Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết trang 29 | Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo tập 2
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7 trang 29 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Chủ đề: Bài 7: Trí tuệ dân gian (CTST)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết trang 29
A. Chuẩn bị đọc Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7
Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? Trả lời:
Thiên nhiên đem đến cho con người rất nhiều thứ:
Mặt tích cực: thiên nhiên cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng
sản, đem đến rất nhiều thức ăn và cá công cụ cho cuộc sống, lao động sản xuất...
Mặt tiêu cực: thiên nhiên cũng tàn phá cuộc sống con người băng các loại thiên
tai như bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đát...
B. Trải nghiệm cùng văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7
Suy luận trang 30 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6 Trả lời:
Tác giả dân gian muốn nói về độ dài của ngày và đêm qua các mùa trong năm:
Mùa hè (tháng 5) ngày dài hơn đêm
Mùa đông (tháng 19) đêm dài hơn ngày
C. Suy ngẫm và phản hồi Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7
Câu 1 trang 30 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ? Trả lời:
Các dấu hiệu giúp nhận biết các câu trong văn bản là tục ngữ:
Các câu đều rất ngắn gọn (không qúa 16 chữ)
Có nhịp điệu, ngắt nghỉ nhịp nhàng (chia thành 2 vế cân đối với nhau về số từ và hình ảnh)
Có sử dụng vần để tạo sự nhịp nhàng trong câu
Câu có 2 đến 3 vế, các vế đối xứng về hình thức (số từ) và nội dung
Thường có nhiều nghĩa nhờ sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ
Câu 2 trang 30 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Trả lời:
Các câu tục ngữ trên đều nói về những kinh nghiệm của cha ông về cách xem, dự
báo thời tiết qua các biểu hiện thường thấy
Câu 3 trang 30 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2, 4, 6 vào bảng sau (làm vào vở): Câu Số chữ Số dòng Số vế 1. 8 1 2 2. 4. 6. Trả lời: Câu Số chữ Số dòng Số vế 1. 8 1 2 2. 8 1 2 4. 13 1 3 6. 14 2 2
Câu 4 trang 30 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây (làm vào vở): Câu Cặp vần Loại vần 1 trưa - mưa vần cách 2 3 4 5 6 Trả lời: Câu Cặp vần Loại vần 1 trưa - mưa vần cách 2 hạn - tán 3 may - bay 4 đài - hai 5 mưa - vừa năm - nằm 6 mười - cười sáng - tháng
Câu 5 trang 31 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại? Trả lời:
Về hình thức, câu tục ngữ số 5 khác với các câu còn lại là: câu tuc ngữ số 5 được
viết dưới dạng một câu thơ lục bát (gồm 1 câu 6 và 1 câu 8)
Câu 6 trang 31 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống? Trả lời:
Câu tục ngữ giúp con người dựa vào những đặc điểm của thiên nhiên theo từng
thời điểm, mà dự đoán được những hiện tượng sắp xảy ra. Từ đó có kế hoạch, sắp
xếp công việc cho hợp lí. Trong xã hội ngày xưa, khi máy móc chưa thực sự phát
triển, thì những câu tục ngữ này có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
công cuộc lao động sản xuất.
D. Nội dung bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7
1. Trời nắng chóng mưa, trời trưa chóng tối.
2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
3. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
4. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân. 5. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 6. Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.
-------------------------------------------------