Soạn bài Ôn tập cuối học kì I - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập cuối học kì, sẽ rất hữu ích và cần thiết khi tìm hiểu môn học Ngữ văn. Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiêt dưới đây để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Chủ đề: Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 10: Ôn tập cuối học kì I
Câu 1. Kẻ vào vở hai cột A và B theo mẫu dưới dây, sau đó nối tên thể loại ở
cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các
đường nối giữa hai cột A và B.
Thần thoại: có cốt truyện đơn giản, nhân vật đã tạo ra thế giới và con người.
Sử thi: có cốt truyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu, nhân vật là hiện thân của cộng đồng.
Thơ: không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc
Văn bản thông tin tổng hợp: có thể lồng ghép yếu tố tự sự, miêu tả, biểu
cảm; thường kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Chèo cổ, tuồng cổ: có nhân vật, cốt truyện, không có người kể chuyện
Câu 2. Nếu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể
loại dưới đây(có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng): a. Thần thoại b. Sử thi c. Chèo (hoặc tuồng)
d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...) e. Thơ Gợi ý: a. Thần thoại Thần thoại là gì?
Nhân vật, cốt truyện, thời gian và không gian. b. Sử thi
Nhân vật, cốt truyện, thời gian và không gian.
Thái độ, tình cảm của người kể chuyện. c. Chèo (hoặc tuồng)
Đề tài, tích truyện, lời thoại
Phương thức lưu truyền. d. Văn bản thông tin
Các loại văn bản thông tin.
Mục đích của văn bản. Tính chính xác… e. Thơ
Thể thơ, hình ảnh, nhịp điệu.
Cảm xúc của nhân vật trữ tình…
Câu 3. Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;
- Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Gợi ý:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi:
Mtao Mxây ganh ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò
la thông tin, khi biết được Đăm Săn đi vắng liền cải trang thành khách đến nhà
Đăm Săn, khi trở về nghĩ ra lý do là để quên con dao và bảo Hơ Nhị mang hộ ra
ngoài để bắt cóc nàng. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem
quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút bài
học từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp cẩn thận, cầm khiên phòng thủ,
không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn dọa phá nhà, hắn mới dám ra giao chiến.
Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể
sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi lao đâm vào đùi, vào bụng nhưng do
hắn mặc áo giáo nên không sao. Cuộc chiến diễn ra không phân thắng thua.
Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Chàng
liền làm theo. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Áo giáp
rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù
trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết
phải trừng trị kẻ ác - kẻ đã cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến
thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.
- Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm:
Tranh Đông Hồ là nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Từ những hình
ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam, các tác giả đã vẽ nên những bức
tranh ngộ nghĩnh, tràn đầy sức sống. Giấy in tranh được gọi là giấy điệp: vỏ con
sò được nghiền nát, trộn với hồ, rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.
Màu sắc là màu tự nhiên lấy từ cây cổ. Công đoạn chế tác khéo léo từ chọn đề
tài, phác họa, in tranh. Tranh Đông Hồ được sử dụng rất rộng rãi trong ngày Tết
và thời gian thịnh nhất là cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX.
Hiện nay tranh Đông Hồ đang dần bị mai một nhưng vẫn còn những nghệ nhân,
dòng họ vẫn còn tâm huyết với nghề.
Câu 4. Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một
số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể
mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học?
Tình huống được xây dựng khá thú vị, khơi gợi trí tò mò của người đọc, người
nghe: Các loài vật bị thiếu các bộ phận, cần được hoàn thiện.
Câu 5. Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê
(sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy? - Giống nhau: Là nhân vật sử thi
Là những người anh hùng đại diện cho cộng đồng.
Lập được những chiến công vĩ đại.
- Sự giống nhau: Đặc điểm chung về nhân vật trong sử thi.
Câu 6. Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả
nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của
Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?
- Việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời không làm mờ đi tính
cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản.
- Nguyên nhân: Việc khắc họa vẻ đẹp, quyền năng của Nữ thần Mặt Trời càng
khiến cho hành động của Đăm Săn trở nên vĩ đại.
Câu 7. Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ. - Giống nhau:
Đề tài lấy trong cuộc sống đời thường
Nhân vật gồm các kiểu như kép, đào, mụ lão, có tính cách nhất quán, mang tính ước lệ. - Khác nhau:
Chèo: Giáo dục, ứng xử giữa người với người, theo triết lý dân gian hoặc
tư tưởng Nho giáo; Nhân vật không xưng danh, nghề nghiệp
Tuồng: Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn, phê phán các
hạng người trong xã hội; Nhân vật xưng danh…
Câu 8. Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên
chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa Đề Hầu,
Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
Câu 9. Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn
bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi –
nét văn hoá sông nước miền Tây.
Câu 10. Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản
thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn
đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.
Câu 11. Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:
Thân em vừa trắng lại bìa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
Câu 12. Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm
khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân
tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
Câu 13. Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho
hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc
sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.
Câu 14. Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có
giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.