiên để xác định luật bằng, trắc; chữ thứ hai và thứ tư phải đối
nhau (nhị, tứ phân minh [二四分明]).
Về đối[對]: các phép đối, dù ở dạng nào cũng đều phải hội tụ 3 đặc điểm:
1). Đối ý: có hai cách cơ bản là tương phản và tương đồng. 2). Đối thanh:
chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2,4,5 nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc.
3). Đối từ: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối
với tính từ; số từ đối với số từ, hư từ đối với hư từ; từ ghép đối với từ
ghép, từ láy đối với từ láy; danh từ riêng đối với danh từ riêng; cụm từ đối
với cụm từ… Nếu không đảm bảo quy định trên gọi là thất luật [失律].
Về niêm [黏]: để đảm bảo được sự hài hòa về thanh bằng, thanh trắc giữa
các câu thơ trong phạm vi cả bài (chiều dọc) thì các câu 1 và 8, câu 2 và
3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 phải niêm với nhau (nghĩa là các cặp câu phải
cùng là thanh bằng hoặc thanh trắc). Khi các câu trong bài không theo lệ
đã định gọi là thất niêm [失黏].
Về vần (vận [韻]: có hai loại: chính vận [正韻] (vần gồm những chữ có
âm giống nhau chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng); thông vận [通韻] (vần
gồm những chữ có âm tương tự nhau). Gieo vần sai hẳn, không hiệp nhau
gọi là lạc vận [落韻]; nếu vần gieo gượng, không được hiệp lắm thì gọi là cưỡng áp [強押].
Về kết cấu [結句]: có ba mô hình cơ bản về bố cục của một bài thơ ngũ
luật như sau: 1. Mô hình phổ biến nhất là 2/2/2/2: khởi - thừa - chuyển -
hợp [起承轉合] (hay đề - thực - luận - kết [題實論結]). 2. Mô hình
4/4:tiền giải, hậu giải [前解,後解]. 3. Mô hình 2/4/2.
Căn cứ vào số câu được gieo vần, ngũ luật chia làm hai loại: loại năm vần
và loại bốn vần. Ngũ luật bốn vần là những bài thơ làm theo luật Đường
thi có 8 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần (bằng hoặc trắc) ở các câu 2,4,6,8
(trốn vần ở câu 1). Ngũ luật năm vần là những bài thơ làm theo luật Đường
thi có 8 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần (bằng hoặc trắc) ở các câu 1, 2, 4,
6, 8. Căn cứ vào vần được gieo là vần bằng hay vần trắc, cũng chia ra làm
các tiểu loại: loại vần bằng; loại vần trắc.
Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm
Câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 Kết nối
Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo. Bài làm
“Mộng đắc thái liên” có thể xem là một giấc mộng đẹp hiếm hoi trong thơ
Nguyễn Du. Nhưng nó mới huyền ảo và ngắn ngủi làm sao. Nhà thơ có
hẹn với cô láng giềng đi hái sen sáng sớm. Giữa lai láng nước Hồ Tây,
trên chiếc thuyền con, nhân vật trữ tình hồi hộp chờ cô láng giềng. Thể
thơ năm chữ với những câu thơ ngắn tựa như giấc mơ kia cũng ngắn ngủi,
bất định. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài thêm giấc
mơ. Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố
gắng níu kéo của thi nhân. Gần đạt đến mức tuyệt đối thanh bằng, đôi câu
thơ dẫn dắt hồn thơ qua điệp trùng những vang ngân không cùng. Nhờ đó
giấc chiêm bao thêm thanh và thêm nhẹ, lan toả mênh mang
Câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 Kết nối
Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ. Bài làm
Bài thứ nhất tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn
quần cánh bướm/ Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/
Thái liên trạo tiểu đình).
Đấy là tả người đi hái sen, chèo chiếc thuyền nhỏ mà lướt nhẹ trên mặt
hồ, luồn qua những hoa sen và lá sen. Nhưng ai là người Xắn gọn quần
cánh bướm ở đây? Chắc là những cô gái trẻ, con nhà tử tế quanh hồ mà
tác giả quan sát thấy. Có nữ tú, ắt có cả nam thanh, trong đó có thi sĩ đa tình đa cảm Tố Như…
Hai câu tiếp theo tả nước hồ đầy lai láng và xanh trong, in rõ bóng người
hái sen. Mấy nét chấm phá về cảnh và người hái sen Tây Hồ trong một
ngày đẹp trời, bình yên, thơ mộng. Có cảnh và có người trong cảnh, nhưng
tả người mới chỉ ở vài điểm nhấn, ví như Giáp điệp quần, tức quần lụa
mỏng, tựa như cánh bướm phất phơ và hình người hái sen in dưới mặt
nước hồ trong, thanh thoát.
