Soạn bài Nắng đã hanh rồi - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Tài liệu Soạn văn 10: Nắng đã hanh rồi, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài. Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 10: Nắng đã hanh rồi
Câu 1. Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả, quan sát ở thời điểm nào? Chỉ
ra những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó?
- Thiên nhiên được miêu tả, quan sát ở thời điểm một ngày mùa đông, trời nắng hanh.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó: Nắng đã vàng hanh như phấn bay;
Nắng lên khói ủ mộng yên lành; Nắng chiều ngả bóng thông in đất; Xuân sắp sang rồi, xuân sắp sang.
Câu 2. Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng như thế nào trong
việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Bài thơ là lời của “anh” nói với “em”. Điều đó góp phần diễn tả nỗi niềm nhớ
nhung, mong chờ của chủ thể trữ tình.
Câu 3. Nhận xét cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
Vần chân (Tiếng cuối cùng của câu 1, 2 và 4): bay - gày - hay, tranh -
lành - cành, không - thông - mong, qua - qua - xa.
Tác dụng: Góp phần tạo ra âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ.
Câu 4. Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ,
hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.
- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên trong ngày nắng hanh.
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi mong nhớ, chờ đợi được khơi gợi qua vẻ đẹp thiên nhiên. - Phân tích:
“Nắng hanh”: Cái nắng của mùa đông, vừa lạnh lẽo, vừa hanh khô.
“Tiếng sếu vọng sông gày”: Âm thanh vang vọng, khắc khoải báo hiệu mùa đông đã về.
“Em ở xa nhà, em có hay”/ “Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mang”: Sự xa cách
của anh và em, nỗi nhớ da diết mong mỏi gặp gỡ...