-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Bài 4: Văn bản thông tin 15 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Chủ đề: Bài 4: Văn bản thông tin 15 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Nội dung ôn tập
Câu 1. Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng
hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Bài làm
STT Kiểu văn bản
Các bài đọc hiểu Sóng Lời tiễn dặn 1 Thơ Tôi yêu em Nỗi niềm tương tư
Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp Trao duyên 2 Thơ văn Nguyễn Du Đọc Tiểu Thanh kí
Anh hùng tiếng đã gọi rằng Chí Phèo 3 Truyện Chữ người tử tù Tấm lòng người mẹ
Phải coi luật pháp như khi trời để thở 4 Văn bản thông tin
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
Câu 2. Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc
truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm và truyện ngắn hiện đại trong sách Ngữ văn 11, tập một. Bài làm
Truyện thơ dân gian có văn bản( trích từ tác phẩm Xống chụ xon xao (Tiễn
dặn người yêu) - truyện thơ dân tộc Thái. Truyện thơ dân gian mang các
đặc điểm của văn học dân gian: sáng tác tập thể, phương thức lưu truyền
chủ yếu bằng con đường truyền miệng, mang tính nguyên hợp. Cũng như
nhiều tác phẩm tự sự bằng thơ, truyện thơ dân gian có sự kết hợp giữa tự
sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). Cốt truyện của truyện thơ dân
gian thường gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) - Đoàn tụ.
Nhân vật của truyện thơ dân gian thường được phân theo loại (tốt – xấu,
thiện ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành
động, lời nói) và qua tâm trạng. – Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian
đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu và các biện pháp tu từ.
Truyện thơ Nôm có Truyện Kiều (Nguyễn Du). Truyện thơ được viết bằng
chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ
Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm vừa có thể phản
ánh cuộc sống qua hệ thống nhân vật, qua một cốt truyện với hệ thống
những biến cố, sự kiện, vừa có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của
nhân vật, của tác giả. Nhân vật truyện thơ Nôm thường được phân theo
loại chính diện và phản điện, tương ứng với chính và tà, thiện và ác, tốt và xấu.
Truyện hiện đại có các tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân), Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan), văn bản Tấm lòng
người mẹ (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) của Vich-to Huy-gô (Victor Hugo).
Khi học tác phẩm truyện, các em cần chú ý: việc đọc hiểu nội dung và
hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Muốn thế, cần đọc
trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm, cách đọc của thể loại. Có thể đặt ra
câu hỏi: Truyện thơ Nôm và truyện thơ dân gian có gì giống nhau và khác
nhau? Cách đọc truyện ngắn hiện đại có gì khác truyện ki? Đọc đoạn trích
từ một tác phẩm có dung lượng lớn, cần chú ý những gì?
Câu 3. Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của các văn bản thơ, truyện thơ dân
gian và truyện thơ Nôm được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Bài làm
Tên tác Đề tài Tư tưởng phẩm Tình
Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt Sóng yêu đôi của tình yêu. lứa Tình Lời tiễn
Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu đôi dặn yêu thương. lứa
Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình Tình Tôi yêu
nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ yêu đôi em
về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất lứa
là tình yêu đơn phương. Tình
Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với
Nỗi niềm yêu đôi những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê tương tư lứa
và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.
Câu 4. Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ
văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được
những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du? Bài làm
Nội dung chính của bài 2 là các tác phẩm thơ văn của đại thi hào Nguyễn
Du. Các tác phẩm như Truyện Kiều, Tiểu Thanh kí. Qua các tác phẩm,
tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời
phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ
trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn là tiếng nói đề cao tình yêu
tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
Nguyễn Du, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam được
nhân dân ta kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". Có thể nói
Nguyễn Du không chỉ là một nhân vật kiệt xuất của thơ ca nước nhà mà
còn là danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng của ông vượt qua thời đại,
phá vỡ mọi rào cản về định kiến xã hội. Ông thể hiện sự tôn trọng, xót
thương cho những con người tài hoa mà bạc mệnh. Bởi chính ông cũng tự
nhận mình là một người tài hoa nhưng cuộc đời đầy gian truân. Các tác
phẩm của Nguyễn Du đi theo khuynh hướng hiện thực, tức là ghi chép
một cách chân thực và sinh động những diễn biến lịch sử, số phận con
người trong xã hội đương thời. Bên cạnh đó là tư tưởng nhân đạo xuyên
suốt, vừa có cảm thông sâu sắc, vừa ca ngợi trân trọng lại có sự phê phán,
tố cáo. Về mặt nghệ thuật, những sáng tác của Nguyễn Du đóng góp quan
trọng của sự phát triển văn học, văn hóa dân tộc. Thơ chữ Hán tài hoa lỗi
lạc, thơ chữ Nôm đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
Câu 5. Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các
văn bản đọc hiểu trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một. Bài làm a. Chí Phèo:
- Tác phẩm Chí Phèo được coi là kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Truyện là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn
bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu
manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập
mất hết cả nhân hình, nhân tính.
