Soạn bài Mùa xuân chín Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT
Soạn bài Mùa xuân chín Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT là tài liệu được biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thể hiểu thêm về văn bản này, có bài soạn mẫu tham khảo văn 10 cũng như phần đáp án, giải thích chi tiết
Chủ đề: Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Mùa xuân chín
Câu 1 trang 52 Ngữ Văn 10 tập 1 Sách KNTT
Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có
thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?
Hướng dẫn trả lời
- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín có thể hiểu được cấu tạo theo 2 cách:
Cách 1: Danh từ “Mùa xuân” + tính từ “chín”: chỉ trạng thái của mùa xuân đang
vào độ đẹp nhất, thơ mộng nhất, tròn đầy nhất.
Cách 2: Danh từ “Mùa xuân” + động từ “chín”: giúp người đọc hình dung ra mùa
xuân đang tự mình vận động, phát triển một cách căng mọng, đẹp đẽ nhất.
Câu 2 trang 52 Ngữ Văn 10 tập 1 Sách KNTT
Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Hướng dẫn trả lời
Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ:
làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
Câu 3 trang 52 Ngữ Văn 10 tập 1 Sách KNTT
Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý?
Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với
tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang. Những từ ngữ, hình
ảnh này làm cho thiên nhiên như có hồn hơn, sinh động hơn, giúp người đọc dễ
dành hình dung ra bức tranh thiên nhiên mùa thu hơn. Từ láy “lấm tấm” giúp ta
hình dung ra những mái nhà tranh vàng thấp thoáng sau làn sương đang mờ dần đi
vô cùng thơ mộng; từ láy sột soạt đã làm cho làn gió xuân của Hàn Mặc Tử mang
đặc trưng riêng vô cùng ấn tượng, cái nắng xuân tuy khong gắt nhưng cũng đủ để bao phủ cả đất trời.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân: cảnh xuân lạ và mới,
nhiều màu sắc, sinh động, sôi nổi, rực rỡ. Mùa xuân chín là mùa xuân vào độ đẹp
nhất cũng như vẻ đẹp xuân xanh của người con gái đang lúc căng tràn sức sống nhất.
Câu 5 trang 52 Ngữ Văn 10 tập 1 Sách KNTT
Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với
nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
Hướng dẫn trả lời
Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh: Bao cô thôn nữ hát trên
đồi, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Khách xa,
gặp lúc mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: Khách xa.
Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình: bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Hình ảnh một cô gái gánh thóc bên bờ sông.