Soạn bài Thần thoại và sử thi sách Cánh diều
Soạn bài Thần thoại và sử thi sách Cánh diều là tài liệu được biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thể hiểu thêm về văn bản này, có bài soạn mẫu tham khảo văn 10 cũng như phần đáp án, giải thích chi tiết.
Chủ đề: Bài 1: Thần thoại và sử thi (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thần thoại và sử thi sách Cánh diều
Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Cuộc chiến giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê-
ra-clét quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một
cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu với Hê-ra-clét. Thì ra Ăng-tê có một điều
bí mật như một lá bùa hộ mệnh đó là được Đất Mẹ Gai-a tiếp sức. Tìm ra điểm
mạnh đó, Hê-ra-clét gồng mình nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi
chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống đất. Lần này thì Ăng-tê chết hẳn.
Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?
Hướng dẫn trả lời
Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng tượng trưng cho sự
hiên ngang, kiên định, dũng cảm, không chịu khuất phục trước cường quyền dẫu
phải chịu cảnh tra tấn, xiềng xích, đau đớn về thể chất.
Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời
Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát đầu tiên thể hiện sức mạnh của Hê-ra-
clét. Tiếp đó thể hiện sự thông minh, mưu trí của Hê-ra-clét trước mong muốn,
khát vọng muốn thoát khỏi hình phạt của Át-lát..
Câu 1 trang 18 SGK Ngữ Văn 10 tập một sách Cánh diều
Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện gì? Các
đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?
Hướng dẫn trả lời
- Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần có các sự kiện:
Phần 1: Kể về nguồn gốc đặc biệt của cây táo cũng như sự canh giữ cây táo
nghiêm ngặt, khó khăn mà Hê-ra-clét sẽ phải trải qua nếu muốn hái được táo.
Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
Phần 3: Hê-ra-clét gặp cảnh ân nhân của mình là Prô-mê-tê bị Dớt trừng phạt đầy
đau khổ và cuộc giải cứu thần Prô-mê-tê của Hê-ra-clét.
Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo và
cuộc đấu trí của Hê-ra-clét với thần Át-lát..
- Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách:
Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi
đường, phải đi ngược lên tận miền cực Bắc, băng qua vùng sa mạc nóng như thiêu
đốt, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê, bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế.
Câu 2 trang 18 SGK Ngữ Văn 10 tập một sách Cánh diều
Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa
của mỗi chi tiết ấy như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích:
- Nhân vật hư cấu :đất mẹ Gai-a, rồng trăm đầu, gã khổng lồ Ăng-tê, Thần Prô-mê- tê, Thần Át-lát,…
- Những chi tiết hoang đường: Ba lần Hê-ra-clét quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng
Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu với
Hê-ra-clét. Ban ngày, lá gan của thần Prô-mê-tê bị con ác điểu ăn đi thì ban đêm nó
lại mọc lại nguyên vẹn, tươi mới như chưa hề bị thương tổn. Thần Át-lát khom
lưng giơ vai chống đội bầu trời, đầu cúi gục, nhọc nhằn, mệt mỏi. Hê-ra-clét cũng
có thể đỡ được bầu trời như thân Át-lát
- Ý nghĩa của các chi tiết hoang đường, tưởng tượng: Các chi tiết này làm cho câu
chuyện thêm li kì, hấp dẫn; thể hiện rõ nét được tính cách, suy nghĩ của nhân vật;
đồng thời tăng tính thử thách, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của Hê-ra-clét.