- Nhân vật tiêu biểu là Chí Phèo: Chí Phèo vốn là một con người lương
thiện nhưng vì sự ghen tuông mù quáng của Bá Kiến mà rơi vào bước
đường cùng, bị bắt đi tù sau ra tù làm tay sai cho Bá Kiến. Cứ tưởng gặp
được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã
phá vỡ tất cả. Hắn biết, hắn vẫn luôn hiểu suốt thời gian qua hắn sống
không giống một con người, trong mắt mọi người hắn là một tên điên, một
tên nát rượu, một con quỷ của cái làng Vũ Đại. Thế nhưng sâu thẳm trong
thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện, hắn
muốn sống lương thiện, nhưng không ai cho hắn được sống như vậy. Hắn
hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách
dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình. b. Chữ người tử tù:
- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – môt con
người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của
cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
- Nhân vật nổi bật là Huấn Cao. Huấn Cao là một con người rất tài hoa,
văn võ song toàn. Ông là người nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, “ chữ ông
Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, thiên hạ truyền rằng “ có được chữ Huấn
Cao mà treo là có một báu vật trên đời “. Huấn Cao là người có khí phách
hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo lực. c. Tấm lòng người mẹ:
- Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử
thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con
mình được no đủ, hạnh phúc. Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả,
ông bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy dãy những
oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi
gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.
- Nhân vật nổi bật trong văn bản là Phăng tin. Phăng - tin là một người
phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi
tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con,
cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng
về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa.
Câu 6. Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học
trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc
đọc hiểu các văn bản thông tin ấy. Bài làm
- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một:
Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.
Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp
các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường
có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản;
nội dung chính của văn bản.
Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh
hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài
liệu tham khảo và các chú thích.
Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở
nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu
tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....
- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 3 học sinh nắm bắt
được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó
rút ra được những bài học cho riêng mình.
Nội dung văn bản " Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các
thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn
trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi
phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật
với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng
đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh
những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang
Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học
tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.
Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông
tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận
giới trẻ đang không ngững tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự
vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự
hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân
cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.
Câu 7. Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn
11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này. Bài làm
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm:
nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu
lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác
phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích
cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng....
Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một
số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận
xét, đánh giá về tác phẩm ấy.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng
bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng
phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề
bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác
phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy.
- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố
như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu
như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy
thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp.
Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết
hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
Câu 8. Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện
trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một. Bài làm
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.
Kĩ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở
bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác
nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lí (lô - gích) và câu văn có hình ảnh
trong văn bản nghị luận.
Kĩ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy
khái niệm, của suy lí (lô gích), giàu sức thuyết phục.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.
Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết
giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng
này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà
báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng
người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ
huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).
- Bài thuyết minh tổng hợp
Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp
Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc
trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo
dõi nội dung chính của bài viết.
Câu 9. Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
(Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..). Bài làm
Điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm: *Giống nhau:
- Đều là dạng bài nghị luận xã hội.
- Đều rút ra những tư tưởng, đạo lí, lối sống cho con người.
- Mang đặc điểm chung của văn nghị luận. *Khác nhau:
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ
bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành
một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo
đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục
người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
-Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy
chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí
lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
Câu 10. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe
ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên
quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Bài làm
Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách
ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".
Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử
dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung
trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở bài 1
liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.
- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí
đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao.
Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện
trong kĩ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng
người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm.
Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm
văn học. Vậy nên rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan
chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Nghe bài thuyết minh tổng hợp
Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài thuyết minh tổng
hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời
nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước
người nghe. => Phần rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan
đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.
Câu 11. Thống kê tên các mục tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn
11, tập một. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với
nội dung đọc hiểu và viết. Bài làm
Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:
Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc
Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối
Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa
Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản
của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn
luyện kỹ năng nói và nghe.
Tự đánh giá cuối học kì 1 I. Đọc hiểu
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?
A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya
B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ
C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đội tàu
D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm Bài làm
A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya
Câu 2. Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?
A. Truyện ngắn trào phúng
B. Truyện ngắn hiện thực
C. Truyện ngắn châm biếm
D. Truyện ngắn trữ tình Bài làm
B. Truyện ngắn hiện thực
Câu 3. Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật
B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ
C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế
D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngũ Bài làm
B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ
Câu 4. Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật?
A. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.
B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.
C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.
D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống. Bài làm
C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.
Câu 5. Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu
B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga
C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo
D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ Bài làm
A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu
Câu 6. Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao? Bài làm
Không thể vì nhan đề "Hai đứa trẻ" đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần
của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới
của những đứa trẻ ấy. Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc
đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.
Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện
được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.
Câu 7. Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ." nói lên tư tưởng và thái
độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng). Bài làm
Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương
với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những
ngày trước Cách mạng. Nhịp sống của họ cứ lặp lại một cách đơn điệu,
quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Cảnh đói nghèo cứ bủa vậy
họ không lối thoát. Thế nhưng sâu trong họ, họ vẫn hi vọng, mong đợi về
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 8. Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử
dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này
thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên. Bài làm
- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng
Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu
ớt của mặt trời “như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh
đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen lại”.
Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày
đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo
lét không đủ để xua đi bóng tối.
Thạch Lam thường miêu tả bóng tối nhưng chỉ trong Hai đứa trẻ, bóng tối
mới đủ hình hài, cung bậc: “đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối”,
bóng người làm công lung lay bóng dài, bóng bác phở Siêu mênh mang
ngã xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”.
Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ
về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh
mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một
bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu
ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe
sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như
nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối.
Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong
đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt
qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ
nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm,
tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay
lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.
- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên
có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc.
- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện:
khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại,
hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,...
Câu 9. Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó. Bài làm
Chất thơ là 1 thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi.
Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào
trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.
Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:
Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy
chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép
của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại
ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.
Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua
gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm
lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân
tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào
những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ.
Nếu Nguyễn Tuân thường đi sâu vào miêu tả những cảm xúc mạnh mẽ dữ
dội thì Thạch Lam lại cố vẽ nên hình những cảm giác mong manh, mơ hồ,
tinh tế “như những rung động của một cánh bướm non”.
Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa
giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.
=> Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện
ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ ko ai ngờ
tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp
mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được.
Câu 10. Hai chị em Liên cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó
là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Nêu ý nghĩa của chi tiết này. Bài làm
- Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao
khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.
- Tiếng nói nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của hai đứa trẻ: tuy
còn bé bỏng, ngây thơ, sống trong bóng tối nhưng tâm hồn ấy vẫn biết
khao khát, biết ước mơ, biết hướng đến ánh sáng.
- Thức tỉnh ý thức cá nhân của con người: đừng để cuộc sống trôi đi “mờ
mờ nhân ảnh” hay “buồn lẻ loi sống trăm năm”. II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa được đặt ra trong
các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong Ngữ văn 11, tập một.
Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay. Bài làm Đề 2:
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống
hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó
chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay,
khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.
Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi
họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi
vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn
đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua
sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.
Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều
bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng
mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn
đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn
mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ
mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều
ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình
bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói
đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn
trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử
dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu
quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng
cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản
dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.
Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà
không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền
chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có
dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ
những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu
hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường
trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…
Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm
cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài
mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của
mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng
bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn
không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh,
không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có
nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong
muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con
đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là
của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.
Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra
khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa,
sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã
dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh
khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân
hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.
Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta
trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết
chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống
hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi. (Sưu tầm)