Bài thứ hai, tả cụ thể công việc hái sen, đương nhiên có cả mục đích của
việc hái sen nữa. Hái hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều bỏ
lên thuyền. Thế thôi, chưa có gì đặc biệt. Những người dân ven Hồ Tây,
nhiều gia đình lấy việc hái sen (cả hoa và gương) làm kế sinh nhai. Nhưng
cũng có những người khá giả, lại lấy việc hái sen chủ yếu để tiêu khiển,
như một thú chơi tao nhã. Với tác giả bài thơ này, thì Hoa để tặng người
mình sợ /Gương để tặng người mình thương (Hoa dĩ tặng sở úy/ Thục dĩ
tặng sở liên). Hai câu sau thấy chứa nhiều uẩn khúc trong tình ý. Hoa sen
trắng hay hoa sen hồng, đều đẹp. Hương sen thơm nhẹ, tinh khiết. Đó là
một loài hoa quý xưa nay, còn có cái tên rất đẹp là hoa phù dung. Hoa ấy
hái về dùng để tặng người mình yêu quý, trân trọng, còn để cắm vào bình
hoa trong nhà mình để thưởng lãm, hoặc dâng lên bàn thờ tiên tổ, ấy là lẽ thường.
Bài thứ ba, cũng tả cảnh hái sen, nhưng mà ở một chi tiết khác. Thi sĩ sáng
nay đi hái sen, vốn đã có hẹn với một cô nàng hàng xóm nào đó, chắc là
xinh đẹp trẻ trung. Hẹn rồi đấy, nhưng mà không biết bóng giai nhân ấy
đã đến chưa (bất tri lai bất tri)? Chưa thấy người đẹp hiển hiện trước mắt,
nhưng cách hoa nghe cười nói (cách hoa văn tiếu ngữ), thì hình như đã
thấy xốn xang trong dạ rồi. Sen tốt tươi, bạt ngàn bông thắm lá xanh, chưa
nhìn thấy người hái sen, nhưng tiếng cười nói vui vẻ của người hái sen lẫn
trong những bông thắm lá xanh, thật tuyệt. Chỉ tả tiếng cười nói của những
người hái sen thôi, đã thấy rõ cái đẹp hòa trong cái đẹp, thiên nhiên và
con người đằm thắm trữ tình, sinh động, thanh thoát…
Hai bài thơ còn lại của liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác
giả. Hoa sen ai cũng ưa/ Cuống sen chẳng ai thích (Cộng tri liên liên hoa/
Thùy giả liên liên cấn), cũng là sự thường tình ở đời. Hoa sen để thưởng
lãm, còn như thân cây sen, mấy ai dùng làm gì, thường bỏ đi. Nhưng có
một sự thật là thân cây sen có những sợi tơ bền / Vấn vương không dứt
được. Nghĩa là thân cây sen vẫn có giá trị sử dụng riêng, người đời ít biết,
nên thường coi rẻ. Nghĩa là hoa có giá trị của hoa, gương sen có giá trị
của gương, lá sen có giá trị của lá, còn thân cây sen vẫn có giá trị của
thân…Ví như ở đời, cao thấp khác nhau, nhưng ai cũng có giá trị của riêng
mình, đóng góp của riêng mình, chớ nên xem thường, chớ nên có thái độ
“Hạ mục vô nhân”. Phải chăng, Nguyễn Du muốn mượn ý này, để bàn về
quan niệm nhân sinh, để cảnh tỉnh người đời?
Bài cuối cùng, lại nêu một ý tưởng khác, cũng xoay quanh hình ảnh sen
và công việc hái sen. Lá sen màu xanh xanh / Hoa sen dáng xinh xinh,
điều ấy ai cũng biết cả rồi. Nhưng mà Hái sen chớ đụng ngó / Năm sau
hoa chẳng sinh (Thái chi vật thương ngẫu/ Minh niên bất phục sinh), thì
đó lại là lời nhắc nhở ân cần của tác giả. Ngó sen là biểu tượng của sự sinh
sôi, biểu tượng của tương lai, phải biết trân trọng, giữ gìn. Đấy chính là
minh triết của vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện tinh thần nhân văn của bậc
trí giả và tâm hồn nhân hậu của thi nhân…
----------------------------------